Lý Do Sổ đỏ Không Thể Hiện đường đi Hay Không Có Lối đi Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Lý do sổ đỏ không thể hiện đường đi hay không có lối đi là gì? Sổ đỏ không thể hiện đường đi hoặc không có lối đi gồm có thể có 2 trường hợp xảy ra gồm:
- Trường hợp 1: Phần đường đi thuộc tài sản của nhà nước.
- Trường hợp 2: Do một số nguyên nhân như sổ đã cũ chưa được cập nhật, tách thửa,…
Tuy nhiên, để làm rõ Lý do sổ đỏ không thể hiện đường đi? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Giấy Phép Xây Dựng Hồ Chí Minh nhé!
Mục Lục
- Lý do sổ đỏ không thể hiện đường đi?
- Trường hợp 1: Phần đường đi thuộc tài sản của nhà nước
- Trường hợp 2: Do một số nguyên nhân như sổ đã cũ chưa được cập nhật, tách thửa,…
- Sổ đỏ có những thông tin gì?
- Sơ đồ thửa đất trên sổ đỏ cần có những gì?
- a) Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:
- b) Những trường hợp không thể hiện sơ đồ gồm:
Lý do sổ đỏ không thể hiện đường đi?
Trường hợp 1: Phần đường đi thuộc tài sản của nhà nước
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì Đất xây dựng công trình theo tuyến thuộc trường hợp không thể hiện sơ đồ.
Như vậy, nếu phần đường đi thuộc tài sản của nhà nước để phục vụ việc làm lối đi thì sẽ không thể hiện trên sơ đồ của sổ đỏ và bạn vẫn sử dụng bình thường nhưng không thuộc sở hữu của bạn, mà đây thuộc sở hữu của Nhà nước.
Xem ngay: Giấy tờ tay có làm sổ đỏ được không?
Trường hợp 2: Do một số nguyên nhân như sổ đã cũ chưa được cập nhật, tách thửa,…
Đường đi không thuộc tài sản nhà nước và thuộc quyền sử dụng của bạn nhưng do một số nguyên nhân như: sổ cũ chưa cập nhật, tách thửa,…cũng dẫn đến đường đi không được thể hiện trên sổ đỏ.
Lúc này, bạn muốn bổ sung phần diện tích đường đi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể tiến hành thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định tại Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
“ Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
[…] 4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
[…] c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
[…] 5. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ
[…] 7. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.”
Sổ đỏ có những thông tin gì?
Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất xác định nội dung gồm:
Trang 1 thể hiện Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trang 2 thể hiện mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, gồm các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú, ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
Trang 3 thể hiện mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.
Trang 4 thể hiện tiếp nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận, mã vạch.
Xem thêm: Cách ghi đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Sơ đồ thửa đất trên sổ đỏ cần có những gì?
Theo Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định:
“ 1. Sơ đồ thửa đất được thể hiện theo quy định như sau:
a) Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:
Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa.
Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam.
Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới.
Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó.
b) Những trường hợp không thể hiện sơ đồ gồm:
Cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp.
Đất xây dựng công trình theo tuyến. Ví dụ: “Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT”.”
Theo đó, thì trên sơ đồ của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thể hiện số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam và chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình,… trừ hai trường hợp không thể hiện là Cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp; Đất xây dựng công trình theo tuyến.
Đánh giá post Chú ý: Các quy định pháp luật dưới đây được chúng tôi cập nhật tại thời điểm đăng bài và hệ thống lại để khách hàng dễ theo dõi. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý. Giấy phép xây dựng Hotline: 0928.123.179 Email: info@giayphepxaydung.vn Địa chỉ: 37-39 Phạm Phú Thứ, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Website: giayphepxaydunghcm.vnMong rằng qua bài viết trên đây của Giấy Phép Xây Dựng thì bạn đã biết được Lý do sổ đỏ không thể hiện đường đi hay không có lối đi là gì? nhé!
Từ khóa » Sổ đỏ Không Thể Hiện đường đi
-
Tại Sao Sổ đỏ Không Thể Hiện đường đi? - Luật Hoàng Phi
-
Sổ đỏ Không Thể Hiện đường đi Có Thể Bổ Sung Vào Sổ đỏ Không?
-
Đất Không Có đường đi Phải Làm Sao?
-
Trên Sổ đỏ Không Có Lối đi Có được Vay Ngân Hàng Không? - Kienbank
-
Tại Sao Sổ đỏ Không Thể Hiện đường đi? - Vạn Tâm Land
-
Tại Sao Phải Trích Lục Bản đồ địa Chính Về Phần đường đi?
-
Tại Sao Sổ đỏ Không Thể Hiện đường đi?
-
Câu Hỏi Thường Gặp: Cập Nhật Lối đi Vào...
-
Mua Sổ đất Không Hiển Thị đường Tại Phú Quốc Và Những điều đặc ...
-
Lối đi Chung Có được Cấp Sổ đỏ Không? - Luật Sư X
-
Đất Không Có Lối đi Có được Cấp Sổ đỏ Không? - LuatVietnam
-
Đất Không Có Lối đi Có được Phép Tách Thửa Không? - LuatVietnam
-
Giải đáp Chi Tiết Lối đi Chung Thể Hiện Trên Sổ đỏ Là Gì? - Homedy