Lý Do Nhìn Các đường Gân Mạch Máu Lại Thấy Màu Xanh
Có thể bạn quan tâm
* Tại sao máu có màu đỏ và tại sao nhìn các đường gân mạch máu lại thấy màu xanh?
Bạn Lê Quang Vinh (huyện Thạch Thất, Hà Nội)
Nhìn qua các mạch máu ở tay, chân thấy hình như máu có màu xanh. Kỳ thực chỉ vì các mạch máu ở gần bề mặt da, và da chỉ để cho một số ánh sáng màu nhất định lọt qua. Thật ra khi chảy máu thì ai cũng thấy máu của người, của gia súc gia cầm đều có màu đỏ.
Màu đỏ của máu là do huyết sắc tố (haemoglobin). Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic.
Máu cũng là phương tiện vận chuyển của các tế bào (cả tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể lẫn tế bào bệnh lý) và các chất khác nhau (các amino acid, lipid, hormon) giữa các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay ảnh hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau.
Hồng cầu: chiếm khoảng 96% các thành phần hữu hình. Ở động vật có vú, hồng cầu trưởng thành mất nhân và các bào quan. Hồng cầu chứa haemoglobin và có nhiệm vụ chính là vận chuyển và phân phối ôxy.
Bạch cầu: chiếm khoảng 3% là một phần quan trọng của hệ miễn dịch có nhiệm vụ tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Tiểu cầu: chiếm khoảng 1%, chịu trách nhiệm trong quá trình đông máu. Tiểu cầu tham gia rất sớm vào việc hình thành nút tiểu cầu, bước khởi đầu của quá trình hình thành cục máu đông trong chấn thương mạch máu nhỏ.
Huyết sắc tố (Hemoglobin, hay Haemoglobin, viết tắt Hb) là một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích ôxy trong cơ thể động vật hữu nhũ và một số động vật khác.
Thuật ngữ hemoglobin là sự kết hợp của heme và globin, để cho thấy rằng mỗi đơn vị con của hemoglobin là một protein cấu trúc hình cầu với nhóm heme (hay haem) đính kèm; mỗi nhóm heme chứa một phân tử sắt, và nó đảm nhiệm cho việc gắn kết với ôxy. Các loại huyết sắc tố chung nhất đều chứa bốn đơn vị con, mỗi đơn vị kèm theo một nhóm heme. Nó cũng là thứ làm nên màu đỏ của máu. Huyết sắc tố làm nhiệm vụ đưa ôxy từ phổi đến khắp cơ thể và cung cấp nhiều năng lượng cho sự hoạt động của cơ thể. Khi có nhiều ôxy trong cơ thể thì máu có màu đỏ tươi. Khi cơ thể hoạt động mạnh do lao động, tập luyện thì máu có màu đỏ thẫm và mau chóng được đưa về phổi để có thể tiếp nhận them ôxy.
Một số động vật như mực, bạch tuộc, sam, tôm, châu chấu, cào cào… máu lại có màu xanh. Huyết sắc tố của chúng không chứa sắt như ở người, gia súc, gia cầm mà lại chứa đồng. Một số động vật bậc thấp lại có máu (thường chỉ gọi là dịch thể) không màu và thường trong suốt.
Từ khóa » Gân Người Màu Gì
-
Gân Là Gì? Cấu Tạo Và Công Dụng | Vinmec
-
Tại Sao Nổi Gân Xanh, Liệu đây Có Phải Dấu Hiệu Bệnh Lý?
-
Lý Giải Nguyên Nhân Bàn Tay Nổi Gân Xanh Và Cách điều Trị
-
Nổi Gân Xanh Trên Cơ Thể, Chỉ điểm Bệnh Gì?
-
Gân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Gân Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Thông Tin Cần Biết
-
Tay Chân Nổi Gân Xanh Là Bệnh Gì? Cách Chữa Hiệu Quả - Hello Bacsi
-
Tay Bị Nổi Gân Xanh: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị - MedJin
-
Tay Chân Nổi Gân Xanh Là Bị Gì | BvNTP
-
Cơ Thể Nổi Gân Xanh Cảnh Báo điều Gì Về Sức Khỏe? | VOV.VN
-
Tổng Quan Các Bệnh Lý Mạch Máu Của Gan - Cẩm Nang MSD
-
Nổi Gân Xanh Bất Thường ở 3 Vùng Này Có Thể Cảnh Báo Bệnh Tim ...
-
Bọng Mắt Nổi Gân Xanh Có Nguy Hiểm Không? - Nhà Thuốc Long Châu