Lý Do Nghỉ Việc Như Thế Nào Là Hợp Lý Và Dễ Thuyết Phục Sếp Nhất?
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Việc tìm người
- Cẩm nang nghề
- Trang chủ
- /
- Blog
- /
- Góc nghề nghiệp
- /
- Lý do nghỉ việc như thế nào là hợp lý và dễ thuyết phục sếp nhất?
Theo khảo sát cộng đồng người tìm việc trên ViecLamVui, hơn 32.1% lý do nghỉ việc do bất mãn với sếp, 35% lý do nghỉ việc do bất hoà với đồng nghiệp cũ, 47.6% lý do nghỉ việc liên quan đến chế độ lương thưởng và còn nhiều lý do nghỉ việc khác nữa. Tuy nhiên, dù nghỉ việc với bất kỳ lý do nào, bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn những lý do xin nghỉ việc hợp lý, tích cực và dễ thuyết phục sếp nhất cũng như duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với sếp và đồng nghiệp cũ. Một số thông tin trong bài viết sau hy vọng sẽ hữu ích cho bạn khi tìm một lý do nghỉ việc phù hợp cho mong muốn thay đổi công việc của mình.
Các lý do nghỉ việc hợp lý, thuyết phục và những ví dụ gợi ý
Khi muốn nghỉ việc, bạn sẽ có rất nhiều lý do để đưa ra cho quyết định của mình. Tuy vậy, khi làm đơn xin nghỉ việc để trình bày với sếp, bạn nên suy nghĩ đến lý do nghỉ việc nào hợp lý, phù hợp với tình hình của bạn và của công ty để dễ thuyết phục sếp chấp nhập và tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết đơn xin nghỉ việc của bạn. ViecLamVui xin gửi đến bạn một số lý do nghỉ việc dễ thuyết phục nhất để bạn có thể tham khảo
Mẫu đơn xin nghỉ việc (thôi việc) file Word hay nhất [100+ Mẫu]
Nội dung dựng sẵn dùng ngay ✓ File Word dễ chỉnh sửa ✓ Trình bày rõ ràng, chuyên nghiệp, chuẩn văn bản hành chính
Download ngay
Mẫu đơn xin nghỉ việcĐi học nâng cao trình độ
Xin nghỉ việc để đi học nâng cao trình độ là mong muốn chính đáng khi bạn muốn đạt được trình độ cao hơn, được trau dồi và tìm hiểu thêm những kiến thức mới về nghề nghiệp để có thể phát triển bản thân tốt hơn trong tương lai.
Lý do này thật sự sẽ dễ thuyết phục sếp, nhất là người sếp luôn muốn tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi và phát triển nhưng công ty chưa thể đáp ứng được. Hơn thế nữa, lý do nghỉ việc này cũng có thể tạo cơ hội cho bạn quay lại làm việc với công ty cũ nếu bạn vẫn còn muốn tiếp tục công tác tại đây khi bạn hoàn thành việc học. Sau đây là một số lý do xin nghỉ việc liên quan đến việc đi học nâng cao trình độ.
Ví dụ:
- "Trong tháng 03 sắp tới, tôi sẽ bắt đầu khoá học MBA tại trường Đại học ................. Vì vậy, tôi không thể sắp xếp thời gian để tiếp tục thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc của mình tại công ty ........................... Tôi mong rằng quý công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tôi được bàn giao công việc và thực hiện hướng dẫn người thay thế công việc của tôi.”
- “Trong tháng tới, tôi dự định sẽ bắt đầu tham gia khóa học ...............… tại …................. để hoàn thiện hơn kiến thức chuyên môn của bản thân. Do đó, tôi không thể tiếp tục công việc tại bộ phận ...................… của công ty .......................… Tôi hy vọng sẽ được Quý Công ty chấp thuận và hỗ trợ, giúp đỡ tôi bàn giao công việc đúng quy trình và hiệu quả nhất. Tôi xin cảm ơn!”
- "Trong suốt thời gian ...... năm làm việc tại công ty .................., tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp chân thành cùng với một môi trường làm việc tốt. Tuy nhiên, tôi quyết định tạm ngưng công việc để tiếp tục công việc học tập cá nhân cũng như giải quyết một số công việc trong gia đình tôi thời gian tới. Tôi sẽ rất hân hạnh được giúp công ty trong việc giúp đỡ, hướng dẫn và hợp tác với người thay vào vị trí của tôi hiện nay nếu công ty có nhu cầu, cũng như sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của công ty trong thời gian sau này với khả năng của mình ở vai trò khác hoặc hợp tác với công ty, nếu có thể."
