Lý Do Rượu Cổ Truyền Có Tên Là Rượu đế, Rượu Ngang, Quốc Lủi...
Có thể bạn quan tâm
* Xin cho biết tại sao rượu cổ truyền lại có tên là rượu đế, rượu ngang, quốc lủi…?
Bạn Vũ Minh Huệ (huyện Nho Quan, Ninh Bình)
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì trước khi người Pháp đến Việt Nam trong cuộc xâm lăng và đô hộ các thuộc địa, ngành sản xuất rượu thủ công Việt Nam đã có lịch sử rất lâu đời vì người Việt nói chung rất phổ biến tập quán uống rượu, đặc biệt trong các ngày lễ, tết vốn vô tửu bất thành lễ.
Năm 1858, khi những người Pháp đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, vẫn chưa có sản xuất rượu ở quy mô công nghiệp. Chính phủ bảo hộ khuyến khích người Việt nấu rượu, uống rượu để thu thuế, cấp đăng ký sản xuất rượu, nhưng vẫn không có các biện pháp thu thuế triệt để. Kể từ khi sản xuất rượu công nghiệp ra đời, chính quyền bảo hộ ra sắc lệnh cấm dân tự nấu rượu.
Một mặt chính phủ bảo hộ đưa ra chính sách ngăn cấm các làng nghề, ngăn cản người dân tự nấu rượu, mặt khác lại bắt người dân phải tiêu thụ theo định mức các loại rượu do nhà máy rượu của Chính phủ bảo hộ sản xuất (rượu công ty, còn gọi là rượu Ty). Chính phủ bảo hộ tính số người cho mỗi tỉnh, mỗi làng mà chia rượu giao cho quan lại đưa dân nhận lãnh rượu. Đồng thời giao kế hoạch tiêu thụ rượu đến các cấp chính quyền huyện, tổng, xã, đề ra các biện pháp cụ thể như ma chay, cưới xin, lễ hội đình đám bắt buộc phải mua rượu đủ theo quy định.
Tuy vậy rượu Ty vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, và vì muốn dùng thứ rượu dân tộc có nồng độ cao, cay và thơm hơn, khắp nơi người ta vẫn lén lút nấu rượu bằng gạo nếp rồi đem giấu trong những lùm tranh, lùm đế ở xa nhà, hoặc khi thấy Tây đoan, Tàu cáo đến bắt, nghe động thì bê tất cả nồi rượu, bình rượu chạy vội giấu dưới đồng cỏ hoang dại mọc toàn cây đế, một loài cây giống cỏ năn, cỏ lác, cỏ tranh, hay lau sậy mọc cao vút đầu. Tên gọi rượu đế trong Nam xuất xứ từ đó.
Cũng vì rượu ta nấu nó cho rượu lậu, muối ta làm nó bảo muối gian (Phan Bội Châu, trong bài thơ Á tế Á ca), nên tại miền Bắc Việt Nam người dân đã tự đặt tên cho loại rượu mình nấu là rượu ngang vì rượu nấu và tiêu thụ theo kiểu đi ngang về tắt; rượu cuốc lủi vì vừa bán vừa lủi như con chim cuốc hoặc để so sánh với rượu "quốc gia" khi các cụ nhà nho xưa nhại tiếng ngoại bang nationale spirit gọi rượu quê của người Việt là rượu quốc hồn, quốc túy. Tiếng là quốc hồn quốc túy mà phải nấu chui nấu lủi, uống chui uống lủi thì gọi là rượu quốc lủi.
Trong một cách hiểu khác, từ quốc lủi còn có ý đối lập với rượu quốc doanh do bối cảnh Việt Nam từ 1945 đến trước thời kỳ đổi mới, ngành rượu bị nhà nước độc quyền và cấm dân nấu rượu, những năm tháng không ai dám nấu rượu công khai dù là nấu bằng sắn, và chỉ có lý do rất hợp lý là nấu rượu để lấy bỗng rượu nuôi lợn chứ không phải lấy rượu để đầu độc con người.
Từ khóa » Chai Rượu Quốc Lủi
-
Vì Sao Gọi Là Rượu “quốc Lủi”? - Người Đô Thị
-
Chai Rượu Quốc Lủi Cao Cấp, Giảm Giá, Ship Cod Toàn Quốc
-
Rượu Quốc Lủi Làm Mê Mẩn Cả Ngài Cố
-
Rượu đế Và Rượu Quốc Lủi, Cuốc Lủi Là Rượu Gì?
-
Rượu Quốc Lủi Loại 50 độ
-
Coi Chừng Rượu "quốc Lủi"! - Tuổi Trẻ Online
-
Một Thời Quốc Lủi - An Ninh Thủ đô
-
Rượu “cuốc Lủi” Nấu Bằng… Phân đạm - Công An Nhân Dân
-
Rượu Trắng – Wikipedia Tiếng Việt
-
CUỐC #LỦI Anh Chị Em... - Rượu 9Chum - Uống Có Trách Nhiệm
-
Top 14 Giá Cuốc Lủi