Luyện Tập Thói Quen Ngủ đúng Giờ Cho Trẻ Sơ Sinh - - KidsPlaza
Có thể bạn quan tâm
- Nuôi dạy con
- Chăm sóc trẻ sơ sinh
Nội dung chính
- 1 Trẻ sơ sinh có giấc ngủ như thế nào?
- 2 Trẻ sơ sinh tỉnh giấc thế nào?
- 3 Các giai đoạn của một giấc ngủ
- 4 Tập thói quen ngủ cho bé
- 4.1 1. Dấu hiệu bé buồn ngủ
- 4.2 2. Hướng dẫn bé phân biệt ngày và đêm
- 4.3 3. Dạy bé tự ngủ
Trẻ sơ sinh có giấc ngủ như thế nào?
Trẻ mới sinh hay còn gọi là trẻ sơ sinh, gần như ngủ cả ngày đêm, chỉ tỉnh dậy, khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần, do thể tích dạ dày của trẻ sơ sinh nhỏ nên mau đói. Một lý do khác là trẻ sơ sinh chưa phân biệt được ngày đêm nên có bé sẽ ngủ cả ngày và thức nhiều hơn vào ban đêm. Thường trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày; và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm không thức giấc, tầm 6 đến 8 giờ, khi được 3 tháng tuổi hay cân nặng đạt khoảng 6 ký. Không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú; các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản,… cần được cho bú thường xuyên hơn.
Trẻ sơ sinh tỉnh giấc thế nào?
Nếu em bé thức giấc vào cuối của chu kỳ ngủ thì trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn tỉnh ngủ yên lặng; lúc này, trẻ vẫn yên lặng dù đã tỉnh táo và nhận thức được thế giới xung quanh. Khi đó, trẻ có thể nhìn mọi vật hay nhìn chăm chú vào một vật. Sau giai đoạn này sẽ chuyển sang giai đoạn tỉnh giấc hoạt động, trẻ vẫn chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh nhưng có cử động. Sau đó, bé cử động nhiều hơn và có thể khóc lớn. Mẹ sẽ dỗ bé bằng cách ôm bé sát vào người hay quấn bé trong một cái khăn/mền; cho bé bú trước khi bé bước sang giai đoạn khóc. Bởi khi khóc, bé có thể quá “cáu” do quá khó chịu nên không chịu bú.
Các giai đoạn của một giấc ngủ
Như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Có 2 loại giấc ngủ:
- Giấc ngủ nhanh (REM – rapid eye movement : cử động mắt nhanh)Đây gọi là giấc ngủ nông, trẻ nằm mơ và mắt cử động nhanh; dù trẻ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng bé chỉ sâu được 8 tiếng; khoảng một nửa thời gian là giấc ngủ REM.
- Giấc ngủ chậm (Non-REM – Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh), giấc ngủ này có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.
- Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể kêu “è è”, giật mình, hay vặn mình
- Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không động đậy
- Giai đoạn 4: ngủ rất sâu – trẻ nằm im và ngủ phe phe
Giấc ngủ của bé sẽ diễn tiến tuần tự từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi chuyển sang ngủ REM. Trong một giấc ngủ sẽ diễn ra vài chu kỳ ngủ trên, những tháng đầu, trẻ dễ thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.
Tập thói quen ngủ cho bé
Ngay từ sáu tuần tuổi, bé đã có thể học cách ngủ ngoan, có vài cách rất hiệu quả để rèn bé ngủ như sau:
1. Dấu hiệu bé buồn ngủ
Trong 6 đến 8 tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục; nếu để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và bị khó ngủ.
Mẹ hãy nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, mắt lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Mẹ đừng lo, mẹ sẽ nhanh chóng quen với việc nhận ra con mình đang buồn ngủ, lúc đó hãy đặt bé vào nôi hoặc giường.
2. Hướng dẫn bé phân biệt ngày và đêm
Một vài em bé quen thức đêm trong bụng mẹ; dấu hiệu nhận biết là bé hay quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé sẽ vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã mệt lả rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi.
Buổi sáng, khi bé còn thức:
– Bố trí phòng ngủ thật nhiều ánh sáng
– Chơi với bé thật nhiều
– Nếu bé đang bú mà lơ mơ ngủ, hãy nhẹ nhàng gọi bé dậy.
