Lý Do Nào Khiến Mẹ Bị Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Sinh? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh không phải là một tình trạng không phải quá hiểm gặp và xảy ra ở những người phụ nữ đã trải qua một vài lần vượt cạn. Có người kéo dài đến hơn 10 ngày, có người tháng thì xuất hiện còn tháng thì không gây ra vô vàn bất cập trong cuộc sống thường ngày, đôi khi còn khiến bản thân người phụ nữ cảm thấy mệt mỏi.
Menu xem nhanh:
- 1. Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là rối loạn?
- 2. Lý do nào khiến mẹ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh?
- 2.1 Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có làm ảnh hưởng đến sữa mẹ hay không?
- 2.2 Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh có làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai
- 3. Phương pháp cải thiện tình trạng rồi loạn kinh nguyệt cho sản phụ sau sinh là gì?
1. Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là rối loạn?
Kinh nguyệt là một hiện tượng bong niêm mạc tử cung có chu kỳ, từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu từ tử cung và đi ra ngoài âm đạo. Mỗi một chu kỳ kinh thường kéo dài trong 28 ngày, mỗi đợt ra kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3-5 ngày với lượng kinh nguyệt khoảng 80-100ml.
Rối loạn kinh nguyệt khi xuất hiện sẽ có những biểu hiện như là:
– Thứ nhất, vòng kinh có thể ngắn dưới 22 ngày hoặc dài trên 35 ngày.
– Thứ hai: xuất hiện tình trạng cường kinh với lượng kinh nguyệt trên 80ml và kéo dài trên 7 ngày. Khiến cho cơ thể của chị em mất một lượng máu rất là lớn, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, hay hoa mắt chóng mặt, có thể dẫn đến một số bệnh lý về phụ khoa và khiến cho chị em gặp khó khăn trong việc thụ thai.
– Thứ 3: có tình trạng bị thiểu kinh, tức là lượng kinh nguyệt dưới 80ml và kéo dài dưới 2 ngày.
Chính vì vậy, nếu như mẹ thấy mình có những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh hãy hết sức cẩn thận, bởi nếu như tình trạng đó tiếp tục kéo dài thì rất dễ sẽ gây ra những tác động không nhỏ tới quá trình sinh hoạt hằng ngày.
2. Lý do nào khiến mẹ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh?
Theo như bình thường, những người mẹ sau sinh sẽ có kinh trở lại vào khoảng 6 tuần sau khi sinh em bé. Nguyên nhân là do lúc này, các loại hormon như là: Progesteron, estrogen, gonadotropin màng đệm người (HCG) cũng đã trở lại với mức bình thường. Tuy nhiên, lúc này có nhiều mẹ sẽ có kinh trở lại nhưng cũng có rất nhiều mẹ lại chưa.
Bởi vì, thời gian kinh nguyệt quay trở lại của người phụ nữ sẽ cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như là: cho con bú, hàm lượng hormone, lối sống. Tuy nhiên, khi mắc phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh các mẹ cũng đừng quá lo lắng, bởi vì hiện tượng này xảy ra hoàn toàn bình thường. Những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt được xác định cụ thể như sau:
– Quá trình mang thai và sinh nở khiến cho cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi. Cơ thể không chỉ phải phát triển để nuôi dưỡng một thai nhi mà còn phải đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa mẹ sau đó. Tất cả những điều này sẽ khiến cho hormone vẫn chưa thể trở lại được bình thường và dẫn đến tình trạng rối loạn.
– Đối với những người nuôi con bằng sữa mẹ thì sẽ hoàn toàn có khả năng năng ức chế sự rụng trứng cũng như là làm trì hoãn thời gian có kinh. Những phụ nữ không cho con bú có thể sẽ có kinh trở lại sau 6 tuần, nhưng với những mẹ cho con bú thì thường phải sau 6 tháng mới có kinh trở lại hoặc là muộn hơn.
