Lý Do Xin Nghỉ Việc Và 1001 Chuyện Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Cảm thấy không thoải mái với công việc hiện tại và có lựa chọn mới tốt hơn, nghỉ việc là điều bạn đang cân nhắc nghiêm túc. Mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình về đơn từ thủ tục xin nghỉ việc theo văn hóa công ty tư nhân tại Việt Nam cũng như các lưu ý quan trọng khác trong bài viết này
Mục lục- Các lý do xin nghỉ việc hợp lý và thuyết phục nhất
- Lý do nghỉ việc liên quan đến công việc
- Lý do nghỉ việc liên quan đến cá nhân
- Thực hiện các bước xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất
- Trình bày nguyện vọng nghỉ việc với quản lý trực tiếp
- Đơn xin nghỉ việc và các thủ tục quan trọng khác
- Khi nào nên xin nghỉ việc
- Chủ quan – xuất phát từ chính bạn
- Khách quan – Đến từ công ty, người quản lý
- Những vấn đề thường gặp khi bạn xin nghỉ việc
- Sếp không duyệt đơn xin nghỉ của bạn
- Sếp nói: “Em ráng làm đến khi anh (chị) tuyển được người mới được không?”
- Có làm tiệc farewell, tặng quà cho đồng nghiệp và sếp hay không?
- Khi phỏng vấn tìm việc tiếp theo, có nên nói thật nguyên nhân nghỉ việc không?
- Giấy tờ thủ tục sau khi nghỉ việc
- Trái Đất tròn, hãy chừa cho bản thân một đường lui
Các lý do xin nghỉ việc hợp lý và thuyết phục nhất
Một khi có ý định thôi công việc hiện tại, có lẽ điều băn khoăn nhất của bạn là tìm lý do hợp lý. Lý do này sẽ được sử dụng trong đơn xin nghỉ cũng như khi trình bày với người quản lý. Có 2 nhóm lý do phổ biến nhất, bạn có thể tham khảo:
Lý do nghỉ việc liên quan đến công việc
Có nguyện vọng thay đổi môi trường làm việc: Lý do này phù hợp với các bạn trẻ, mới ra trường. Những công việc đầu tiên thường là phép thử, các bạn có xu hướng đổi công việc và nơi làm việc nếu cảm thấy không hợp. Bên cạnh đó, nếu có cơ hội thử sức ở môi trường mới, các bạn cũng hứng thú muốn thử. Bạn có thể trình bày chân thành điều này cho quản lý của mình và thể hiện ngắn gọn trong đơn. Ví dụ:
- Lý do: Trong thời gian làm việc tại công ty, tôi đã được đồng nghiệp và quản lý hỗ trợ rất nhiều. Tôi rất biết ơn và trân trọng điều đó. Tuy nhiên, bản thân tôi cảm thấy mình cần một môi trường làm việc đặc thù để phát triển chuyên môn… của tôi. Đó là lý do tôi muốn xin nghỉ việc tại công ty.
Thay đổi định hướng nghề nghiệp: Nếu bạn đang đảm nhận công việc hành chính kiêm nhân sự ở một cty startup. Bạn mong muốn phát triển chuyên về nhân sự nhưng cty không thể đáp ứng được. Đó là một lý do xin nghỉ việc chính đáng, bạn có thể trình bày trong đơn của mình. Ví dụ:
- Lý do: Sau một thời gian suy nghĩ nghiêm túc về mục tiêu nghề nghiệp, tôi nhận thấy mình không phù hợp với công việc hiện tại. Tôi cũng đã có định hướng phát triển mới cho mình. Đó là lý do tôi muốn xin nghỉ việc tại công ty.
Thay đổi công việc để tốt hơn cho sự nghiệp của bản thân. Nguồn ảnh*
Nhận được cơ hội việc làm mới tốt hơn: Thu nhập cao hơn, môi trường làm việc tốt hơn là những yếu tố khiến đa số chúng ta chọn rời đi để nhận công việc mới. Bạn cần thể hiện thái độ chân thành, đúng mực khi gửi đơn xin nghỉ việc. Ví dụ:
- Lý do: Sắp tới, tôi sẽ nhận công việc ở đơn vị mới, phù hợp với tôi hơn. Do đó, tôi rất mong công ty xem xét tích cực và chấp thuận đơn xin nghỉ việc của tôi. Trong suốt thời gian qua, tôi vô cùng biết ơn công ty, quản lý và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi lấy làm tiếc khi không thể gắn bó lâu dài cùng công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn và chúc công ty ngày càng thành công và phát triển.
