Lý 9 Bài 41: Quan Hệ Giữa Góc Tới Và Góc Khúc Xạ - ELib.VN

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 9
Lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ (9) 131 lượt xem Share

Trong bài trước, chúng ta đã biết góc tới và góc khúc xạ không bằng nhau. Vậy khi tăng hoặc giảm góc tới góc khúc xạ thay đổi như thế nào? Để trả lời được các câu hỏi trên mời các em cùng nghiên cứu nội dung bài học.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới

1.2. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

1.3. Phương pháp giải

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

4. Kết luận

Lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới

  • Khi tia sáng đi từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại.

Tia sáng truyền từ không khí vào lăng kính thủy tinh

    Tia sáng truyền từ không khí vào nước

  • Khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm) theo.

Tia laze truyền từ không khí vào nước

  • Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền thẳng qua hai môi trường.

Lưu ý: Khi chiếu tia sáng truyền từ một môi trường trong suốt (rắn hoặc lỏng) sang môi trường không khí với góc tới i > 48030’ thì xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần (tia sáng không đi ra khỏi môi trường chất lỏng hoặc rắn trong suốt, nó không bị khúc xạ mà phản xạ toàn bộ ở mặt phân cách giữa nước và không khí)

Tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường

1.2. Phương pháp giải

a) Cách vẽ tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác

- Tiến hành theo các bước:

  • Vẽ tia tới, xác định điểm tới là giao điểm giữa tia tới và mặt phân cách giữa hai môi trường.

  • Vẽ pháp tuyến là đoạn thẳng vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường tại điểm tới.

  • Vẽ tia khúc xạ nằm ở bên kia pháp tuyến (không cần độ chính xác cao) như sau:

- Khi tia sáng truyền từ không khí vào môi trường trong suốt rắn, lỏng…thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

- Khi tia sáng truyền từ môi trường trong suốt rắn, lỏng… vào không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

b) Sự thay đổi của góc khúc xạ theo góc tới

- Dựa vào mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ:

  • Khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm) theo.

  • Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ cũng bằng 0o, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Trên hình 41.2 cho biết M là vị trí đặt mắt để nhìn thấy hình ảnh viên sỏi nhỏ ở trong nước, A là vị trí thực hiện của viên sỏi, B là vị trí ảnh của nó, PQ là mặt nước. Hãy vẽ đường truyền của tia sáng từ viên sỏi tới mắt

Hướng dẫn giải

Nối B với M cắt mặt phân cách tại I.

Nối I với A ta có đường truyền của tia sáng tới mắt: AIM

Đường truyền của tia sáng từ viên sỏi đến mắt được thể hiện trong hình dưới đây.

Câu 2: Chứng minh rằng đường nối các vị trí A, I, A’ là đường truyền của tia sáng từ đỉnh ghim A đến mắt.

Hướng dẫn giải

Đặt mắt ở phía cạnh cong của miếng thủy tinh (hoặc nhựa trong suốt), ta thấy chỉ có một vị trí quan sát được hình ảnh của ghim A qua miếng thủy tinh.

Điều đó chứng tỏ rằng ánh sáng từ A phát ra, truyền đến khe hở I vào miếng thủy tinh rồi đến mắt.

Khi chỉ nhìn thấy ghim A' có nghĩa là A' đã che khuất I và A, do đó ánh sáng từ A phát ra không đến được mắt.

Vậy: đường nối các vị trí A, I, A' là đường truyền của tia sáng từ đỉnh ghim A tới mắt.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

Câu 2: Khi ta tăng góc tới lên, góc khúc xạ biến đổi như thế nào?

Câu 3: Khi nhìn một vật qua ánh sáng phản chiếu từ nước ta thấy vật không sáng bằng khi nhìn vật đó qua gương phẳng? Vì sao?

Câu 4: Nêu nhận xét về đường truyền của tia sáng từ không khí vào thủy tinh. Chỉ ra tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ. Đo độ lớn góc khúc xạ.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

B. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.

C. Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00.

D. Khi góc tới bằng 450 thì góc khúc xạ cũng bằng 450.

Câu 2: Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xiên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:

A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.

B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.

C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.

D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.