Không còn phù hợp hoặc thay đổi mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của bạn. Khi bạn cảm thấy không có cơ hội hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp tại môi trường làm việc, thì động lực phấn đấu trong công việc sẽ giảm đi. Sau đây là một số lý do nghỉ việc liên quan đến sự thay đổi hoặc không phù hợp về mục tiêu nghề nghiệp
Thay đổi định hướng nghề nghiệp
Trong quá trình làm việc thực tế, đôi khi bạn lại có sự thay đổi mục tiêu nghề nghiệp của mình, điều này thôi thúc bạn phải thay đổi công việc để phù hợp với năng lực và cuộc sống của mình hơn. Đây là lý do xin nghỉ việc có liên quan đến cuộc sống và tương lai của bạn nên là lý do xin nghỉ việc có tính thuyết phục và dễ chấp nhận.
Ví dụ:
- "Trong thời gian qua, tôi đã có sự suy nghĩ về những định hướng nghề nghiệp của bản thân. Với năng lực và khả năng của mình, tôi cảm thấy mình không thật sự phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra. Tôi đã có sự định hướng mới cho việc phát triển nghề nghiệp thích hợp hơn với mình. Tôi nhận thấy công việc hiện tại không còn phù hợp cho sự phát triển nghề nghiệp của tôi hiện nay. Vì vậy, tôi xin được nghỉ việc tại công ty và rất mong quý công ty thông cảm cho quyết định của tôi."
Không có cơ hội phát triển, thăng tiến
Lý do xin nghỉ việc vì không có cơ hội phát triển và thăng tiến thường xuất hiện trong các trường hợp như: bạn phải làm việc trong môi trường làm việc hạn hẹp với các công việc không được mở rộng; những kết quả làm việc tốt, sự cố gắng đạt được thành tựu cao trong công việc không được cấp trên công nhận; vị trí công việc đang đảm nhiệm khiến bạn bị giậm chân tại chỗ, không tạo ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp...
Khi gặp những hoàn cảnh như vậy, quyết định xin nghỉ việc sẽ thôi thúc bạn để bạn có thể tìm kiếm những cơ hội khác giúp phát triển con đường sự nghiệp riêng của cá nhân. Sau đây là cách trình bày lý do xin nghỉ việc vì sự hạn chế trong cơ hội thăng tiến có thể tránh gây mất lòng sếp và nhanh chóng được giải quyết.
Ví dụ:
- "Tôi đã có một thời gian dài để sắp xếp lại những suy nghĩ và định hướng của bản thân về việc phát triển sự nghiệp cá nhân. Tôi nhận ra rằng mục tiêu nghề nghiệp mà tôi đặt ra lúc trước đã không còn phù hợp, nên tôi đã quyết định thay đổi mục tiêu nghề nghiệp để phù hợp với mong muốn và khả năng hiện nay của mình hơn. Do đó tôi quyết định xin nghỉ việc và đi tìm một công việc khác nhằm giúp tôi có thể đạt được mục tiêu đề ra. Tôi mong công ty hiểu và thông cảm cho quyết định của tôi. Trân trọng cảm ơn!”
Thay đổi môi trường làm việc
Xin nghỉ việc vì muốn thay đổi môi trường làm việc là lý do thường gặp ở những nhân viên trẻ tuổi, năng động và có năng lực. Họ luôn muốn tìm tòi, khám phá và thử sức mình với những môi trường mới để tích luỹ nhiều hơn kinh nghiệm làm việc cho mình. Viết lý do xin nghỉ việc này như thế nào để dễ dàng được chấp nhận cũng như giữ được mối quan hệ tốt đẹp với công ty cũ sau khi bạn không còn làm việc nữa? Bạn có thể tham khảo qua ví dụ dưới đây nhé
- "Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự được làm việc tại công ty ......... trong vòng ......... năm qua. Trong quá trình làm việc tại đây, tôi đã may mắn được dẫn dắt bởi những người sếp tuyệt vời, được làm việc với những đồng nghiệp chân thành và chuyên nghiệp. Tuy vậy, tôi rất lấy làm tiếc vì sẽ không còn được làm việc tại công ty ........... nữa. Tôi đã xin vào làm vị trí .................... tại công ty ….................... để có thể học hỏi thêm kinh nghiệm và tìm cơ hội phát triển mới. Tôi kính mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận đơn xin nghỉ việc này của tôi. Tôi chân thành cầu chúc cho công ty .................... sẽ đạt được những thành công như ý và phát triển ngày càng vững mạnh. Trân trọng cảm ơn!"
Có cơ hội việc làm tốt hơn
Có cơ hội việc làm tốt hơn để phát triển được nghề nghiệp cũng như hoàn thiện năng lực bản thân luôn là lý do nghỉ việc chính đáng và thường gặp nhất. Bạn chỉ cần viết về lý do xin thôi việc này thật chân thành với thái độ đúng mực thì sẽ dễ được cấp trên chấp thuận.