– Không cần ngăn hết mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, tiếng nói chuyện,..
Buổi tối:
– Giữ phòng tối nhất và yên tĩnh bằng mọi cách (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu), không nói chuyện nhiều với bé
– Giữ yên lặng và nói thật nhỏ khi cho bé bú cữ đêm.
– Nhất định phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, không được để quá muộn.
3. Dạy bé tự ngủ
Bạn có thể bắt đầu dạy bé tự ngủ, khi bé đã được 6 đến 8 tuần tuổi. Hãy đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức; nếu để bé nằm võng hay nằm nôi lắc, hoặc đu đưa hay bế rung bé khi trong tám tuần đầu thì bé sẽ quen và bé sẽ khó ngủ nếu không được rung lắc, đu đưa liên tục như thế. Do đó, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa bé, không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh. Hãy thiết lập một quy trình trước khi ngủ cho bé là hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu… Quy trình này bạn phải thực hiện mỗi đêm nên bạn cần chọn “thủ tục” nào vừa thích hợp với bé vừa “khả thi” với bạn. Mẹ có thể bế bé tới khi bé ngủ chập chờn rồi đặt bé xuống chứ không nên để bé ngủ trên tay rồi mới đặt xuống, như vậy, sẽ tạo thói quen xấu cho con rằng, phải được bế mới ngủ và bé sẽ dậy, ngay sau khi mẹ đặt bé xuống giường.
Bé sơ sinh như một tờ giấy trắng, bé sẽ là một em bé dễ ngủ nếu bạn không bỏ lỡ thời gian dạy bé thói quen ngủ; giấc ngủ này không chỉ quan trọng đối với sự lớn lên của bé mà còn quan trọng cả với mẹ. Nếu bé quấy đêm nhiều quá thì mẹ cũng sẽ thiếu ngủ và không đủ sức khỏe cũng như tinh thần để chăm sóc bé tốt được. Hãy chọn cách dỗ bé ngủ thông minh để cả con và mẹ đều có giấc ngủ tuyệt vời.
Nguồn: www.babycentre.co.uk; www.lpch.org
>>> Tham khảo ngay các sản phẩm cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng:
- Mới Bỉm - Tã dán Moony Natural nội địa size Newborn 62 miếng (Cho bé ~ 5kg) 259.000₫ Xếp hạng: 100.000000% of 100 (44) 72 Mua ngay
- -50% Mới Mũ sơ sinh Otis bé gái KidsPlaza ND22H trắng hồng 29.500₫ 59.000₫ Xếp hạng: 100.000000% of 100 (8) Mua ngay
- Mới Gối lõm sơ sinh KidsPlaza TM21 (Xanh) 69.000₫ Xếp hạng: 0.000000% of 100 (0) 9 Mua ngay
- Mới Bộ sơ sinh bé gái Otis cài lệch KidsPlaza ND22H (Trắng hồng) 0₫ Xếp hạng: 0.000000% of 100 (0) Mua ngay
- Mới Ủ kén sơ sinh KidsPlaza TM21 (Xanh) 89.000₫ Xếp hạng: 0.000000% of 100 (0) 4 Mua ngay
BÀI VIẾT LIÊN QUANXEM THÊM
Chăm sóc trẻ sơ sinhAptamil Profutura Cesarbiotik – Giải pháp dinh dưỡng dành riêng cho trẻ sinh mổ
Chăm sóc bé an toàn5 cách chăm sóc trẻ sinh mổ tránh nguy cơ nhiễm khuẩn hiệu quả
Bài viết mớiBảng chiều cao cân nặng theo chỉ số BMI cho trẻ em
Chăm sóc bé an toànTrẻ sinh mổ có miễn dịch yếu hơn? Làm sao để bảo vệ bé tốt nhất?
Chăm sóc bé an toànĐạm sữa Friso có điểm gì khác biệt so với đạm sữa thông thường?
Chăm sóc bé an toànĐạm mềm, nhỏ, tự nhiên là gì? Có tốt không?
Bài viết nổi bật
[Giải đáp] Trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt phải làm sao?
03/01/2025 Trẻ em ở độ tuổi lên 2, khi đã bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, rất dễ gặp phải tình trạng nôn...6 lợi ích tuyệt vời khi bé được bú mẹ trong 6 tháng đầu...