Lý do nghỉ việc liên quan đến cá nhân
Muốn tạm dừng công việc để tiếp tục học thêm: Khi bạn muốn tập trung thời gian vào việc học, nâng cao kỹ năng hoặc chuyển sang ngành nghề khác, bạn có thể trình bày lý do này để công ty chấp thuận nguyện vọng xin nghỉ việc. Ví dụ:
- Lý do: Tôi sẽ bắt đầu học khóa học thạc sĩ vào tháng 5 tới, tôi khó thể sắp xếp thời gian để hoàn thành tốt công việc được giao. Mong công ty tạo điều kiện cho tôi bàn giao công việc cũng như chấp thuận đơn xin nghỉ việc của tôi.
Vấn đề sức khỏe: Bạn cần thời gian nhiều hơn quỹ ngày phép của mình để tập trung điều trị, tĩnh dưỡng hay trong kỳ thai sản thì việc xin nghỉ sẽ được đơn vị, công ty tạo điều kiện. Bạn chỉ cần trình bày lý do và báo trước cho quản lý sắp xếp nhân sự và công việc là được.
Lý do nghỉ việc xuất phát từ việc cá nhân. Nguồn ảnh*
Hoàn cảnh gia đình: Công việc ở nhà khiến bạn không thể đáp ứng yêu cầu công việc của cty, bạn cũng không thể nói trước được khi nào mình có thể quay trở lại làm việc thì xin nghỉ là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Ví dụ:
- Lý do: Người thân của tôi đang bị bệnh nặng cần phải chăm sóc. Tôi không thể sắp xếp được thời gian để có mặt tại công ty và hoàn thành công việc được giao. Do đó, tôi gửi đơn này mong quý công ty xem xét cho tôi nghỉ việc.
Thay đổi chỗ ở: Địa điểm công ty hiện tại quá xa nơi bạn ở hoặc bạn có kế hoạch chuyển đến thành phố khác sinh sống cũng là lý do để bạn xin nghỉ việc và tìm kiếm công việc mới thuận tiện hơn.
Tặng bạn mẫu đơn xin nghỉ việc (Nếu công ty bạn không có form sẵn): https://bom.to/mk97rakaE6ZKom
Tham khảo thêm form nghỉ việc : https://bom.to/KwMXFor1EwE8Vh
Thực hiện các bước xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất
Để việc xin nghỉ của bạn thuận lợi, êm đẹp, hãy lưu ý những thông tin sau nhé!
Trình bày nguyện vọng nghỉ việc với quản lý trực tiếp
Đầu tiên, mình muốn nhấn mạnh: Nếu chưa có kế hoạch nghỉ việc cụ thể, bạn không được cho bất kỳ ai trong công ty biết bạn có ý định thôi việc. Vì rất đơn giản, không ai muốn đầu tư và đối xử tốt với một người sẽ không gắn bó và đem lại lợi ích cho cty.
Khi bạn đã xác định thời điểm và lý do xin thôi việc, người đầu tiên bạn nên nói chuyện chính là quản lý trực tiếp của bạn. Thường thì mình hay nhắn tin trước với sếp, kiểu: “Anh/ chị ơi, chắc khoảng cuối tháng em xin nghỉ việc, lý do….”. Sau đó, các sếp thường gọi mình nói chuyện riêng. Mình cũng chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ và may mắn được các sếp ủng hộ.
Báo cho sếp trước thể hiện sự tôn trọng dành cho người quản lý đó. Không có quản lý nào vui vẻ khi cấp dưới của mình sắp nghỉ việc mà ai trong công ty cũng biết trừ sếp.
Đơn xin nghỉ việc và các thủ tục quan trọng khác
Tiếp theo bạn cần hỏi thông tin thủ tục xin nghỉ việc từ Nhân sự. Bộ phận hành chính nhân sự sẽ hướng dẫn cho bạn các bước tiếp theo như điền vào form nghỉ việc, mẫu đơn từ bàn giao công việc, công nợ, thiết bị máy móc công ty cấp. Bạn phải báo trước ngày làm việc cuối cùng của bạn ít nhất 1 tuần và lâu nhất khoảng 1 tháng, để công ty sắp xếp nhân sự.
Nộp đơn xin nghỉ việc cho bộ phận liên quan. Nguồn ảnh*
Các mẫu đơn từ nghỉ việc bạn chỉ cần hoàn thành trước ngày làm việc cuối là được. Phần tốn thời gian hơn đó chính là bàn giao công việc. Nếu vị trí của bạn càng cao, nhiều khi bạn phải training cho người mới. Tuy vậy, đây là thỏa thuận giữa bạn và công ty mà thôi, không phải bắt buộc.
