Luyện Từ Và Câu: Ôn Tập Về Câu Trang 171 SGK ...

Tài liệu soạn bài luyện từ và câu Ôn tập về câu trang 171 được Đọc Tài Liệu biên soạn giúp các em học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài tập làm văn và gợi ý cách trả lời câu hỏi trang 171 SGK Tiếng Việt 5 tập 1.

luyện từ và câu Ôn tập về câu trang 171 Đọc Tài Liệu

I. Kiến thức cần nhớ

1. Chủ ngữ

Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v..

2. Vị ngữ

Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v... của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.

  • Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, hoặc có khi là một cụm chủ - vị.
  • Vị ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì ?, v.v..

3. Trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, v.v.. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 - Trang 171 SGK

Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện nhiệm vụ nêu bên dưới:

Nghĩa của từ “cũng”

Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh:

- Cháu nhà chị hôm nay cop bài kiểm tra của bạn.

- Thế thì đáng buồn quá! Nhưng vì sao cô biết cháu đã cop bài kiểm tra của bạn.

- Thưa chị, bài của cháu và bạn ngồi cạnh  cháu có những lỗi giống hệt nhau.

Bà mẹ thắc mắc:

- Nhưng cũng có thể là bạn cháu cop bài của cháu?

- Không đâu! Đề bài có câu hỏi như thế này: “Em hãy cho biết đại từ là gì.” Bạn cháu trả lời: “Em không biết.” Còn cháu thì viết: “Em cũng không biết.”

a. Tìm trong mẩu chuyện trên:

- Một câu hỏi.

- Một câu kể.

- Một câu cảm.

- Một câu cầu khiến.

b. Nêu những dấu hiệu của mỗi kiểu câu nói trên.

Hướng dẫn trả lời:

Kiểu câuVí dụDấu hiệu
Câu hỏiNhưng vì sao cô biết cháu đã cóp bài của bạn ạ?

Câu dùng để hỏi những điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi.

Câu kểCháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.

Câu dùng để kể sự việc. Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm

Câu cảmThế thì đáng buồn quá!

Câu bộc lộ cảm xúc. Cuối câu có dấu chấm than

Câu cầu khiếnEm hãy cho biết đại từ là gì?

Câu nêu yêu cầu đề nghị. Trong câu có từ hãy.

Câu 2 - Trang 171 SGK

Phân loại các kiểu câu kể trong mẩu chuyện sau. Xác định thành phần của từng câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)

Quyết định độc đáo

Cách đây không lâu, lãnh đạo Hội đồng thành phố Nót-tinh-ghêm ở nước Anh đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn. Theo quyết định này, một lần mắc lỗi, công chức bị phạt 1 bảng. Ông Chủ tịch Hội đồng thành phố tuyên bố sẽ không kì bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả. Đây là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh.

Theo báo Công an nhân dân

Hướng dẫn trả lời:

Kiểu câu

Thành phần câu
Trạng ngữChủ ngữVị ngữ
Ai làm gì?1. Cách đây không lâu1. Lãnh đạo Hội đồng thành phố Nót-tinh-ghêm ở nước Anh 2. Ông Chủ tịch Hội đồng thành phố

đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn. tuyên bố sẽ không kid bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả.

Ai thế nào?Theo quyết định này, một lần mắc lỗicông chứcbị phạt 1 bảng
Ai làm gì?Đây

là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh.

luyện từ và câu: Ôn tập về câu tuần 17

*****

Hy vọng rằng sau khi tham khảo luyện từ và câu ôn tập về câu lớp 5 các em có thể nắm được nội dung bài học. Bên cạnh đó giáo viên và phụ huynh học sinh có thể tham khảo tài liệu trên để hướng dẫn học sinh học tập.

Từ khóa » Nót Tinh Ghêm