Lưu ý Trong Cách Lấy Mẫu, Bảo Quản Và Vận Chuyển Bệnh Phẩm Giải ...

Xét nghiệm giải phẫu bệnh - tế bào là gì?

Xét nghiệm tế bào học là xét nghiệm lấy tế bào từ tổ chức phết lên lam kính rồi nhuộm bằng các loại thuốc nhuộm khác nhau để đánh giá sự thay đổi về mặt tế bào trên kính hiển vi quang học, từ đó đưa ra chẩn đoán tế bào học.

Xét nghiệm tế bào học có vai trò quan trọng trong sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư. Kết luận của bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào có ý nghĩa quyết định, làm cơ sở vững chắc cho việc chẩn đoán, điều trị và tiên lượng tỉ lệ khỏi bệnh cho người bệnh.

Quy trình xét nghiệm

Tại Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC các mẫu bệnh phẩm tế bào và mô từ nhiều nơi khác nhau như: Trung tâm y tế, phòng khám, các bệnh viện thông qua các cán bộ lấy mẫu tại nhà trên cả nước chuyển về để thực hiện giải phẫu tế bào.

Quy trình thực hiện xét nghiệm

Những lưu ý khi lấy mẫu bệnh phẩm,bảo quản mẫu bệnh phẩm và vận chuyển mẫu bệnh phẩm trong giải phẫu bệnh - tế bào

Quy trình xét nghiệm tại MEDLATEC.

Tất cả các giai đoạn trong quy trình trên đều gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm, trong đó giai đoạn trước xét nghiệm bao gồm: lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu. Đây là ba yếu tố quyết định chất lượng mẫu bệnh phẩm, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả xét nghiệm.

Các lưu ý trong quá trình thực hiện xét nghiệm

1. Lấy mẫu bệnh phẩm

Mẫu bệnh phẩm là tất cả các mẫu tế bào (FNA, tế bào bong), dịch cơ thể, mẫu mô,… cần xác định bản chất tế bào học và mô bệnh học.

Việc lấy mẫu bệnh phẩm vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng mẫu bệnh phẩm trong xét nghiệm giải phẫu bệnh - tế bào, ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả chẩn đoán. Dù là mẫu tế bào, mẫu dịch hay mô nào, khi thực hiện lấy mẫu cần đảm bảo 2 yếu tố: lấy trúng và lấy đủ.

+ Lấy trúng: lấy đúng vùng tổn thương.

+ Lấy đủ: lấy đủ thành phần, lấy đủ số lượng mẫu cần thiết để chẩn đoán.

- Đối với mẫu tế bào: số lượng tế bào càng nhiều càng tốt. Bệnh phẩm sau khi lấy ra được dàn lên lam kính. Lưu ý khi dàn tế bào trên lam kính cần dàn mỏng và đều, không dàn mạnh tay làm dập nát và biến dạng tế bào.

- Đối với mẫu dịch các khoang cơ thể (màng phổi, màng bụng, màng tim): tối thiểu 10ml trở lên.

- Đối với mẫu mô sinh thiết: lấy càng nhiều mảnh càng tốt tùy theo kích thước khối u, nên lấy được cả vùng mô lành và mô u.

- Bệnh phẩm tế bào cổ tử cung, âm đạo:

+ Không lấy bệnh phẩm lúc đang kỳ kinh;

+ Không quan hệ tình dục trước khi đến khám ít nhất 3 ngày;

+ Không thụt rửa sâu âm đạo trong vòng 24 giờ;

+ Không đặt thuốc âm đạo trong vòng 7 ngày trước khi đến khám;

+ Cần lấy trước khi làm các thử nghiệm khác như: nghiệm pháp Lugol, acid acetic...

2. Bảo quản mẫu bệnh phẩm

Bệnh phẩm cần được bảo quản đúng cách, bởi nếu bảo quản sai, mẫu bệnh phẩm có thể bị hỏng làm sai kết quả xét nghiệm.

2.1 Bệnh phẩm tế bào phết lam

Cần được cố định bằng cồn tuyệt đối hoặc để khô tự nhiên trước khi vận chuyển. Bảo quản khô ráo, tránh làm ẩm mốc, bám bẩn vào lam kính, đặc biệt là mặt lam có bệnh phẩm.

