Lý 10 Bài 34: Chất Rắn Kết Tinh Và Chất Rắn Vô định Hình

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 10
Lý 10 Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình (9) 150 lượt xem Share

Các chất rắn được phân thành 2 loại: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. Vậy thì cách phân loại này dựa trên những đặc điểm gì về cấu trúc và tính chất của các chất rắn? Câu trả lời dành cho chúng ta sẽ nằm trong nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài học.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chất rắn kết tinh

1.2. Chất rắn vô định hình

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

3.3. Trắc nghiệm Online

4. Kết luận

Lý 10 Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chất rắn kết tinh

Có dạng hình học, có cấu trúc tinh thể.

a) Cấu trúc tinh thể

Cấu trúc tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

Mạng tinh thể muối ăn NaCl

b) Các đặc tính của chất rắn kết tinh

- Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.

Chất rắn kết tinh

- Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước.

  • Ví dụ: nước đá là 00C, thiếc ở 2320C, sắt ở 15300C...

- Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.

  • Chất rắn đơn tinh thể được cấu tạo từ một tinh thể, có tính dị hướng.

Chất rắn đơn tinh thể

  • Chất rắn đa tinh thể cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau, có tính đẳng hướng.

Chất rắn đa tinh thể

c) Ứng dụng của các chất rắn kết tinh

  • Các đơn tinh thể silic và gemani được dùng làm các linh kiện bán dẫn.

Linh kiện bán dẫn

  • Kim cương rất cứng nên được dùng làm mũi khoan, dao cắt kính, đá mài, đồ trang sức...

Kim cương làm mũi khoan, dao cắt kính, đá mài, đồ trang sức...

  • Kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành công nghệ khác nhau (luyện kim, điện tử, đóng tàu, sản xuất đồ gia dụng...)

Kim loại và hợp kim dùng để luyện kim, điện tử, đóng tàu, sản xuất đồ gia dụng,...

1.2. Chất rắn vô định hình.

  • Chất rắn vô định hình là các chất không có cấu trúc tinh thể , do đó chúng không có dạng hình học xác định.

  • Các chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng.

  • Lưu ý : Một số chất rắn như đường, lưu huỳnh, … có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vô định hình.

  • Các chất vô định hình như thuỷ tinh, các loại nhựa, cao su, … được dùng phổ biến trong nhiều ngành công nghệ khác nhau, do có nhiều đặc tính rất quý ( dễ tạo hình, không bị gỉ… )

Ứng dụng của chất rắn vô định hình

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tại sao kim cương và than chì đều được cấu tạo từ các nguyên tử cacbon, nhưng chúng lại có các tính chất vật lí khác nhau?

Hướng dẫn giải

Kim cương và than chì được cấu tạo bởi cùng một loại hạt từ cacbon nhưng vì chúng có cấu trúc tinh thể khác nhau nên tính chất của chúng rất khác nhau.

Ví dụ: than chì mềm và dẫn điện, còn kim cương rất rắn và cách điện.

Câu 2: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?

A. Có dạng hình học xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể.

C. Có tính dị hướng.

D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Hướng dẫn giải

Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

⇒ Đáp án D đúng.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Kích thước của các tinh thể phụ thuộc vào điều kiện gì?

Câu 2: Chất rắn vô định hình là gì? Hãy nêu các tính chất của loại chất rắn này?

Câu 3: Phân biệt chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể?

Câu 4: Chất rắn kết tinh là gì?

Câu 5: Hãy lập bảng phân loại và so sánh các đặc tính của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chất kết tinh không có đặc tính nào sau đây?

A. Chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.

B. Ở mỗi áp suất, mỗi cấu trúc tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định, không đổi.

C. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.