Tham khảo form đơn xin nghỉ việc bằng Tiếng Anh: https://bom.to/djAwySIDbdwYVT
Mẫu bàn giao thiết bị, dụng cụ, công việc: https://bom.to/AouZ9u2sBDvodt
Khi nào nên xin nghỉ việc
Hãy dành quyền chủ động trong mọi tình huống! Đặc biệt trong công việc, “cần câu cơm” của bản thân, hạn chế tối đa bị đẩy vào tình huống bị động như đột ngột mất việc. Một vài cách cũng như dấu hiệu cho thấy bạn cần chuẩn bị tìm kiếm nơi làm việc mới, bạn có thể tham khảo:
Chủ quan – xuất phát từ chính bạn
Nhận thấy không phù hợp với định hướng công việc: Khi đã xác định được Career Path của bản thân, bạn sẽ nhận ra công việc hiện tại có thuộc lộ trình ấy hay không. Nếu không, bạn cần chuẩn bị cho sự thay đổi. Ví dụ: Bạn mong muốn đạt được vị trí Trưởng phòng nhân sự nhưng lại làm 2 năm ở vị trí admin, hành chính và chưa thực sự đảm nhận công việc nhân sự bài bản. Để vươn đến mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần thay đổi chỗ làm và vị trí để đưa bạn về đúng lộ trình.
Bạn không nhìn ra cơ hội thăng tiến: Với những cá nhân tham vọng, họ sẽ không chôn chân ở một vị trí quá 3 năm. Sau từ 1 – 2 năm mà bạn không nhận được task mới, không mở rộng scope of work cũng như lương thưởng, nếu còn trẻ bạn cần xem xét chuyển việc được rồi đấy.
Hãy hoàn thành hết thủ tục trước khi nghỉ bạn nhé! Nguồn ảnh*
Bạn nhận thấy mình không học hỏi hay tiến bộ gì cả: Kỹ năng tự đánh giá sẽ phát huy tốt khi bạn thấy được điều này sau một thời gian làm việc. Nếu cảm thấy mình đã cố hết sức để tự học, tự tìm tòi và chủ động hết mức trong công việc nhưng vẫn không cải thiện kỹ năng, mindset thì có lẽ đây không phải là môi trường làm việc tốt. Bên cạnh đó nếu quản lý và đồng nghiệp của bạn không được thân thiện khi làm việc cùng bạn thì việc học tập cũng sẽ không hiệu quả.
Điểm này rất quan trọng với các bạn mới ra trường. Trong nhiều trường hợp, nếu môi trường tốt để bạn học tập, rèn luyện, người leader dẫn dắt bạn bài bản, bạn có thể chọn những công ty như vậy cho dù lương thưởng có thể thấp hơn so với mặt bằng chung.
Mệt mỏi, chán nản, sợ hãi: Mình không khuyên các bạn hễ đi làm chỗ nào mà chán với mệt là nghỉ việc. Vì đơn giản, đi làm kiếm tiền chưa bao giờ dễ dàng, không phải lúc nào cũng vui vẻ. Tuy nhiên, nếu ở nơi làm việc mà bạn chưa từng vui vẻ, hào hứng mà chỉ toàn bị chèn ép, dọa nạt và trù dập thì hãy cân nhắc lại. Kiếm tiền cũng quan trọng, nhưng tiền kiếm mà không đủ để bạn đi bệnh viện thì không nên chút nào.
Mệt mỏi, chán nản kéo dài là dấu hiện cho thấy bạn không phù hợp với công việc đó. Nguồn ảnh*
Khách quan – Đến từ công ty, người quản lý
Tình hình kinh doanh không tốt kéo dài: Làm sao để biết tình hình kinh doanh của công ty, trong khi bạn ở bộ phận kỹ thuật chẳng hạn? Câu trả lời nằm ở kỹ năng giao tiếp của bạn. Đừng nên chỉ quan tâm mỗi việc của mình, bạn cần để ý một chút đến công việc của bộ phận mình và các phòng ban khác. Qua một thời gian bạn sẽ biết được đâu là nguồn nuôi sống công ty, định hướng cty sẽ phát triển mảng nào, sản phẩm nào và doanh số hàng tháng của cty có tốt hay không.
Nếu nằm trong bộ phận phát triển sản phẩm không đem lại được đồng nào cho công ty trong nhiều tháng, bạn hãy cẩn thận. Công ty mạnh vốn sẽ tiếp tục đầu tư còn ngược lại việc cải tổ và cắt giảm nhân sự là chuyện đương nhiên.