2.2 Bệnh phẩm dịch

Không cần cố định nếu được phết lam trong vòng 12h. Nếu bảo quản trong tủ lạnh 2 - 4 độ C thì để được 72h. Nếu cần bảo quản lâu có thể cố định bằng Ethanol 50% tỷ lệ 1:1 tùy theo thể tích. Đối với bệnh phẩm tế bào cổ tử cung phương pháp Liquid thì có lọ bảo quản riêng đi kèm của hãng.

2.3 Bệnh phẩm là mẫu mô (sinh thiết hoặc bệnh phẩm mổ)

Mẫu bệnh phẩm là mẫu mô cần phải được cố định bằng formol ngay sau khi lấy.

- Mục đích của dùng formol:

+ Ngấm nhanh vào tổ chức, giết nhanh tế bào;

+ Bảo toàn hay chỉ làm thay đổi rất ít cấu trúc cơ bản của tổ chức và tế bào, chống lại sự tiêu hủy do men nội bào;

+ Chống được sự nhiễm trùng.

- Cách sử dụng formol cố định:

+ Đúng nồng độ (1 formol: 9 nước);

+ Đủ thể tích: 10-20 lần thể tích bệnh phẩm;

+ Thời gian cố định phải thích hợp: tùy theo kích thước bệnh phẩm.

Lưu ý trong cách lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm giải phẫu bệnh - tế bào

Cách bảo quản mẫu bệnh phẩm tốt.

3. Vận chuyển mẫu

3.1 Đối với mẫu bệnh phẩm là lam kính

- Cần được để khô hoàn toàn trước khi vận chuyển;

- Sử dụng hộp inox có rãnh để cố định 2 đầu lam kính, tránh va đạp và rơi vỡ trong quá trình vận chuyển;

- Phải chuyển đầy đủ số lam đã dàn bệnh phẩm về Labo giải phẫu bệnh.

3.2 Đối với bệnh phẩm dịch hoặc mẫu mô được cố định trong formol

Mẫu bệnh phẩm dịch hoặc mẫu mô cần được đựng trong lọ chịu được va đập, có nắp đậy để tránh tràn đổ và mất bệnh phẩm.

Lưu ý trong cách lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm giải phẫu bệnh - tế bào

Minh họa mẫu bệnh phẩm vận chuyển sai.

3.3 Lưu ý chung khi vận chuyển mẫu

- Bệnh phẩm vận chuyển về Labo giải phẫu bệnh phải có kèm theo giấy ghi đầy đủ thông tin hành chính, chẩn đoán lâm sàng, vị trí lấy bệnh phẩm, loại bệnh phẩm và phương pháp xét nghiệm phù hợp. Có thể thêm các thông tin về tính chất, số lượng, kích thước bệnh phẩm,…

- Lam kính và lọ đựng bệnh phẩm cần dán mã đúng, ghi đầy đủ thông tin, tránh nhầm lẫn.

Xét nghiệm tế bào - giải phẫu bệnh tại Bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Xét nghiệm tế bào - giải phẫu bệnh là xét nghiệm cuối cùng trong chẩn đoán các khối u giúp trả lời câu hỏi khối u này là u lành hay u ác tính, đây có phải tế bào ung thư hay không?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, cách lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu là ba yếu tố quyết định chất lượng mẫu bệnh phẩm và ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả chẩn đoán.

Lưu ý trong cách lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm giải phẫu bệnh - tế bào

Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC.

Nhận thấy tầm quan trọng của quy trình lấy mẫu xét nghiệm, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ y tế. Các mẫu bệnh phẩm sau khi được phân tích đều được đọc bởi những chuyên gia đầu ngành.

Tại khoa Giải phẫu bệnh - tế bào, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC đang triển khai nhiều xét nghiệm giải phẫu bệnh - tế bào như: Tế bào cổ tử cung - âm đạo, hạch đồ, tế bào dịch, cellblock, mô bệnh học,…phục vụ nhu cầu khám bệnh của người dân trên toàn quốc.

Từ khóa » Cách Pha Formol 10