Lý 10 Bài 39: Độ ẩm Của Không Khí
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 10
"Độ ẩm 82%" ghi trong mục "Dự báo thời tiết" của chương trình truyền hình HTV7 buổi sáng có ý nghĩa gì? Để trả lời câu hỏi trên, eLib xin chia sẻ với các bạn nội dung bài học dưới đây. Với phần tóm tắt lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại
1.2. Độ ẩm tỉ đối
1.3. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí
2. Bài tập minh họa
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
3.2. Bài tập trắc nghiệm
3.3. Trắc nghiệm Online
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại
- Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí.
- Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là g/m3.
- Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa. Giá trị của độ ẩm cực đại A tăng theo nhiệt độ.
- Độ ẩm cực đại A có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa.
- Đơn vị của độ ẩm cực đại là g/m3.
1.2. Độ ẩm tỉ đối
- Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ: \(f=\frac{a}{A}.100\%\)
- Trong khí tượng học, độ ẩm tỉ đối f tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bảo hoà trong không khí ở cùng một nhiệt độ: \(f = \frac{p}{{{p_b}_h}}.100\% \)
- Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
- Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các ẩm kế:
- Ẩm kế tóc.
- Ẩm kế khô– ướt.
- Ẩm kế điểm sương.
1.3. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí
a. Độ ẩm tỉ đối thấp
- Sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.
- Sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, khiến da bị khô, nứt nẻ tay chân, khiến cơ thể cảm thấy khó chịu.
b. Độ ẩm tỉ đối cao
-
Sự bay hơi qua da chậm: khiến con người luôn mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nảy nở tăng nguy cơ gây các bệnh về hô hấp như cảm cúm, sốt, ho, khó thở, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, hiện tượng dị ứng rất khó chịu.
-
Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% sẽ tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại dễ làm ẩm mốc hàng hóa trong kho và làm hư hỏng máy móc, dụng cụ điện tử, cơ khí, khí tài quân sự.
-
Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam với tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao trên 210C, độ ẩm không khí cao trên 80%.
-
Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, …
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Tại sao khi dùng máy bay để phun chất ôxit cacbon rắn (tuyết cacbônic) vào những đám mây, người ta lại có thể gây ra "mưa nhân tạo" ?
Hướng dẫn giải
Đám mây là lớp không khí chứa hơi nước ở trạng thái bão hoà. Các tinh thể ôxit cacbon rắn có nhiệt độ khá thấp nên chúng được phun vào những đám mây để tạo ra các tinh thể băng. Những tinh thể băng này trở thành các "tâm hội tụ" hơi nước bão hoà trong không khí và nhanh chóng tạo ra các hạt nước đủ lớn rơi xuống thành "mưa nhân tạo".
Câu 2: Buổi sáng, nhiệt độ không khí là 230C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ không khí là 300C và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi vào buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn?
Hướng dẫn giải
Ta có:
Buổi sáng nhiệt độ không khí là \(t_1\) = \(23^oC\), độ ẩm tỉ đối là \(f_1\) = 80%.
Mặt khác, độ ẩm cực đại (đo bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí) ở nhiệt độ \(23^oC\) là \(A_1\) = 20,60 \(g/m^3\).
Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở \(23^oC\) là: \(a_1 = f_1. A_1 = 80\%.20,6 = 16,48 g/m^3\)
Buổi trưa nhiệt độ không khí là \(t_2\) = \(30^oC\) và độ ẩm tỉ đối \(f_2\) = 60%.
Mặt khác, độ ẩm cực đại (đo bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí) ở nhiệt độ \(30^oC\) là \(A_2\) = 30,29 \(g/m^3\).
Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở \(30^oC\) là: \(a_2 = f_2. A_2 = 60\%. 30,29 = 18,174 g/m^3.\)
⇒ Theo trên ta thấy 1 m3 không khí buổi sáng chi chứa 16,48g hơi nước, còn buổi trưa tới 18,174 \(g/m^3\).
Như vậy, không khí buổi trưa chứa nhiều hơi nước hơn so với buổi sáng.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Nhiệt độ 30oC, độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại của không khí lần lượt là 24,24 g/m3 và 30,3 g/m3 . Độ ẩm tương đối của không khí khi đó là bao nhiêu?
Câu 2: Ở nhiệt độ 20oC, khối lương riêng của hơi nước bão hòa là 17,3 g/m3 . Biết độ ẩm tương đối cảu không khí là 90%. Độ ẩm tuyệt đối của không khí khi đó là bao nhiêu?
Câu 3: Lúc đầu không khí trong phòng có nhiệt độ 20oC. Sau khi chạy máy điều hòa, nhiệt độ không khí trong căn phòng giảm xuống còn 12oC và thấy hơi nước bắt đầu tụ lại thành sương. Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 12oC là 10,76 g.m3; ở 20oC là 17,30 g/m3. Độ ẩm tỉ đối của không khí trong phòng ở 20oC là bao nhiêu?