Ví dụ:
- "Trong thời gian sắp tới, tôi quyết định nhận vị trí công việc mới tại công ty .......................để tìm thêm cơ hội phát triển mới, phù hợp với chuyên môn và khả năng làm việc của tôi. Vì vậy, tôi kinh mong Quý Công ty xem xét và chấp thuận cho đơn xin nghỉ việc của tôi. Tôi cũng rất lấy làm tiếc vì không còn làm việc tại công ty…........................., vì trong suốt ....... năm làm việc tại đây tôi đã được may mắn làm việc với những đồng nghiệp tối cùng với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn công ty đã tin tưởng tôi trong suốt thời gian vừa qua và chúc cho công ty ........................... sẽ luôn đạt được những thành công như mong muốn.”
Lý do khách quan của bản thân và không muốn ảnh hưởng đến công việc chung trong công ty
Những lý do khách quan có thể ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định xin nghỉ việc của người lao động, chẳng hạn như: hoàn cảnh gia đình, việc sinh nở, sức khoẻ cá nhân, không còn phù hợp với công việc hiện tại, nơi làm việc thay đổi vị trí xa hơn hiện tại...
Khi xin thôi việc vì những nguyên nhân khách quan của bản thân và không muốn ảnh hưởng đến công việc chung của công ty, đơn xin nghỉ việc của bạn sẽ rất dễ thuyết phục sếp và được đánh giá cao vì bạn đã nghĩ đến lợi ích chung của công ty. Tuỳ theo những lý do khách quan cụ thể ảnh hưởng đến bạn mà bạn hãy trình bày khéo léo trong đơn xin nghỉ việc như sau
Nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình
Bố mẹ già yếu, vợ sinh con nhỏ, con cái hay vợ chồng bị bệnh cần người chăm sóc... là những hoàn cảnh riêng mà có thể bạn sẽ gặp phải dẫn đến việc bạn không còn an tâm trong công tác, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, không hoàn thành trách nhiệm công việc được giao.
Thật khó khăn để lựa chọn điều gì quan trọng hơn trong cuộc sống. Để không ảnh hưởng đến công việc chung cũng như làm tròn trách nhiệm với gia đình, là người có trách nhiệm thì quyết định xin nghỉ việc chắc chắn sẽ được bạn cân nhắc. Trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo những lý do xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình sau để có thể trình bày thuyết phục sếp nhé.
Ví dụ:
- "Vì điều kiện hoàn cảnh gia đình neo đơn, hai vợ chồng tôi cũng đã có thời gian sống xa nhau khá lâu, vợ tôi ở quê lại vừa sinh con nhỏ không ai chăm sóc. Tôi phải trở về quê để có thể tiện hơn trong việc ổn định cuộc sống cũng như dễ dàng hơn trong việc gần gũi chăm sóc vợ con, đặc biệt là trong giai đoạn vợ tôi mới sinh và sức khoẻ còn yếu như hiện nay. Vì thế, tôi không thể tiếp tục đảm nhiệm vị trí công việc hiện tại ở công ty ABC và làm ảnh hưởng đến công việc chung của công ty. Kính mong Quý Công ty chấp thuận đơn xin nghỉ việc của tôi và tạo điều kiện thuận lợi để tôi được bàn giao công việc."
- "Tôi rất cảm kích Quý Công ty vì đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được hoàn thành tốt các trách nhiệm công việc được giao, được phát triển kỹ năng nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên, vì tôi mới lập gia đình, gia đình chồng tôi ít người mà ba mẹ chồng tôi cũng đã lớn tuổi và cần người thường xuyên bên cạnh để chăm sóc. Tôi không thể sắp xếp ổn thoả về thời gian để vừa làm tốt các công việc của công ty vừa làm tốt trách nhiệm đối với gia đình. Vì vậy, tôi muốn xin thôi việc để có nhiều thời gian hơn chăm lo cho gia đình cũng như làm tốt trách nhiệm của một người con dâu. Kính mong Quý Công ty chấp thuận đơn xin nghỉ việc của tôi và tạo điều kiện thuận lợi để tôi được bàn giao công việc."
Kế hoạch nghỉ sinh nở trong thời gian dài
Nghỉ việc vì lý do sinh nở là lý do thường gặp đối với lao động nữ khi mang thai và sinh con. Sức khoẻ của phụ nữ mang thai và trong thời gian sinh nở cũng như việc cần nghỉ dưỡng sức sau sinh luôn được coi trọng. Chính vì vậy, việc nghỉ thai sản của lao động nữ cũng đã quy định chế độ rõ ràng trong Pháp luật lao động cũng như Luật Bảo hiểm hiện hành.
Xin nghỉ việc trong thời gian dài vì lý do sinh nở để không làm ảnh hưởng đến công việc chung sẽ dễ được cấp trên chấp thuận, miễn là bạn làm đúng theo quy định nhà nước và quy định chung của công ty khi nộp đơn xin nghỉ việc vì lý do này. Sau đây là ví dụ cụ thể cho lý do sinh nở mà bạn có thể trình bày trong đơn xin nghỉ việc của bạn.