– Bên cạnh đó, việc phải đối mặt với những áp lực khi chăm sóc con nhỏ khi cơ thể của người mẹ chưa thực sự hồi phục hoàn toàn cũng sẽ khiến mẹ dễ dàng rơi vào tình trạng stress liên tục, dễ bị cáu giận, buồn chán, rối loạn hormone nội tiết, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Mặc dù, đây được xem là tình trạng bình thường mà không tiềm ẩn quá nhiều nguy hiểm, tuy nhiên nếu như mẹ xuất hiện các dấu hiệu bất thường đi kèm với tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như là: lượng máu liên tục ra nhiều, thời gian hành kinh kéo dài, máu âm đạo tiết ra lốm đốm vào giữa các kỳ, có mùi hôi khó chịu thì rất có thể cơ thể của mẹ đang cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, mẹ cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2.1 Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có làm ảnh hưởng đến sữa mẹ hay không?
Thông thường, trong thời gian mẹ đang cho con bú, kinh nguyệt sẽ không xảy ra cho khi đó, cơ thể của mẹ đang giải phóng hormone prolactin, hormone này sẽ tạm thời ngăn chặn quá trình rụng trứng xảy ra. Khi mẹ vẫn tiếp tục nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì quá trình rụng trứng vẫn chưa thể diễn ra. Một khi bé có dấu hiệu ngừng bú thì khi đó cơ thể của mẹ mới có dấu hiệu rụng trứng.
Tuy nhiên, có nhiều mẹ khi tần suất cho con bú giảm xuống quá chu kỳ kinh nguyệt diễn ra thì thường lo lắng rằng lượng sữa sẽ không còn đảm bảo và giàu chất dinh dưỡng như trước nữa, nếu tiếp tục cho con bú sẽ không mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một kết luận nào khẳng định về vấn đề này và việc chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ, sữa mẹ sẽ không bị chua và vẫn đảm bảo được những dưỡng chất như trước.
Mẹ cần ghi nhớ một điều rằng, cho bé bú càng lâu thì bé sẽ càng được nhận nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một điều rằng, khi kinh nguyệt quay trở lại thì lượng sữa của mẹ tiết ra sẽ giảm hơn so với ban đầu. Do đó, mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy rằng bé nhanh có cảm giác đói bụng hơn. Thông thường, lượng sữa tiết ra sẽ có xu hướng giảm trước khi nguyệt san bắt đầu hoặc là trong vài ngày đầu tiên khi bắt đầu hành kinh.
Nếu như rơi vào tình huống này mẹ cũng nên quá lo lắng thì sự thay đổi này chỉ là tạm thời trong vài ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân xuất phát ra do nội tiết tố trong cơ thể của mẹ thay đổi nên sẽ tác động trực tiếp vào quá trình tiết sữa. Sau một thời gian ngắn sẽ lại tiếp tục quay trở về như bình thường.
2.2 Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh có làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai
Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều từ các mẹ khi mắc phải tình trạng này. Bởi vì, có nhiều mẹ sau khoảng 6 tháng sau sinh, khi đã dừng cho con bú kinh nguyệt đã trở lại. Tuy nhiên, có những mẹ mãi sau 1 năm mới có kinh nguyệt trở lại và tần suất ra không đều như trước, thậm chí còn đi kèm với những hiện tượng như kinh nguyệt kéo dài, có mùi hôi,…
Vậy câu hỏi được đặt ra lúc này là: “Liệu khả năng thụ thai có bị ảnh hưởng hay không?”
Thực ra, việc mang thai trở lại vẫn hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên có ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng và làm giảm bớt đi khả năng thụ thai. Đâu đó vẫn có một số mẹ còn mắc phải tình trạng vô sinh – hiếm muộn. Nguyên nhân của những điều này là do:
– Khi bị rối loạn kinh nguyệt, các mẹ rất khó để có thể xác định được chính xác thời gian rụng trứng để căn ngày thụ thai thành công như trước.
– Thứ hai, có thể là do bên trong cơ thể mẹ đang mắc phải một số bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồn trứng, viêm tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung,…Những bệnh lý này do chưa được phát hiện nên đã gây ra những ảnh hưởng nhất định cho chu kỳ kinh nguyệt của mẹ và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai.
3. Phương pháp cải thiện tình trạng rồi loạn kinh nguyệt cho sản phụ sau sinh là gì?
Để giảm thiểu tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh và nhanh chóng đưa cơ thể trở về trạng thái bình thường, mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau:
– Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Tránh tình trạng cùng một lúc thực hiện quá nhiều việc như vừa chăm con, vừa làm việc nhà và làm việc hơn 8 tiếng một ngày. Thay vào đó, mẹ có thể tìm thêm sự hỗ trợ từ những người xung quanh như chồng, mẹ, người thân trong gia đình hoặc có thể thuê thêm người giúp việc.
