Lý Bạch () - Nghệ Thuật Biểu Diễn Shen Yun
Có thể bạn quan tâm
Lý Bạch (701–762), tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sỹ, là nhà thơ thời Đường của Trung Quốc. ông được tôn xưng là “Thi tiên”, là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn kiệt xuất nhất. Các tác phẩm của ông như ngựa thần lướt gió, ý cảnh kỳ lạ, câu thơ ào ạt như Trường Giang đại hải, khí thế to lớn, ông đã lưu lại rất nhiều những câu thơ nổi tiếng như:
“Quân bất kiến hoàng hà chi thủy thiên thương lai
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi”
Bản dịch của Hoàng Tạo, Tương Như:
“Há chẳng thấy, nước sông Hoàng từ trời tuôn xuống
Chảy nhanh ra biển, chẳng quay về”
Trong lịch sử thơ ca, Lý Bạch được coi là đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn của Trung Quốc. Nhà thơ Hạ Tri Chương nhìn thấy phong thái tiêu diêu thoát tục của Lý Bạch đã tôn xưng ông là “Trích Tiên Nhân” (nghĩa là một vị tiên hạ phàm).
Lý Bạch xem thường quyền quý, thích uống rượu, thường sau khi say ngất ngư thì cảm hứng thơ ca của ông lại ào ạt trào dâng. Trong cuốn “Ẩm trung bát tiên ca”, Đỗ Phủ có câu thơ hình dung Lý Bạch như sau:
“Lý Bạch đấu tửu thi bách thiên,
Trường An thị thượng tửu gia miên,
Thiên tử hô lai bất thượng thuyền,
Tự xưng Thần là tửu trung Tiên”
Dịch nghĩa:
"Lý Bạch uống một đấu rượu xuất ra trăm bài thơ,
Thường say rượu ngủ trong các quán rượu ở Trường An,
Vua cho gọi không chịu lên thuyền,
Tự xưng mình là tiên rượu"
Vào những năm Thiên Bảo thời vua Đường Huyền Tông, Lý Bạch được chiêu mời vào cung làm học sỹ Hàn Lâm, một lần uống say trên điện ông đã ra lệnh cho Cao Lực Sỹ, một tên hoạn quan được Huyền Tông sùng ái, tháo giày cho ông nên đã đắc tội với Cao Lực Sỹ. Một hôm Huyền Tông và Dương quý phi thỉnh Lý Bạch điền vào ba bài thơ “Thanh Bình Điều”, Cao Lực Sỹ mượn gió bẻ măng, sàm ngôn hãm hại Lý Bạch. Vậy là Lý Bạch bị bãi chức.
Vào cuối năm Thiên Bảo, loạn An Sử bùng phát, Huyền Tông chạy sang nước Thục. Giữa đường lệnh cho Vĩnh Vương Lý Lân làm đô đốc cầm quân tại Giang Hoài, là tiết độ sứ tại Dương Châu, Lý Bạch tại Tuyên Châu yết kiến Vĩnh Vương, được phong làm tòng sự. Sau này Vĩnh Vương âm mưu phản loạn, bại trận, Lý Bạch bị liên lụy và bị đày tới Dạ Lang (tỉnh Quý Châu ngày nay). Nhờ Quách Tử Nghi giải vây, ông được ân xá tha về, Lý Bạch đã viết những câu thơ này:
“Triều từ bạch đế thái vân gian,
Thiên lí giang lăng nhất nhật hoàn,
Lưỡng ngạn viện thanh đề bất trụ,
Khinh chu dĩ quá vạn trùng san”
Bản dịch của Tương Như
Sáng rời Bạch đế rực ngàn mây
Nghìn dặm Giang Lăng, tới một ngày
Vượn hót bên sông nghe rỉ rả,
Thuyền qua muôn núi vượt như bay.
Tiết mục vũ kịch “Lý Bạch say rượu” của Shen Yun chính là miêu tả câu chuyện của Lý Bạch.
Từ khóa » Tiểu Sử Nhà Thơ Lý Bạch
-
Lý Bạch (chữ Hán: 李白; 701 - 762), Tự Thái Bạch (太白), Hiệu Thanh Liên Cư Sĩ (青蓮居士), Là Một Trong Những Nhà Thơ Theo Chủ Nghĩa Lãng Mạn Nổi Tiếng Nhất Thời Thịnh Đường Nói Riêng Và Trung Hoa Nói Chung. ... Lý Bạch.
-
Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nhà Thơ Lý Bạch
-
Tác Giả Lý Bạch | Tác Giả - Tác Phẩm Lớp 10
-
Tiểu Sử Nhà Thơ Lý Bạch, Nhà Thơ Lý Bạch Là Ai? (Chi Tiết Về Cuộc ...
-
Tác Giả Lí Bạch | Tác Giả - Tác Phẩm Văn 7 - Blog
-
Tiểu Sử - Tác Giả Lý Bạch
-
Tác Giả Lí Bạch - Tiểu Sử, Quan điểm, Phong Cách Sáng Tác
-
Cuộc đời Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Lí Bạch - Áo Kiểu đẹp
-
TÌM HIỂU TIỂU SỬ NHÀ THƠ LÝ BẠCH_2 Pdf - Tài Liệu Text - 123doc
-
TÌM HIỂU TIỂU SỬ NHÀ THƠ LÝ BẠCH_1 Pptx - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tiểu Sử Nhà Thơ Lí Bạch - Đại Học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội
-
Nhà Thơ Lý Bạch Là Ai? Được Mệnh Danh Là Gì? Tác Phẩm
-
Thơ Lý Bạch - Những Kiệt Tác đi Cùng Năm Tháng
-
Lý Bạch (701-762) - Tiểu Sử Và Sự... - Thi Ca Hoài Niệm