Ví dụ:
- "Hiện nay, bản thân tôi đang mang thai và gần đến ngày sinh con. Tôi cũng gặp một số mặt hạn chế về sức khoẻ và cần có thời gian nghỉ ngơi theo lời dặn của bác sĩ để chuẩn bị tốt cho vấn đề sinh nở sắp tới. Vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ, tôi xin phép nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của nhà nước. Tôi cũng gửi đính kèm theo đơn này là bản photo sổ khám thai định kỳ của tôi có chỉ định của bác sĩ theo dõi. Để tránh ảnh hưởng đến công việc chung của công ty, tôi đảm bảo sẽ hoàn tất bàn giao các công việc mà tôi đang đảm nhiệm cho ............................, hiện đang công tác cùng bộ phận với tôi. Kính mong Ban Giám đốc tạo điều kiện và giúp đỡ."
Nghỉ việc vì lý do cá nhân
Thông thường, vấn đề sức khoẻ cá nhân, mắc bệnh phải chữa trị dài ngày, đi định cư nước ngoài, chuyển hướng kinh doanh... là những lý do cá nhân dễ dẫn đến quyết định nghỉ việc của người lao động để vừa đảm bảo thực hiện được các công việc cá nhân cũng như không làm ảnh hưởng đến công việc công ty. Một số lý do nghỉ việc liên quan đến các công việc cá nhân thường được đề cập trong đơn xin nghỉ việc như sau
Ví dụ:
- "Theo kết quả kiểm tra sức khoẻ định kỳ của tôi, tôi bị bệnh ............... và cần phải chữa trị kịp thời. Các cuộc kiểm tra và điều trị bệnh định kỳ theo chỉ định của bác sĩ có thể khiến tôi làm gián đoạn và bỏ lỡ nhiều việc ở công ty nên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công ty. Vì vậy, tôi kính mong Ban Giám đốc xem xét và giải quyết đơn xin nghỉ việc của tôi để tôi có thể tiếp nhận vấn đề điều trị bệnh. Mọi công việc tôi đang đảm nhiệm, tôi cam kết sẽ bàn giao hoàn chỉnh lại cho người có trách nhiệm được phân công nhận bàn giao trước khi tôi nhận quyết định nghỉ việc. Tôi xin chân thành cảm ơn!"
- "Tôi đã nhận được Visa định cư đoàn tụ với gia đình tại đất nước ........, do đó tôi cần có thời gian để sắp xếp các công việc còn lại của bản thân tại Việt Nam và kịp thực hiện chuyến bay theo như kế hoạch. Điều này khiến tôi không thể hoàn thành tốt các trách nhiệm công việc được giao và sẽ ảnh hưởng tới lợi ích chung của công ty. Kính mong Quý Công ty chấp thuận đơn xin nghỉ việc của tôi và tạo điều kiện thuận lợi để tôi được bàn giao công việc."
- “Sau … năm làm việc hết mình và không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, tôi quyết định thử sức ở vai trò mới: tự mở ................ để kinh doanh. Vì vậy, tôi xin phép được xin nghỉ việc tại Công ty ............................... để toàn tâm tập trung thực hiện dự án mới của mình. Mong Quý Công ty hiểu và thông cảm cho quyết định này của tôi. Tôi xin cảm ơn!”
Do bắt buộc phải chuyển nơi ở mới quá xa chỗ làm hiện tại
Việc nhân viên phải chuyển chỗ ở mới quá xa khiến cho việc đi lại đến chỗ làm việc hiện tại mất quá nhiều thời gian nên không đảm bảo sức khoẻ cho công việc, hay không thể tuân thủ đúng thời gian làm việc quy định... cũng là lý do để nhân viên suy nghĩ về quyết định xin nghỉ việc và tìm kiếm việc làm khác.
Nếu bạn gặp trường hợp này, ví dụ về lý do xin nghỉ việc sau đây là một gợi ý để bạn trình bày đơn xin nghỉ việc thuyết phục sếp dễ hơn hoặc có thể bạn sẽ được được cân nhắc để chuyển đến làm việc tại chi nhánh của công ty (nếu có) ở gần nơi sinh sống của bạn.
Ví dụ:
- "Theo kế hoạc của gia đình, trong thời gian sắp tới gia đình tôi sẽ chuyển đến TP. Hà Nội để sinh sống. Thời gian được làm việc tại công ty ............... là khoảng thời gian thật sự tuyệt vời và đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm làm việc quý báu. Tôi cảm thấy rấc tiếc nhưng dù rất muốn, tôi cũng không thể tiếp tục công tác tại công ty được nữa. Rất mong Anh/Chị thông cảm và chấp thuận cho đơn xin thôi việc của tôi. Tôi kính chúc Quý Công ty ngày càng phát triển thịnh vượng và bền vững.”
