Luyện Ngón Piano Như Nào Cho Hiệu Quả?

Luyện ngón là công việc song song không thể thiếu cùng với việc bổ sung kiến thức nhạc lý khi học đàn piano, mặc dù có phần khô khan nhưng kết quả sẽ rất bất ngờ sau khoảng thời gian chăm chỉ luyện tập.

Trên thực tế những bản nhạc piano có kết cấu phức tạp và đỏi hỏi những kỹ thuật khó sẽ có âm thanh đầy đặn và tiết tấu ít gây nhàm chán hơn những bản nhạc dễ đánh. Đặc biệt đối với những ai yêu dòng nhạc cổ điển thì việc chinh phục những kỹ thuật khó khi chơi đàn là điều gần như bắt buộc.

Trước khi bắt đầu vào những bài luyện ngón piano bạn phải chắc chắn rằng bạn đã thuộc 5 nốt nhạc từ C – G tương đương với 5 ngón tay của bạn. Đô Rê Mi Fa Sol La Si – C D E F G A B và tập luyện nhiều lần cho thành thạo.

Học đàn piano cần có thời gian trong một quá trình lâu dài, chính vì thế bạn không nên quá nôn nóng, hãy từ từ tập luyện những bài luyện ngón piano là bạn sẽ thành thạo. Bạn cần kiểm soát được lực đánh của 5 ngón tay lên những nốt tương ứng phải theo một lực nhất định, tức cường độ âm thanh chúng đều giống nhau. Khi đánh ngón tay lên bàn phím cần phải đặt đúng tư thế, ngón tay phải thẳng trực diện với phím đàn piano, bung ra một lực ổn định và không được kéo thả phím từ ngón này sang phím khác.

Những bài luyện ngón piano không cần phải tập quá khó hay phải luyện ngón cả 3 tháng đầu học đàn Piano (rất mất thời gian đối với người lớn cũng như gây nhàm chán, chán nản cho người mới học). Dưới đây là một số bài tập gợi ý cho bạn:

Bài tập 1

Tập chơi trên các phím đàn Piano liền kề nhau nhanh dần, từng tay từ nốt trắng này qua nốt trắng khác trên đàn, từ nốt trắng sang nốt đen liên tiếp sau trên đàn, đi lên, sau đó đi xuống, từng tay. Mỗi lần tập như vậy, bạn hãy cố gắng thả lỏng tay, tập tốc độ nhanh dần lên (coi như là 1 bài khởi động làm nóng ngón tay trước khi chơi đàn).

Bài tập 2

Chơi 1 bài hát mình đã biết chơi nhưng tốc độ mỗi lúc một nhanh dần, cho từng tay, và cho cả 2 tay. Đối với người chơi Piano để biểu diễn thì trước khi biểu diễn họ có thể luyện ngón hoặc tập thể dục ngón tay để bàn tay nóng lên, nó giống như một bài thể dục khởi động vậy. Khi khởi động tay bằng các bài tập luyện ngón, lâu dần sẽ là một thói quen tốt giúp tay bạn mềm hơn và uyển chuyển hơn khi bạn chơi Piano.

Bài tập 3

Chạy scale (tức là chạy hợp âm 2 bàn tay nối đuôi nhau trên các quãng của đàn), sao cho khi bàn tay này vừa dứt bàn tay kia phải nối tiếp và liền mạch. Ban đầu bạn sẽ tập chỉ được ở tốc độ chậm, từ từ tập hàng ngày mới có thể nhanh hơn được (đây là kiểu luyện ngón dùng cho chạy ngón – fill-in trong đệm hát hoặc Piano solo mà bạn hay thấy những người chơi Piano lâu lâu chạy những nốt nhạc rất nhanh bằng 1 tay hoặc 2 tay).

Ví dụ: Tay trái chơi C – E – G trên tất cả các quãng trên đàn, hoặc đi xuống chơi G – E – C trên tất cả các quãng trên đàn. Chạy scale 2 tay: tay trái chơi C – E – G, tay phải nối tiếp chơi C – E – G ở quãng trên nó, cứ thế 2 tay nối tiếp (tương tự đi xuống 2 tay nối tiếp nhau đi G – E – C trên tất cả các quãng).

Có thể xem thế bấm của 14 hợp âm cơ bản và làm tương tự cho các hợp âm khác – đây cũng là 1 cách để nhớ thế bấm các hợp âm.

Bài tập 4

Tập chuyển hợp âm 2 tay cho 1 bài hát cũng là cách tập tốt cho người mới bắt đầu để di chuyển và nhớ vị trí hợp âm nhanh trên đàn Piano, có thể tập nhắm mắt hoặc nhìn lên bảng hợp âm (không nhìn xuống đàn), tập chuyển từng tay hoặc 2 tay từ hợp âm này sang hợp âm khác, từ chậm đến nhanh dần.

Lưu ý: Bạn nên tập luyện những bài luyện ngón piano theo cấp độ từ dễ rồi đến khó dần để có thể nằm vững bài bản, và điều này vừa tạo cho bạn một cảm giác thoải mái cũng như sẽ làm ngón tay sẽ lưu nhớ vị trí các nốt một cách dễ dàng đến khi bạn chơi không cần suy nghĩ đến nốt. Học đàn piano không phải chỉ cần sự khéo léo mà cần người học có tính kiêng trì và siêng năng!

Từ khóa » Bài Tập Luyện đàn Piano