03/01/2025 Tìm hiểu vì sao 6 tháng đầu đời là giai đoạn vàng trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.Những thực phẩm có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
03/01/2025 Danh sách các thực phẩm cần tránh khi mẹ cho con bú để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa.Những Điều Mẹ Cần Biết Khi Sử Dụng Máy Hút Sữa
02/01/2025 Hướng dẫn mẹ cách sử dụng máy hút sữa an toàn và hiệu quả nhất.5 Hiểu lầm phổ biến về nuôi con bằng sữa mẹ mà mẹ nên...
02/01/2025 Giải đáp những hiểu lầm thường gặp về việc nuôi con bằng sữa mẹ.Được tìm kiếm nhiều
#xe đẩy em bé #xe đẩy kidsplaza #sữa aptamil #giường cũi trẻ em #tủ nhựa #bỉm #máy hút sữa spectra #máy hút sữa #máy hút sữa unimom #địu trẻ em #máy hâm sữa giá rẻ #bình sữa #bình sữa comotomo #tủ nhựa duy tân #ghế ăn dặm ăn bột #đồ sơ sinh cho bé #quần áo sơ sinh #giường cũi trẻ em #thế giới núm ty #đồ chơi trẻ sơ sinh #ghế rung cho bé #xe tập điCó thắc mắc?
Tổng đài tư vấn (8:00-21:00)
1800.6608
BÀI VIẾT PHỔ BIẾN
Máy xay cầm tay loại nào tốt phù hợp cho mẹ...
12/11/2016Cân sức khỏe loại nào chính xác nhất cho mẹ và...
16/08/2016Hướng dẫn cách pha sữa Glico số 9 đúng chuẩn nhất
27/08/2015MỤC XEM NHIỀU
- Kinh nghiệm mua sắm2390
- Chăm sóc bé an toàn1533
- Review sữa bột cho bé895
- Dinh dưỡng cho bé756
- Kinh nghiệm - Mẹo vặt628
- Chăm sóc trẻ sơ sinh489
- Mang thai464
- Nuôi dạy con454
- Tin về Kids Plaza424
[Giải đáp] Trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt phải...
03/01/20256 lợi ích tuyệt vời khi bé được bú mẹ trong...
03/01/2025Những thực phẩm có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa...
03/01/2025Những Điều Mẹ Cần Biết Khi Sử Dụng Máy Hút Sữa
02/01/20255 Hiểu lầm phổ biến về nuôi con bằng sữa mẹ...
02/01/2025Từ khóa » Cách Rèn Cho Trẻ Sơ Sinh Ngủ đúng Giờ
-
Để Trẻ Sơ Sinh đi Ngủ đúng Giờ Và Ngủ Ngoan Suốt đêm, Hãy Làm ...
-
4 Mẹo Siêu Dễ Tập Cho Bé ăn Ngủ đúng Giờ Ngay Từ Lúc Mới Sinh
-
Xây Dựng Thói Quen Ngủ đúng Giờ Cho Bé Từ Những điều Giản đơn
-
5 Cách Rèn Trẻ Ngủ đúng Giờ | VOV.VN
-
Muốn Trẻ Sơ Sinh Ngủ đúng Giờ Và Ngủ Ngoan Suốt đêm Hãy Làm Theo ...
-
Mẹo Dạy Con ăn Ngủ đúng Giờ Từ Nhỏ - Bé Khỏe Mẹ Nhàn Tênh
-
Cách Rèn Trẻ Sơ Sinh Tự Ngủ Ngon | Vinmec
-
5 Cách đơn Giản Giúp Bé Ngủ đúng Giờ Vào Buổi Tối - Vua Nệm
-
NGỦ ĐÚNG GIỜ, 5 CÁCH RÈN CHO BÉ
-
8 Bước Luyện Trẻ Có Thói Quen đi Ngủ đúng Giờ
-
Tập Thói Quen Ngủ đúng Giờ Cho Trẻ Sơ Sinh đơn Giản Hiệu Quả Mẹ ...
-
Giấc Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh Và 10 Sai Lầm Của Mẹ - MarryBaby
-
Tập Cho Bé Sơ Sinh Ngủ Ngoan - Bệnh Viện Từ Dũ
-
10+ Cách Rèn Trẻ Sơ Sinh Ngủ đêm Không Phải Ai Cũng Biết - Fitobimbi