Không phù hợp với công việc
Xin nghỉ việc vì không phù hợp với công việc cũng là một lý do phổ biến. Sau quá trình công tác, nhân viên có thể nhận thấy rằng trình độ và năng lực của mình không đáp ứng được các yêu cầu công việc nên khó có thể làm tốt các nhiệm vụ được giao. Để tránh ảnh hưởng đến công ty cũng như tạo ra cơ hội mới cho mình, bạn sẽ có quyết định xin thôi việc. Khi làm đơn xin nghỉ việc do không phù hợp với công việc, bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây
Ví dụ:
- "Tôi đã được may mắn làm việc với những đồng nghiệp thật tuyệt vời tại Quý Công ty. Tuy vậy, trong quá trình làm việc, mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng kết quả công việc không được như ý muốn. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ dự án cũng như các công việc của công ty và khiến tôi rất áy náy. Tôi nhận thấy mình không đủ năng lực để đảm nhận tốt vị trí công việc ............. tại công ty, cũng như không thể mang lại lợi nhuận thiết thực. Do đó, tôi viết đơn này với mong muốn được nghỉ việc tại công ty và tìm một công việc phù hợp hơn. Kính mong Quý Công ty xem xét và chấp thuận. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Xin nghỉ việc - Những dấu hiệu bạn cần suy nghĩ về việc nên thôi việc
Khi đi làm, ai cũng mong muốn sẽ được gắn bó lâu dài với công ty và có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, đôi khi việc cố gắng duy trì công việc hiện tại lại tạo ra một áp lực và khiến bạn không có cơ hội phát triển bản thân hay có tâm lý chán nản không còn muốn cố gắng trong công việc. Có lẽ đây là lúc bạn cần nghiêm túc suy nghĩ lại về việc thôi việc để có thể phát triển tốt hơn. Hãy tìm hiểm một số dấu hiệu mà bạn cần suy nghĩ và quyết định về vấn đề xin nghỉ việc.
Không còn đam mê và thoả mãn với công việc hiện tại
Khi làm bất cứ công việc gì, bạn cũng cần có sự đam mê thì mới có thể tạo ra động lực làm việc. Đam mê và thoả mãn với công việc là nguồn lực để bạn đặt nhiều tâm huyết vào công việc mình làm, tạo ra thái độ tích cực trong công việc giúp cho những đóng góp bạn mang lại cho doanh nghiệp thực sự đạt hiệu quả và có lý do để tiến về phía trước.
Tuy nhiên, khi đã không còn niềm đam mê và hứng khởi thì lúc này công việc của bạn chỉ còn là nhiệm vụ và không còn sự cố gắng nữa. Thật sự đây là dấu hiệu bạn cần suy nghĩ về việc thôi việc và thay đổi công việc khác để có thể làm việc hiệu quả hơn, có những đóng góp tốt hơn.
Không có cơ hội phát triển, thăng tiến trong công việc
Nếu bạn cảm thấy công việc mình đang làm hạn chế và không phát huy được những kỹ năng của mình cũng như không có cơ hội chứng minh năng lực và cơ hội thăng tiến thì tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn là điều bạn nên suy nghĩ.
Sự lặp đi lặp lại trong công việc, không được tiếp thu học hỏi thêm những cái mới, không phát huy được giá trị bản thân sẽ hạn chế bạn có cơ hội vươn lên những vị trí công việc cao hơn trong nghề nghiệp.
Đây là điều bạn nên suy nghĩ về việc có nên trao đổi với cấp quản lý trong doanh nghiệp về cơ hội thăng tiến trong công việc của bạn hay nên xin nghỉ việc để được phát triển nghề nghiệp của mình.
Làm việc với cấp trên không có năng lực
Bạn sẽ gặp một áp lực tồi tệ khi làm việc dưới trướng một người sếp có năng lực kém nhưng có thể lại luôn được lãnh đạo công ty ưu ái. Đây cũng là điều thường xảy ra trong môi trường làm việc hiện nay. Hãy cẩn thận suy nghĩ đến việc rời đi nếu bạn đang gặp trường hợp này vì có thể những hiệu quả công việc của bạn sẽ trở thành công trạng của sếp và mọi sự cố gắng của bạn chỉ là vô ích.
Cảm thấy chán nản khi nghỉ đến công việc hiện tại
Sự chán nản trong công việc sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy đi làm là một cực hình. Khi đi làm thì chỉ mong đến những ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ. Những lời phàn nàn về công việc hay việc đến công ty chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu có thể gây ra những cảm xúc tiêu cực và dẫn đến những rối loạn liên quan tới stress. Lúc này, việc cần làm là hãy suy nghĩ thật nghiêm túc về việc chấm dứt công việc hiện tại không còn phù hợp và tìm kiếm cho mình một cơ hội mới để có thể thực hiện được đam mê của mình.