D. Cấu trúc tinh thể được tạo thành từ cùng một loại hạt thì có tính chất vật lí giống hệt nhau.

Câu 2: Kim cương có tính chất vật lí khác nhau với than chì vì

A. cấu trúc tinh thể không giống nhau.

B. bản chất các hạt tạo thành tinh thể không giống nhau.

C. loại liên kết giữa các hạt trong tinh thể khác nhau.

D. kích thước tinh thể không giống nhau.

Câu 3: Tinh thể của một chất

A. được tạo thành từ cùng một lọa hạt thì có tính chất vật lí giống nhau.

B. được hình thành trong quá trình nóng chảy.

C. được tạo thành từ cùng một loạt hạt thì có dạng hình học giống nhau.

D. có kích thước càng lớn nếu tốc độ kết tinh càng nhỏ.

Câu 4: Nhờ việc sử dụng tia Rơn- ghen (hay tia X) người ta biết được

A. bản chất của các hạt trong tinh thể là nguyên tử, phân tử hay ion.

B. các hạt trong tinh thể chuyển động nhanh hay chậm.

C. trật tự sắp xếp của các hạt trong tinh thể.

D. các hạt trong tinh thể liên kết với nhau mạnh hay yếu.

Câu 5: Cấu trúc tạo bởi các hạt mà mỗi hạt đó dao động nhiệt xung quanh một vị trí cân bằng trùng với đỉnh của khối lập phương là

A. tinh thể thạch anh.

B. tinh thể muối ăn.

C. tinh thể kim cương.

D. tinh thể than chì

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình Vật lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Qua bài giảng Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dực trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.

  • Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dực trên tính dị hướng và tính đẳng hướng.

  • Nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các chất rắn dực trên cấy trúc tinh thể, kích thước tinh thể, kích thước tinh thể và cách sắp xếp tinh thể.

  • Nêu được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống.

  • Tham khảo thêm

  • doc Lý 10 Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn
  • doc Lý 10 Bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn
  • doc Lý 10 Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
  • doc Lý 10 Bài 38: Sự chuyển thể của các chất
  • doc Lý 10 Bài 39: Độ ẩm của không khí
  • doc Lý 10 Bài 40: Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng
(9) 150 lượt xem Share Ngày:25/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Lý 10 Chất Rắn Và Chất Lỏng. Sự Chuyển Thể Chương 7 Lý 10 Vật lý 10

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Bài học Vật lý 10

Chương 1: Động học chất điểm

  • 1 Bài 1: Chuyển động cơ
  • 2 Bài 2: Chuyển động thẳng đều
  • 3 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều
  • 4 Bài 4: Sự rơi tự do
  • 5 Bài 5: Chuyển động tròn đều
  • 6 Bài 6: Tính tương đối của chuyển động và CT cộng vận tốc
  • 7 Bài 7: Sai số của phép đo các đại lượng vật lý
  • 8 Bài 8: TH: Khảo sát chuyển động rơi tự do và XĐ gia tốc rơi tự do

Chương 2: Động lực học chất điểm

  • 1 Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm
  • 2 Bài 10: Ba định luật Niu- tơn
  • 3 Bài 11: Lực hấp dẫn và Định luật vạn vật hấp dẫn
  • 4 Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo và Định luật Húc
  • 5 Bài 13: Lực ma sát
  • 6 Bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang
  • 7 Bài 14: Lực hướng tâm
  • 8 Bài 16: Thực hành: Xác định hệ số ma sát

Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn

  • 1 Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
  • 2 Bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định và Momen lực
  • 3 Bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
  • 4 Bài 20: Các dạng cân bằng và cân bằng của một vật có mặt chân đế
  • 5 Bài 21: CĐ tịnh tiến của VR và CĐ quay của VR quanh một trục cố định
  • 6 Bài 22: Ngẫu lực

Chương 4: Các Định Luật Bảo Toàn

  • 1 Bài 23: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
  • 2 Bài 24: Công và công suất
  • 3 Bài 25: Động năng
  • 4 Bài 26: Thế năng
  • 5 Bài 27: Cơ năng

Chương 5: Chất Khí

  • 1 Bài 28: Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí
  • 2 Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt và định luật Bôi- lơ- Ma- ri- ốt
  • 3 Bài 30: Quá trình đẳng tích và định luật Sác- lơ
  • 4 Bài 31: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng

Chương 6: Cơ Sở Của Nhiệt Động Lực Học

  • 1 Bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng
  • 2 Bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học

Chương 7: Chất Rắn Và Chất Lỏng. Sự Chuyển Thể

  • 1 Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
  • 2 Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn
  • 3 Bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn
  • 4 Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
  • 5 Bài 38: Sự chuyển thể của các chất
  • 6 Bài 39: Độ ẩm của không khí
  • 7 Bài 40: Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Chất Rắn Lý 10