Luyện Tập Trang 9 Giải Toán Lớp 5 Trang 9

Giải Toán lớp 5: Luyện tập giúp các em tham khảo đáp án và hướng dẫn giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 9 SGK Toán 5 thuận tiện hơn, dễ dàng đối chiếu với kết quả bài làm của mình.

Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, các em sẽ củng cố kiến thức Toán 5 của mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Luyện tập của Chương 1: Ôn tập và bổ sung về Phân số, Giải toán liên quan đến tỉ lệ, Bảng đơn vị đo Diện tích. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Giải bài tập Toán 5 bài Luyện tập trang 9

  • Đáp án Toán 5 trang 9
  • Giải bài tập Toán 5 trang 9
    • Bài 1
    • Bài 2
    • Bài 3
    • Bài 4
    • Bài 5

Đáp án Toán 5 trang 9

Bài 1: \frac{3}{10};\ \frac{4}{10};\ \frac{5}{10};\frac{6}{10};\frac{7}{10};\frac{8}{10};\frac{9}{10}\(\frac{3}{10};\ \frac{4}{10};\ \frac{5}{10};\frac{6}{10};\frac{7}{10};\frac{8}{10};\frac{9}{10}\)

Bài 2: \frac{55}{10};\ \frac{375}{10};\frac{62}{10}\(\frac{55}{10};\ \frac{375}{10};\frac{62}{10}\)

Bài 3: \frac{24}{100};\frac{50}{100};\ \frac{9}{100}\(\frac{24}{100};\frac{50}{100};\ \frac{9}{100}\)

Bài 4: <; >; =; >

Bài 5: Học sinh giỏi Toán: 9 học sinh

Học sinh giỏi Tiếng Việt: 6 học sinh

Giải bài tập Toán 5 trang 9

Bài 1

Viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số:

Bài 1

Phương pháp giải:

  • Quan sát tia số rồi điền phân số thích hợp vào chỗ chấm.
  • Các phân số đều điền dưới dạng là phân số thập phân có mẫu bằng 10

Gợi ý đáp án:

0 = \frac{0}{{10}}\(0 = \frac{0}{{10}}\)1 = \frac{{10}}{{10}}\(1 = \frac{{10}}{{10}}\). Hoàn thành tia số ta được:

Bài 1

Bài 2

Viết các phân số sau thành phân số thập phân:

\frac{{11}}{2};\,\,\,\frac{{15}}{4};\,\,\,\frac{{31}}{5}\(\frac{{11}}{2};\,\,\,\frac{{15}}{4};\,\,\,\frac{{31}}{5}\)

Phương pháp giải:

Để viết các phân số đã cho thành phân số thập phân, ta có thể quy đồng các phân số sao cho mẫu số của các phân số mới là 10; 100; 1000;...

Gợi ý đáp án:

\frac{{11}}{2} = \frac{{11 \times 5}}{{2 \times 5}} = \frac{{55}}{{10}}\(\frac{{11}}{2} = \frac{{11 \times 5}}{{2 \times 5}} = \frac{{55}}{{10}}\)

\frac{{15}}{4} = \frac{{15 \times 25}}{{4 \times 25}} = \frac{{375}}{{100}}\(\frac{{15}}{4} = \frac{{15 \times 25}}{{4 \times 25}} = \frac{{375}}{{100}}\)

\frac{{31}}{5} = \frac{{31 \times 2}}{{5 \times 2}} = \frac{{62}}{{10}}\(\frac{{31}}{5} = \frac{{31 \times 2}}{{5 \times 2}} = \frac{{62}}{{10}}\)

Bài 3

Viết các phân số sau thành phân số thập phân có mẫu số là 100:

\frac{6}{{25}};\,\,\,\frac{{500}}{{1000}};\,\,\,\frac{{18}}{{200}}\(\frac{6}{{25}};\,\,\,\frac{{500}}{{1000}};\,\,\,\frac{{18}}{{200}}\)

Phương pháp giải:

Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số của các phân số đã cho với một số thích hợp để được phân số thập phân có mẫu là 100.