Câu 3: Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì:

A. có sự khúc xạ ánh sáng.

B. có sự phản xạ toàn phần.

C. có sự phản xạ ánh sáng.

D. có sự truyền thẳng ánh sáng.

Câu 4: Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.

B. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.

C. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.

D. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 5: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

A. góc tới bằng 0.

B. góc tới bằng góc khúc xạ.

C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

4. Kết luận

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:

  • Nắm được sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới.
  • Nắm được quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.
  • Hiểu được hương pháp giải bài tập Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.
  • Tham khảo thêm

  • doc Lý 9 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
  • doc Lý 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ
  • doc Lý 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
  • doc Lý 9 Bài 44: Thấu kính phân kì
  • doc Lý 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
  • doc Lý 9 Bài 46: Thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
  • doc Lý 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
  • doc Lý 9 Bài 48: Mắt
  • doc Lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
  • doc Lý 9 Bài 50: Kính lúp
  • doc Lý 9 Bài 51: Bài tập quang hình học
  • doc Lý 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
  • doc Lý 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
  • doc Lý 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
  • doc Lý 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
  • doc Lý 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
  • doc Lý 9 Bài 57: Thực hành Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD
  • doc Lý 9 Bài 58: Tổng kết chương III Quang Học
(9) 131 lượt xem Share Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Lý 9 Chương 3 Vật lý 9 Quang Học Vật lý 9

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
  • Công nghệ 7 Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
Bài học Vật lý 9

Chương 1: Điện Học

  • 1 Bài 1: Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
  • 2 Bài 2: Điện trở của dây dẫn- Định luật Ôm
  • 3 Bài 3: TH: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
  • 4 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
  • 5 Bài 5: Đoạn mạch song song
  • 6 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
  • 7 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
  • 8 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
  • 9 Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
  • 10 Bài 10: Biến trở- Điện trở dùng trong kĩ thuật
  • 11 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
  • 12 Bài 12: Công suất điện
  • 13 Bài 13: Điện năng- Công của dòng điện
  • 14 Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
  • 15 Bài 15: Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện
  • 16 Bài 16: Định luật Jun- Lenxo
  • 17 Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun- Lenxơ
  • 18 Bài 18: TH: Kiểm nghiệm mối quan hệ Q~ I2 trong định luật Jun- Lenxo
  • 19 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
  • 20 Bài 20: Tổng kết chương I Điện Học

Chương 2: Điện Từ Học

  • 1 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
  • 2 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện- Từ trường
  • 3 Bài 23: Từ phổ- Đường sức từ
  • 4 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
  • 5 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép- Nam châm điện
  • 6 Bài 26: Ứng dụng của nam châm
  • 7 Bài 27: Lực điện từ
  • 8 Bài 28: Động cơ điện một chiều
  • 9 Bài 29: TH: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây
  • 10 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
  • 11 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
  • 12 Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
  • 13 Bài 33: Dòng điện xoay chiều
  • 14 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều
  • 15 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều- Đo cường độ và HĐT xoay chiều
  • 16 Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa
  • 17 Bài 37: Máy biến thế
  • 18 Bài 38: Thực hành: Vận hành máy phát điện và máy biến thế
  • 19 Bài 39: Tổng kết chương II Điện Từ Học

Chương 3: Quang Học

  • 1 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
  • 2 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
  • 3 Bài 42: Thấu kính hội tụ
  • 4 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
  • 5 Bài 44: Thấu kính phân kì
  • 6 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
  • 7 Bài 46: Thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
  • 8 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
  • 9 Bài 48: Mắt
  • 10 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
  • 11 Bài 50: Kính lúp
  • 12 Bài 51: Bài tập quang hình học
  • 13 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
  • 14 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
  • 15 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
  • 16 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
  • 17 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
  • 18 Bài 57: Thực hành Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD
  • 19 Bài 58: Tổng kết chương III Quang Học

Chương 4: Sự Bảo Toàn Và Chuyển Hóa Năng Lượng

  • 1 Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng
  • 2 Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng
  • 3 Bài 61: Sản xuất điện năng- nhiệt điện và thủy điện
  • 4 Bài 62: Điện gió- Điện mặt trời- Điện hạt nhân
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Góc Tới Và Góc Khúc Xạ Có Quan Hệ Như Thế Nào