Lũy Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên. Nhân-chia Hai Lũy Thừa Cùng Cơ Số
- Trang chủ
- Lý thuyết toán học
- Toán 6
- CHƯƠNG I: ÔN TẬP BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
- Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân-chia hai lũy thừa cùng cơ số
I. Các kiến thức cần nhớ
1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
${a^2}$ gọi là $a$ bình phương (hay bình phương của $a$ );
${a^3}$ gọi là $a$ lập phương (hay lập phương của $a$.)
Quy ước: ${a^1} = a$; ${a^0} = 1\left( {a \ne 0} \right).$
Ví dụ: \({2^3} = 2.2.2 = 8\)
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Ví dụ: \({3^2}{.3^5} = {3^{2 + 5}} = {3^7}.\)
3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số
Ví dụ: \({3^5}:{3^3} = {3^{5 - 3}} = {3^2} = 3.3 = 9.\)
4. Mở rộng
a) Lũy thừa của lũy thừa
Ví dụ: \({\left( {{2^3}} \right)^4} = {2^{3.4}} = {2^{12}}\)
b) Lũy thừa của một tích
Ví dụ: \({\left( {2.3} \right)^4} = {2^4}{.3^4}\)
II. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Viết gọn một tích, một phép tính dưới dạng một lũy thừa
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: $\underbrace {a.a.a.....a}_{n\,{\rm{thua}}\,{\rm{so}}}$$ = {a^n};$${a^m}.{a^n} = {a^{m + n}};{a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\left( {a \ne 0,m \ge n} \right).$
Dạng 2: Nhân; chia hai lũy thừa cùng cơ số
Phương pháp giải
Áp dụng công thức:${a^m}.{a^n} = {a^{m + n}};{a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\left( {a \ne 0,m \ge n} \right).$
Dạng 3: So sánh các số viết dưới dạng lũy thừa
Phương pháp giải
Để so sánh các số viết dưới dạng lũy thừa, ta có thể làm theo:
Cách 1: Đưa về cùng cơ số là số tự nhiên, rồi so sánh hai số mũ
Nếu \(m > n\) thì \({a^m} > {a^n}\)
Cách 2: Đưa về cùng số mũ rồi so sánh hai cơ số
Nếu \(a > b\) thì \({a^m} > {b^m}\)
Cách 3: Tính cụ thể rồi so sánh
Ngoài ra ta còn sử dụng tính chất bắc cầu: Nếu \(a < b;b < c\) thì \(a < c.\)
Dạng 4: Tìm số mũ của một lũy thừa trong một đẳng thức.
Phương pháp giải
-Đưa về hai luỹ thừa của cùng một cơ số.
-Sử dụng tính chất : với \(a \ne 0;a \ne 1\) nếu ${a^m} = {a^n}$ thì $m = n\,\,(a,m,n \in N).$
Dạng 5: Tìm cơ số của lũy thừa
Phương pháp giải
- Dùng định nghĩa lũy thừa:
$\underbrace {a.a.....a}_{n\,{\rm{thừa}}\,{\rm{số}}\,a}$ $ = {a^n}$ - Hoặc sử dụng tính chất với \(a;b \ne 0;a;b \ne 1\)
nếu ${a^m} = {b^m}$ thì $a = n\,\,(a,b,m,n \in N).$
Trang trước Mục Lục Trang sauCó thể bạn quan tâm:
- Số hữu tỉ. Số thực
- Ôn tập chương 1: Ôn tập, bổ túc về số tự nhiên
- Lũy thừa của một số hữu tỉ
- Phương pháp giải các bài toán liên quan đến lũy thừa với số mũ hữu tỉ
- Lũy thừa với số mũ thực
Tài liệu
Sách giáo khoa Toán 6 tập 1 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Toán 6 - Chuyên đề lũy thừa - Tìm chữ số tận cùng
Toán 6: Bài tập lũy thừa
Toán 12 - Chương 2 Lũy thừa - Mũ - Logarit
Toán 6: Chuyên đề 3. Lũy thừa
Từ khóa » X Mũ M Nhân X Mũ N
-
Các Dạng Toán Về Luỹ Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên - Toán Lớp 6
-
Các Phép Tính Liên Quan Về Lũy Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên
-
Nhân Hai Lũy Thừa Cùng Cơ Số: Xm.xn = Xm N - Hoc24
-
Công Thức Lũy Thừa Lớp 6 - Mobitool
-
Nhân Hai Lũy Thừa Cùng Cơ Số: Xm.xn = Xm+n - Olm
-
X Mũ M Nhân X Mũ N
-
Lũy Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên: Lý Thuyết & Bài Tập - Toán 6
-
Bộ Công Thức Về Lũy Thừa Chính Xác Nhất Và Bài Tập ứng Dụng Liên Quan
-
Tổng Hợp đầy đủ Bộ Công Thức Luỹ Thừa Cần Nhớ
-
Bài 7: Lũy Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên. Nhân Hai Lũy Thừa Cùng Cơ Số
-
Lũy Thừa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lũy Thừa Của Một Số Hữu Tỉ