Câu 4: Một căn phòng có thể tích 40 m3. Lúc đầu không khí trong phòng có độ ẩm 40%. Người ta cho nước bay hơi để tăng độ ẩm trong phòng lên tới 60%. Coi nhiệt độ bằng 20oC và không đổi, khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 20oC là 17,3 g/m3 . Khối lượng nước đã bay hơi là bao nhiêu?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Ở 20oC, áp suất của hơi nước bão hòa là 17,5 mmHg. Không khí ẩm có độ ẩm tỉ đối là 80%, áp suất riêng phần của hơi nước có trong không khí ẩm này là
A. 15 mmHg. B. 14 mmHg.
C. 16 mmHg. D. 17 mmHg.
Câu 2: Không khí trong một căn phòng có nhiệt độ 25oC và độ ẩm tỉ đối của không khí là 75%. Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 25oC là 23 g/m3. Cho biết không khí trong phòng có thể tích là 100 m3. Khối lượng hơi nước có trong căn phòng là
A. 17,25 g. B. 1,725 g.
C. 17,25 kg. D. 1,725 kg
Câu 3: Không khí ẩm là không khí
A. có độ ẩm cực đại lớn.
B. có độ ẩm tuyệt đối lớn.
C. có độ ẩm tỉ đối lớn.
D. áp suất riêng của hơi nước lớn.
Câu 4: Ở 20oC, khối lượng riêng của hơi nước bão hòa là 17,3 g/m3 , độ ẩm tương đối là 80%, độ ẩm tuyệt đối là a1. Ở 30oC, khối lượng riêng của hơi nước bão hòa là 30,3 g/m3 , độ ẩm tương đối là 75%, độ ẩm tuyệt đối là a2. Hiệu (a1 – a2) bằng
A. 11,265 g. B. 8,885 g.
C. – 11,265 g. D. – 8,885 g.
Câu 5: Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 20oC và 30oC lần lượt là 17 g/m3 và 30 g/m3 . Gọi a1, f1 là độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối của không khí ở 20oC; a2, f2 là độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối của không khí ở 30oC . Biết 3a1 = 2a2. Tỉ số f2/f1 bằng
A. 20:17. B. 17:20.
C. 30:17. D. 17:30.
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Độ ẩm của không khí Vật lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Trắc Nghiệm
4. Kết luận
Qua bài giảng Độ ẩm của không khí này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
-
Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.
-
Định nghĩa được độ ẩm tỉ đối.
-
Phân biệt được sự khác nhau giũa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng.
-
Quan sát được các hiện tượng tự nhiên về độ ẩm.
Tham khảo thêm
- doc Lý 10 Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- doc Lý 10 Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn
- doc Lý 10 Bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- doc Lý 10 Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- doc Lý 10 Bài 38: Sự chuyển thể của các chất
- doc Lý 10 Bài 40: Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
- Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Chương 1: Động học chất điểm
- 1 Bài 1: Chuyển động cơ
- 2 Bài 2: Chuyển động thẳng đều
- 3 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều
- 4 Bài 4: Sự rơi tự do
- 5 Bài 5: Chuyển động tròn đều
- 6 Bài 6: Tính tương đối của chuyển động và CT cộng vận tốc
- 7 Bài 7: Sai số của phép đo các đại lượng vật lý
- 8 Bài 8: TH: Khảo sát chuyển động rơi tự do và XĐ gia tốc rơi tự do
Chương 2: Động lực học chất điểm
- 1 Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm
- 2 Bài 10: Ba định luật Niu- tơn
- 3 Bài 11: Lực hấp dẫn và Định luật vạn vật hấp dẫn
- 4 Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo và Định luật Húc
- 5 Bài 13: Lực ma sát
- 6 Bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang
- 7 Bài 14: Lực hướng tâm
- 8 Bài 16: Thực hành: Xác định hệ số ma sát
Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn
- 1 Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
- 2 Bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định và Momen lực
- 3 Bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
- 4 Bài 20: Các dạng cân bằng và cân bằng của một vật có mặt chân đế
- 5 Bài 21: CĐ tịnh tiến của VR và CĐ quay của VR quanh một trục cố định
- 6 Bài 22: Ngẫu lực
Chương 4: Các Định Luật Bảo Toàn
- 1 Bài 23: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
- 2 Bài 24: Công và công suất
- 3 Bài 25: Động năng
- 4 Bài 26: Thế năng
- 5 Bài 27: Cơ năng
Chương 5: Chất Khí
- 1 Bài 28: Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí
- 2 Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt và định luật Bôi- lơ- Ma- ri- ốt
- 3 Bài 30: Quá trình đẳng tích và định luật Sác- lơ
- 4 Bài 31: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
Chương 6: Cơ Sở Của Nhiệt Động Lực Học
- 1 Bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng
- 2 Bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học
Chương 7: Chất Rắn Và Chất Lỏng. Sự Chuyển Thể
- 1 Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- 2 Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn
- 3 Bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- 4 Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- 5 Bài 38: Sự chuyển thể của các chất
- 6 Bài 39: Độ ẩm của không khí
- 7 Bài 40: Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » Tóm Tắt Bài 39 Vật Lý 10
-
Lý Thuyết Vật Lý 10: Bài 39. Độ ẩm Của Không Khí - Toploigiai
-
Vật Lý 10 Bài 39: Độ ẩm Của Không Khí
-
Giải Vật Lí 10 Bài 39: Độ ẩm Của Không Khí
-
Giải Bài 39 Vật Lí 10: Độ ẩm Của Không Khí - Tech12h
-
Lý Thuyết Vật Lý 10 Bài 39. Độ ẩm Của Không Khí
-
Lý Thuyết Vật Lý 10 Bài 39. Độ ẩm Của Không Khí
-
Bài 39. Độ ẩm Của Không Khí
-
Bài Giảng Vật Lý 10 Bài 39: Độ ẩm Của Không Khí - TaiLieu.VN
-
Giải Vật Lí 10 Bài 39 : Độ ẩm Của Không Khí
-
Vật Lý 10 Bài 39: Độ ẩm Của Không Khí
-
Giải Vật Lí 10 Bài 39: Độ ẩm Của Không Khí - Du Học Mỹ Âu
-
Bài 39: Độ ẩm Của Không Khí
-
Giải Vật Lý 10 Bài 39: Độ ẩm Của Không Khí
-
Giáo án Vật Lý 10 Bài 39 độ ẩm Của Không Khí - 123doc