Lý Do Bác Sĩ Mặc áo Blouse Trắng Khám Bệnh, áo Xanh Khi Mổ

Áo blouse trắng là hình ảnh quen thuộc đại diện cho những người làm nghề y. Nhưng có lẽ không nhiều người biết được lịch sử ra đời và ý nghĩa màu sắc của những chiếc áo blouse thiêng liêng đó.

1. Ý nghĩa của áo blouse trắng

Những chiếc áo choàng trắng dài đến gối, hình ảnh thân quen gắn liền với bác sĩ được sử dụng từ đầu thế kỷ XX, thực chất có nguồn gốc từ trang phục của các nhà khoa học làm công tác nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Trước đó, y học hiện đại bị quy kết là lĩnh vực của phù thủy, pháp sư và thầy lang, những người không được đào tạo chính thống và mặc quần áo bình thường ngay cả trong phòng mổ.

Thời điểm đó, nhiều nhà khoa học còn nghiên cứu và chứng minh một số phương pháp, thuốc chữa bệnh của bác sĩ không hiệu quả, khiến người dân mất lòng tin vào bác sĩ. Vì thế, các bác sĩ chọn áo choàng trắng giống với trang phục của các nhà khoa học để làm đồng phục, giúp bệnh nhân yên tâm, tin tưởng hơn, đồng thời ngụ ý bản thân y học hiện đại cũng là một lĩnh vực khoa học.

y-nghia-ao-blouse

Bên cạnh đó, trang phục màu trắng cũng tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh cao, là những phẩm chất cần có và ý nghĩa cao cả của việc hành nghề y. Đồng thời, màu trắng giúp dễ dàng phát hiện vết bẩn, đảm bảo môi trường vô trùng, giúp bệnh nhân yên tâm hơn.

2. Áo blouse đã từng có màu đen

Thời kỳ đầu, những nhân viên y tế làm trong phòng vi trùng học và phòng xét nghiệm sinh học đã sử dụng áo choàng màu đen đễ dễ nhìn thấy bụi bẩn. Bên cạnh đó, phương pháp chữa bệnh ở thời kỳ này còn sơ đẳng, tỷ lệ tử vong tương đối cao, nên chọn màu đen cũng là cách các bác sĩ bày tỏ sự tôn trọng và tiếc thương với bệnh nhân tử vong.

Sau đó, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, các phương pháp chữa bệnh trong y học cũng ngày càng được cải thiện, hiệu quả điều trị nâng cao, tỉ lệ tử vong giảm dần. Nếu tiếp tục sử dụng màu đen sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng của mọi người, khiến họ liên tưởng tới điểm không may, cảm giác buồn bã. Do đó, các bác sĩ đã trở lại với trang phục áo blouse trắng, quần dài từ năm 1915.

3. Tại sao bác sĩ mặc áo blouse xanh trong phòng phẫu thuật?

Áo blouse trắng là biểu tượng của ngành y, nhưng nó được mặc khi thực hiện công tác khám chữa bệnh, còn khi vào phòng phẫu thuật, bác sĩ, y tá đều chỉ mặc áo blouse màu xanh. Đây là điều khiến khá nhiều người băn khoăn, thắc mắc.

y-nghia-ao-blouse2

Một số người tin rằng không sử dụng màu trắng trong phòng phẫu thuật vì dễ vấy bẩn, khó giặt tẩy, nhưng sự thật lại không phải như vậy. Theo lý giải của những người trong ngành, kíp mổ mặc đồ màu xanh là để tạo cảm giác dễ chịu, giảm bớt áp lực cho mắt.

Trước kia các phòng mổ cũng đã từng sử dụng ga trải, dụng cụ và quần áo bác sĩ màu trắng, nhưng sau đó buộc phải thay đổi, bởi màu trắng phản xạ lại ánh đèn công suất lớn trong phòng mổ và tương phản quá rõ nét với màu máu của bệnh nhân, nhanh chóng gây lóa, mỏi mắt, làm giảm khả năng tập trung của bác sĩ, đặc biệt là với những ca mổ kéo dài.

Khi thực hiện những ca phẫu thuật, các y, bác sĩ phải mặc áo màu xanh là vì việc phẫu thuật yêu cầu họ phải nhìn vào màu đỏ của máu, thịt, nội tạng liên tục.

Khi nhìn quá lâu vào một màu sắc rồi đột ngột chuyển sang nhìn màu khác, mắt sẽ gặp "hiệu ứng thị giác sau ảnh" và nhìn thành màu bổ sung của màu sắc trước đó.

Khoa học chứng minh, màu xanh là màu bổ sung của đỏ, và do đó, nó được dùng để tránh những ảo giác.

Đây còn là màu sắc mang tính chất tự nhiên và có tác dụng làm dịu mắt, thư giãn hệ thần kinh, rất hiệu quả với việc phẫu thuật đầy áp lực.

Hãy thử nhìn vào hình tròn đỏ khoảng 15 giây rồi nhìn sang chấm đen bên cạnh, bạn sẽ hiểu "hiệu ứng thị giác sau ảnh".

ly-do-bac-si-mac-ao-trang-kham-benh-ao-xanh-khi-mo-1

Do đó, bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ XX, trang phục và ga, khăn trải... đều được chuyển sang màu xanh da trời hoặc xanh lục, đây là màu sắc tốt nhất giúp mắt được thư giãn hơn.

Từ khóa » đồ Bác Sĩ Màu Xanh