Sức khoẻ suy giảm hay công việc ảnh hưởng đến cuộc sống riêng
Hãy luôn nhớ rằng làm việc để kiếm tiền nhưng tiền cũng không mua được sức khoẻ. Nếu công việc hiện tại có quá nhiều áp lực khiến bạn bị trầm cảm, mệt mỏi, mất ngủ, nhức đầu, bệnh tật triền miên…thì hãy suy nghĩ đến việc thay đổi công việc vì có thể công việc đó không phù hợp với khả năng của bạn.
Bên cạnh đó, việc liên tục phải tăng ca hay làm thêm giờ khiến cho bạn không còn thời gian để sắp xếp cuộc sống riêng của mình và làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân. Điều này cũng cần bạn cân nhắc và xem xét lại khả năng thay đổi công việc nếu như vẫn không thể cân bằng được giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Đôi khi việc cố gắng duy trì công việc sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn đến cuộc sống riêng của bạn nhé.
Xin nghỉ việc một cách chuyên nghiệp
Khi đã có quyết định thôi việc, bạn cũng nên suy nghĩ đến cách xin nghỉ việc như thế nào để thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như duy trì và giữ được mối quan hệ tốt đẹp với những đồng nghiệp cũ, công ty cũ.
Việc xin nghỉ việc cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật lao động và quy định công ty
Theo pháp luật lao động, khi ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp, sẽ có điều khoản quy định về thời gian cần báo trước nếu người lao động muốn xin nghỉ việc. Vì vậy, bạn cần xem xét đến vấn đề này để thông báo đến người sử dụng lao động việc xin thôi việc của mình theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng lao động mà bạn đã ký kết.
Một quy trình nghỉ việc chuẩn và chuyên nghiệp mà bạn nên thực hiện là:
- Làm đơn xin nghỉ việc
- Trao đổi với sếp quản lý trực tiếp về lý do nghỉ việc của bạn
- Thực hiện bàn giao công việc, bàn giao những tài sản công ty mà bạn đang đảm nhiệm và quản lý cho người có trách nhiệm
- Làm việc có trách nhiệm trong những ngày cuối cùng
Những điều cần lưu ý khi viết lý do nghỉ việc
Sau đây là một số điều bạn cần lưu ý khi viết lý do xin nghỉ việc để có thể kết thúc công việc một cách êm thắm và vẫn duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp, mối quan hệ hợp tác trong tương lai
Lý do xin nghỉ việc thuyết phục
Tất nhiên, khi nhận được đơn xin nghỉ việc của nhân viên, cấp quản lý luôn muốn biết lý do nghỉ việc của nhân viên mình là gì, có thuyết phục không, có tiêu cực không? Bạn cũng hãy nhớ rằng khi nộp đơn ứng tuyển công việc mới thì có thể bạn cũng sẽ cần có sự đánh giá tích cực từ việc tham khảo ý kến của sếp quản lý cũ.
Do đó, khi đề cập đến lý do nghỉ việc, bạn nên suy nghĩ và cân nhắc lựa chọn lý do thuyết phục và thể hiện sự chân thành và hợp tình hợp lý thì sẽ dễ dàng thuyết phục được sếp và tạo điều kiện giải quyết cho đơn xin nghỉ việc của bạn được thuận lợi hơn.
Trao đổi về những dự án, những công việc mà bạn đang thực hiện dang dở
Trước khi nghỉ việc, chắc chắn bạn sẽ có những công việc chưa thể hoàn thành có thể ảnh hưởng đến công ty và những đồng nghiệp khác đang phối hợp thực hiện công việc với bạn. Vì thế, khi thực hiện bàn giao công việc, bạn cần trao đổi rõ ràng về tiến độ công việc bạn đang thực hiện, mức độ % hoàn thành của công việc cũng như những điểm cần lưu ý khi thực hiện tiếp công việc.
Nên thể hiện bạn là người có thái độ làm việc chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng như sự nhiệt tình đối với đồng nghiệp qua việc cố gắng giữ thông tin liên lạc và hỗ trợ hết mình các vấn đề xảy ra trong công việc trong giai đoạn đồng nghiệp tiếp nhận lại công việc mà bạn bàn giao.
Thể hiện sự cảm ơn đối với những gì bạn đã nhận được từ công ty
Thời gian gắn bó với công ty của bạn dù ngắn hay dài nhưng mỗi vị trí công việc mà bạn đảm nhận đều sẽ mang đến cho bạn những kinh nghiệm làm việc, những trải nghiệm hữu ích và cơ hội trau dồi, hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của bạn. Vì thế, lời cảm ơn đến sếp và những người đồng nghiệp cũ đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho bạn phát triển trong thời gian làm việc tại công ty là một việc bạn nên làm.