– Tích cực tập luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập yoga nhẹ nhàng để giúp tinh thần thoải mái và giảm cân sau sinh.
– Tránh để bản thân bị rơi vào tình trạng căng thẳng, stress. Luôn cố gắng giữ tâm lý thật thoải mái, vui vẻ, trò chuyện với con và người thân trong gia đình nhiều hơn để ngăn chặn nguy cơ trầm cảm sau sinh. Thường việc trầm cảm sau sinh xuất phát là do nguy cơ mẹ dành ra quá nhiều thời gian chăm con và phần lớn thời gian chỉ ở trong nhà, ít tương tác với mọi người xung quanh khiến cho bản thân rơi vào trạng thái trầm cảm. Do đó, mẹ hãy cố gắng chia sẻ những vấn đề mà mình đang gặp phải cho chồng người bố mẹ ở cùng, để mọi người thấu hiểu và bố trí thời gian cùng mẹ chăm sóc bé. Ngoài ra, sau thời gian ở cữ, mẹ hãy cố gắng sắp xếp thời gian ra ngoài nhiều hơn, có nhiều buổi đi cafe hoặc xem phim riêng cùng chồng của mình,… để làm mới tinh thần và giúp mình luôn được thoải mái.
– Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tránh thai quá sớm, bởi trong giai đoạn sau sinh cơ thể mẹ đang rất nhạy cảm, do đó sẽ dễ làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
– Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như cafe, rươu, thuốc lá,…
– Bổ sung thêm nội tiết tố estrogen trực tiếp vào cơ thể sẽ giúp mẹ điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh nhanh hơn. Việc bổ sung nội tiết tố phải đúng cách và đúng liều lượng. Vì thế mẹ cần tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
– Đi khám phụ khoa: Tình trạng rối loạn kinh nguyệt nếu như diễn ra quá lâu có thể sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Trong trường hợp cần thiết và nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường, tốt nhất các mẹ nên tìm đến các cơ sở y tế hoặc các phòng khám phụ khoa để được bác sĩ khám và tư vấn đầy đủ.
Có thể thấy rằng, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh không phải là một vấn đề quá nguy hiểm, tuy nhiên sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của mẹ hằng ngày nếu như không tìm ra được nguyên nhân và điều trị dứt điểm. Do đó, nếu như khi thấy bản thân có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt đi kèm cùng những biểu hiện nguy hiểm như chúng tôi vừa đề cập, mẹ cần thăm khám càng sớm càng tốt để ngăn chặn được biến chứng có thể xảy ra.
Từ khóa » Chu Kỳ Kinh Nguyệt 22 Ngày Có Bình Thường Không
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bình Thường Dài Bao Nhiêu Ngày? | Vinmec
-
Chu Kỳ Kinh 26-28 Ngày Thì Rụng Trứng Ngày Nào? | Vinmec
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt 22 Ngày Có Bình Thường Không?
-
Giải đáp: Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?
-
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Chu Kỳ Kinh Nguyệt Chị Em Cần Nắm Rõ
-
Giải đáp Thắc Mắc: Thế Nào Là Một Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bình Thường?
-
Kinh Nguyệt Sau 22 Ngày Và Sau 35 Ngày: Mỗi Kiểu Sẽ Báo Hiệu ...
-
Tìm Hiểu Vấn đề Chu Kỳ Kinh Nguyệt 35-40 Ngày Của Phụ Nữ - AiHealth
-
Phụ Nữ Có Chu Kỳ Kinh 22 Ngày Và 35 Ngày Hoàn Toàn Khác Biệt
-
Chu Kỳ Kinh Chỉ 21 Hoặc 22 Ngày Có Phải Bất Thường? - Tình Yêu
-
Có Kinh Nguyệt 2 Lần Một Tháng Có đáng Lo?
-
Cách Tính Ngày Rụng Trứng Theo Chu Kỳ Kinh Nguyệt
-
Cách Tính Ngày Rụng Trứng Chính Xác để Tránh Thai Và Mang Thai
-
Cách Tính Ngày Rụng Trứng Cho Chu Kì Kinh Nguyệt 35-40 Ngày