Gợi ý đáp án:

\frac{6}{{25}} = \frac{{6 \times 4}}{{25 \times 4}} = \frac{{24}}{{100}}\(\frac{6}{{25}} = \frac{{6 \times 4}}{{25 \times 4}} = \frac{{24}}{{100}}\)

\frac{{500}}{{1000}} = \frac{{500:10}}{{1000:10}} = \frac{{50}}{{100}}\(\frac{{500}}{{1000}} = \frac{{500:10}}{{1000:10}} = \frac{{50}}{{100}}\)

\frac{{18}}{{200}} = \frac{{18:2}}{{200:2}} = \frac{9}{{100}}\(\frac{{18}}{{200}} = \frac{{18:2}}{{200:2}} = \frac{9}{{100}}\)

Bài 4

>, <, =?

\frac{7}{{10}}...\frac{9}{{10}}\(\frac{7}{{10}}...\frac{9}{{10}}\)

\frac{5}{{10}}...\frac{{50}}{{100}}\(\frac{5}{{10}}...\frac{{50}}{{100}}\)

\frac{{92}}{{100}}...\frac{{87}}{{100}}\(\frac{{92}}{{100}}...\frac{{87}}{{100}}\)

\frac{8}{{10}}...\frac{{29}}{{100}}\(\frac{8}{{10}}...\frac{{29}}{{100}}\)

Phương pháp giải:

- Cách so sánh hai phân số cùng mẫu số: Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

- Cách so sánh hai phân số không cùng mẫu số:

  • Quy đồng hai phân số về cùng mẫu.
  • Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

Gợi ý đáp án:

+ \frac{7}{{10}} < \frac{9}{{10}}\(\frac{7}{{10}} < \frac{9}{{10}}\)

+ \frac{{92}}{{100}}  \frac{{87}}{{100}}\(\frac{{92}}{{100}} > \frac{{87}}{{100}}\)

+ \frac{5}{{10}} = \frac{{5 \times 10}}{{10 \times 10}} = \frac{{50}}{{100}}\(\frac{5}{{10}} = \frac{{5 \times 10}}{{10 \times 10}} = \frac{{50}}{{100}}\). Vậy \frac{5}{{10}} = \frac{{50}}{{100}}\(\frac{5}{{10}} = \frac{{50}}{{100}}\)

+ \frac{8}{{10}} = \frac{{8 \times 10}}{{10 \times 10}} = \frac{{80}}{{100}}\(\frac{8}{{10}} = \frac{{8 \times 10}}{{10 \times 10}} = \frac{{80}}{{100}}\). Vì 80 > 29 nên \frac{8}{{10}}  \frac{{29}}{{100}}\(\frac{8}{{10}} > \frac{{29}}{{100}}\). Vậy \frac{8}{{10}}  \frac{{29}}{{100}}\(\frac{8}{{10}} > \frac{{29}}{{100}}\)

Bài 5

Một lớp học có 30 học sinh, trong đó có \frac{3}{{10}}\(\frac{3}{{10}}\) số học sinh là học sinh giỏi Toán, \frac{2}{{10}}\(\frac{2}{{10}}\) số học sinh là học sinh giỏi Tiếng Việt. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh giỏi Toán, bao nhiêu học sinh giỏi Tiếng Việt?

Phương pháp giải:

- Tìm số học sinh giỏi Toán ta lấy số học sinh cả lớp nhân với \frac{3}{10}\(\frac{3}{10}\).

- Tìm số học sinh giỏi Tiếng Việt ta lấy số học sinh cả lớp nhân với \frac{2}{10}\(\frac{2}{10}\)

Gợi ý đáp án:

Lớp học có số học sinh giỏi Toán là:

30 \times \frac{3}{{10}} = 9\(30 \times \frac{3}{{10}} = 9\) (học sinh)

Lớp học có số học sinh giỏi Tiếng Việt là:

30 \times \frac{2}{{10}} = 6\(30 \times \frac{2}{{10}} = 6\) (học sinh)

Đáp số: Học sinh giỏi Toán: 9 học sinh

Học sinh giỏi Tiếng Việt: 6 học sinh

Từ khóa » Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 1 Trang 9