Không nên có sự chỉ trích hay phê phán
Bạn hãy nhớ rằng cho dù không còn làm việc tại công ty nữa nhưng việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với sếp và đồng nghiệp cũ luôn là điều nên làm vì có thể đó sẽ trở thành những mối quan hệ hợp tác trong tương lai hoặc là việc bạn sẽ nhận được những đánh giá tích cực khi nơi ứng tuyển mới của bạn cần tham khảo thông tin về bạn.
Do đó, cho dù bạn có bất mãn gì với công việc, với cấp trên hay với đồng nghiệp thì cũng không nên đề cập đến trong lý do xin nghỉ việc. Hãy luôn biết kiềm chế cảm xúc bản thân, luôn có thái độ tích cực và thể hiện sự chuyên nghiệp của mình khi xin thôi việc. Điều này sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp về bạn nơi sếp và đồng nghiệp cũ.
Những câu hỏi thường gặp về lý do nghỉ việc
Trả lời phỏng vấn về lý do nghỉ việc như thế nào để có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng?
Có thể bạn nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau như: bạn mong muốn có được mức lương cao hơn, cấp trên của bạn không tốt, tìm kiếm cơ hội thăng tiến hay bạn không còn hứng thú với công việc nữa.... Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn, đừng trả lời quá tiêu cực cho lý do xin nghỉ việc nhé.
Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những lý do mong muốn được tìm kiếm những cơ hội để phát triển nghề nghiệp, những gì bạn mong muốn ở công việc mới hoặc những mục tiêu đặt ra trong sự nghiệp sẽ tốt hơn cho bạn. Bạn cũng cần tránh nói về sự không hoà hợp hay bất mãn với cấp trên vì nói xấu sếp cũ là điều mà không nhà tuyển dụng nào đánh giá cao ở ứng viên.
Nên trao đổi về lý do nghỉ việc với sếp quản lý trực tiếp trước hay là trình bày thẳng trong đơn xin nghỉ việc?
Khi bạn xin nghỉ việc, nhất là nếu bạn đang đảm nhiệm những vị trí công việc quan trọng trong công ty, sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với công ty và những người đồng nghiệp đang phối hợp công việc với bạn. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc việc nên trao đổi thẳng thắn và rõ ràng lý do nghỉ việc của bạn với sếp quản lý trực tiếp trước để họ có sự chuẩn bị cho người thay thế vị trí công việc của bạn. Việc trao đổi trước cũng sẽ giúp bạn nhận được những sự đóng góp ý kiến từ sếp quản lý trực tiếp của bạn để bạn có thể thuận lợi hơn trong việc xin thôi việc của mình.
Bạn sẽ xử lý thế nào khi sếp không chấp thuận lý do xin nghỉ việc của mình?
Trong một số trường hợp khi bạn xin nghỉ việc nhưng sếp vẫn có ý định muốn giữ bạn lại công ty thì bạn cũng cần có sự chuẩn bị và ứng xử thật khéo léo để vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp.
Trước tiên, bạn có thể trao đổi thẳng thắn và rõ ràng với sếp về những kế hoạch trong cuộc sống cá nhân hoặc sự không còn phù hợp trong công việc với mục tiêu nghề nghiệp mới của bạn. Tuy có thể sếp mong muốn giữ bạn lại nhưng sự ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của bạn cũng là yếu tố để sếp chấp nhận việc thôi việc của bạn.
Hơn nữa, bạn cũng cần thể hiện sự chuyên nghiệp của mình qua việc tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật lao động và quy định trong hợp đồng lao động về thời gian cần thông báo trước khi xin nghỉ việc. Hãy bàn giao công việc thật hoàn chỉnh và hỗ trợ hết mình cho người tiếp nhận công việc của bạn cũng là cách bạn thể hiện sự cảm ơn đối với sự đánh giá cao của sếp dành cho bạn.
Theo khảo sát cộng đồng người tìm việc trên ViecLamVui, hơn 32.1% lý do nghỉ việc do bất mãn với sếp, 35% lý do nghỉ việc do bất hoà với đồng nghiệp cũ, 47.6% lý do nghỉ việc liên quan đến chế độ lương thưởng và còn nhiều lý do nghỉ việc khác nữa. Tuy nhiên, dù nghỉ việc với bất kỳ lý do nào, bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn những lý do xin nghỉ việc hợp lý, tích cực và dễ thuyết phục sếp nhất cũng như duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với sếp và đồng nghiệp cũ. Một số thông tin trong bài viết sau hy vọng sẽ hữu ích cho bạn khi tìm một lý do nghỉ việc phù hợp cho mong muốn thay đổi công việc của mình.#LyDoNghiViec #LyDoXinNghiViec #ViecLamVui #GocNgheNghiep
Danh mục
- Góc nghề nghiệp
- Kinh nghiệm phỏng vấn
- Cẩm nang tuyển dụng
- 1001 Mẫu CV xin việc
- Mẫu Văn Bản
- Kỹ Năng Nghề Nghiệp
- ViecLamVui Wiki
- 1001 STT HAY
- 1001 Quiz ViecLamVui
- Giải trí
- Thủ thuật
- Sức khỏe vui
- Thông tin tuyển sinh
- 1001 Ngành Nghề
- Việc làm theo tỉnh thành
- Việc làm theo vị trí công việc
- Công ty
- Tài liệu
- Vector
- CAD
- Học Lái Xe Ô tô
- Download File MP3 miễn phí
- 1001 công cụ online
- Tìm kiếm gần đây
...
