Luyện Nói Kể Chuyện - Lý Thuyết Văn 6

Luyện nói kể chuyệnLý thuyết văn 6Bài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Lý thuyết Ngữ văn 6: Luyện nói kể chuyện được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Bài: Luyện nói kể chuyện

  • A. Nội dung bài Luyện nói kể chuyện
  • B. Bài tập bài Luyện nói kể chuyện

A. Nội dung bài Luyện nói kể chuyện

- Nói là một hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Kể chuyện bằng ngôn ngữ nói cũng là một hình thức giao tiếp tự nhiên hàng ngày mà bất cứ ai cũng đã thực hiện trong đời sống.

- Lưu ý khi kể chuyện:

+ Giọng truyền cảm, rõ ràng

+ Tư thế, tác phong tự tin, nghiêm túc

+ Hướng mắt về phía người nghe kết hợp biểu lộ nét mặt, cử chỉ,...

B. Bài tập bài Luyện nói kể chuyện

Bài 1: Em hãy kể lại một chuyến đi thú vị?

Gợi ý:

I. Mở bài: Giới thiệu chuyến đi chơi xa. (thời điểm đi? Dịp gì? ở đâu?)

II. Thân bài: Kể về chuyến đi xa.

1. Cảnh dọc đường:

- Hai bên đường rậm rạp cây cối.

- Con đường khúc khuỷu,...

- Mọi người trên xe nói chuyện rôm rả, háo hức, có những người say xe nên đã ngủ thiếp đi.

- Tâm trạng em lúc đó rất hồi hộp và chờ mong.

2. Khi đến nơi:

- Cảnh vật:

+ Cây cỏ hoa lá, đường phố,...

+ Con sông thơ mộng, hiền hòa...

+ Không khí mát mẻ, trong lành,...

+ Bầu trời se lạnh và trong vắt.

+ Một vùng đất rất đáng để đến.

+ Ruộng lúa trải dài mênh mông,...

- Con người: thân thiện, cởi mở, dễ mến,...

- Hoạt động tham quan: tham di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, dã ngoại, tắm mắt, chụp ảnh,....

- Kể lại kỉ niệm ấn tượng với một người bản xứ, hay một món quà được tặng,...

3. Lúc ra về:

- Kết thúc 3 ngày dã ngoại.

- Tâm trạng lưu luyến và không muốn rời xa.

- Chuyến tham quan cho em bài học gì?

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi xa.

- Em cảm thấy rất vui.

- Em sẽ quay lại vào một ngày không xa.

Bài 2: Lập dàn ý cho văn bản Em bé thông minh? Sau đó nhìn dàn ý kể lại truyện bằng văn xuôi?

Gợi ý:

Dàn ý truyện Em bé thông minh có thể như sau:

- Mở bài:

+ Viên quan được vua phái đi tìm người tài, đi khắp nơi chưa gặp.

+ Đến một cánh đồng làng kia gặp hai cha con người dân cày.

- Thân bài:

+ Viên quan đố một ngày trâu cày được mấy đường, em bé vặn lại một ngày ngựa đi được mấy bước.

+ Vua lệnh cho dân làng em nuôi ba trâu đực để đẻ chín nghé, em bảo dân làng thịt ăn hết trâu, rồi lên kinh khóc tâu vua bố em không chịu đẻ em bé.

+ Vua lệnh thịt chim sẻ làm ba mâm cỗ, cậu bé xin vua trước hết hãy rèn cái kim khâu thành con dao cho em mổ chim sẻ.

+ Khi cả triều đình không giải thích được câu đố xâu sợi chỉ mảnh qua ruột vỏ ốc của sứ thần phương Bắc, em giải được bằng cách buộc chỉ vào lưng kiến càng cho kiến đi qua.

- Kết bài:

Vua phong cho em bé làm Trạng nguyên.

Với nội dung bài Luyện nói kể chuyện các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về kể chuyện bằng ngôn ngữ nói cũng là một hình thức giao tiếp tự nhiên hàng ngày mà bất cứ ai cũng đã thực hiện trong đời sống...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Luyện nói kể chuyện cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Học tốt Ngữ Văn 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Từ khóa » Nói Kể Chuyện