Hệ thống mạng xã hội MuaBanNhanh - ViecLamVui MuaBanNhanh Nhà Đất Dịch Vụ Xe Blog Việc làm Vui Kinh doanh
Trung Tâm Việc Làm Vui Academy, Tìm Việc làm Nhanh 24h,Đăng Tuyển dụng miễn phí - Chi nhánh công ty MBN
ViecLamVui là dự án giữa MBN và Cổng Tri Thức Thánh Gióng Trung Ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên
Địa chỉ: L3 Tòa nhà MBN Tower 365 Lê Quang Định, phường 5, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email: vieclamvui@muabannhanh.com
Không cần làm hồ sơ CV trên máy tính. Click chọn điền thông tin bằng điện thoại. Chat Nhanh có việc ngay
Kết nối với ViecLamVui.com
YoutubeFacebookMua Bán NhanhGoogle mapGoogle newsGoogle siteMạng xã hội khác@ Đối tác Công ty In ấn In Kỹ Thuật Số since 2006 thường xuyên Tuyển dụng và Đào tạo nghề miễn phí: Ngành thiết kế, kế toán, lao động phổ thông...
Thi thử Lý thuyết lái xe B2 - Thi thử Mô phỏng lái xe B2 - Tiếng chim MP3 - Đồng hồ đếm ngược - Tính điểm trung bình môn - Chuyển HTML thành Markdown - Tải Slideshare Miễn Phí - Chuyển Youtube sang MP3 - đồng hồ pomodoro online - Chuyển Markdown thành HTML online - Tìm kiếm gần đây - Hỏi Đáp Nhanh Online
Tin xem nhiều
1000 Từ Vựng Tiếng Anh Word Form Thông Dụng1001 Việc Làm Thêm Tại Nhà Dễ Kiếm Tiền Triệu [Có Hướng Dẫn Chi Tiết]Mẫu đăng tin tuyển dụng hay nhất - 99% nhà tuyển dụng thành công đã sử dụng, còn bạn thì sao?Ngành Kinh tế gồm những ngành nào? Top 5 ngành kinh tế lương cao, dễ xin việcGDP là gì? Cách tính GDP thông dụng và ý nghĩa của chỉ số GDPMục tiêu nghề nghiệp là gì? 101 Mẫu Cách Viết Trong CV và Trả Lời Phỏng Vấn HayBáo cáo thực tập - Cách viết và trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp chuẩn, hoàn chỉnh được đánh giá caoTrường Đại học Sài Gòn (SGU) - Điểm chuẩn, học phí, ngành đào tạo, thông tin tuyển sinhTừ khóa » Xin Sếp Nghỉ Việc
-
Cách Xin Sếp Nghỉ Việc - VnExpress Kinh Doanh
-
Bật Mí Cách Xin Nghỉ Việc Khéo Léo, Nhẹ Nhàng, Thuyết Phục Nhất
-
14 Lý Do Nghỉ Việc Hợp Lý Khiến Sếp Không Thể Từ Chối - LuatVietnam
-
Cách Xin Nghỉ Việc Với Sếp Khéo Léo, Thuyết Phục - Nhân Lực Việt
-
Cách Xin Nghỉ Việc Một Cách Khôn Ngoan Nhất - VietnamWorks
-
Gợi ý Những Cách Xin Nghỉ Việc Khéo Léo Không Mất Lòng Sếp
-
Cách Nói Chuyện Với Sếp Khi Nghỉ Việc Tránh Làm Mất Lòng Sếp
-
10 Lý Do Nghỉ Việc Hợp Lý Và Thuyết Phục Nhất [Kèm Mẫu] - Fastdo
-
10 Lý Do Xin Nghỉ Việc Thuyết Phục Khiến Sếp “chắp Bút” Tiễn Nhân Tài
-
Cách Xin Nghỉ Việc Khéo Léo Dễ Dàng Nhất 2021
-
Cách Xin Nghỉ Việc 1 Ngày Khéo Léo - Luật Hoàng Phi
-
Cách Nhắn Tin Xin Nghỉ Việc 1 Ngày
-
Cách Nói Chuyện Với Sếp Khi Nghỉ Việc để Lại ấn Tượng đẹp - JobsGO
-
Nói Gì Với Sếp Trước Khi Nghỉ Việc?