Sếp và đồng nghiệp: Mình không phủ nhận đa số lao động trẻ nghỉ việc là vì sếp. Người quản lý không có năng lực chuyên môn lẫn quản lý sẽ không thể giữ chân được nhân viên. Nhân tố chính tạo ra môi trường làm việc chính là sếp, người quản lý. Một khi bạn đã không làm việc hiệu quả cùng sếp của mình, đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn chẳng thể làm việc lâu dài ở công ty đấy.
Người quản lý tạo nên văn hóa của doanh nghiệp đó. Nguồn ảnh: kobu agency/unsplash
Thực tế, ít khi người lao động chỉ vì một lý do mà quyết định nghỉ việc cả. Đa số đều có hơn 3,4 điều không hài lòng với công ty, quan trọng là thời điểm để nghỉ mà thôi. Ở phần 1 mình chia sẻ bạn các lý do ở phần nổi, còn phần 2 là phần chìm. Nếu đi làm một thời gian, hẳn là bạn sẽ hiểu rõ hơn những gì mình đề cập ở bài này.
Chú ý giai đoạn thử việc: Bạn đừng nghĩ rằng bạn đậu phỏng vấn tuyển dụng là bạn đã có công việc. Chưa đâu bạn, nếu không qua Probation, bạn vẫn bị cho nghỉ như bình thường. Nhiều bạn trẻ rất sốc khi mới làm được một tháng đã nhận được mail dừng thử việc. Đơn giản là bạn làm thuê, người ta không muốn thuê nữa thì dừng thôi. Bạn nên đọc kỹ thỏa thuận/ hợp đồng trước để không phải hụt hẫng nhé!
Những vấn đề thường gặp khi bạn xin nghỉ việc
Sếp không duyệt đơn xin nghỉ của bạn
Phòng trường hợp này có thể xảy ra, bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Đầu tiên, bạn cần trao đổi chân thành về lý do nghỉ, để sếp thấy câu chuyện nếu bạn không được nghỉ việc như nguyện vọng sẽ ảnh hưởng như thế nào: Không kịp nhập học, không chăm sóc được người thân, lỡ cơ hội có thu nhập tốt để chăm lo cho gia đình,…
Thứ hai, bạn cho sếp thấy được nếu mình nghỉ lúc này công việc không ảnh hưởng lắm, dễ tuyển được người hoặc có người để bàn giao rồi.
Và quan trọng là điều thứ 3, chỉ ngầm hiểu thôi, là bạn đã tuân thủ quy định của hợp đồng lao động, thông báo trước khi nghỉ 1 tháng chẳng hạn. Bạn cũng cam kết bàn giao và hỗ trợ công việc cho đến khi ngày nghỉ.
Sếp nói: “Em ráng làm đến khi anh (chị) tuyển được người mới được không?”
Câu hỏi trên vô cùng quen thuộc khi bạn báo mình muốn nghỉ việc với quản lý. Nếu đã có kế hoạch ngày nghỉ việc cụ thể, thời gian nghỉ ngơi và ngày on board ở chỗ làm mới, bạn có thể từ chối lời đề nghị này. Quan điểm của mình, nếu bạn đồng ý với sếp, phần thiệt sẽ thuộc về bạn. Vừa không biết sẽ làm đến bao giờ, vừa bị đối xử tệ hơn trước (vì bạn sắp nghỉ mà).
Nếu bạn nghỉ việc, sếp bạn sẽ vất vả hơn, vừa tuyển dụng, training và xử lý luôn phần công việc của bạn nếu người mới chưa thể đảm nhiệm. Nhưng sếp nhận lương thưởng cao hơn mà, họ phải có trách nhiệm. Một câu nói từ sếp cũ của mình làm mình nhớ mãi (tuy không phải nói về mình): Vắng mợ chợ vẫn đông. Không có bạn công ty vẫn hoạt động bình thường, rồi đâu cũng vào đấy. Khi bạn đã có kế hoạch, cứ mạnh dạn lên bạn nhé!
Có làm tiệc farewell, tặng quà cho đồng nghiệp và sếp hay không?
Cái này tùy vào văn hóa mỗi nơi. Tuy nhiên, nếu thấy không thoải mái, bạn không cần câu nệ chuyện này. Nếu được tặng quà, bạn nên tặng lại, còn không thì thôi. Tiệc chia tay có thể mua trái cây, bánh cho cả phòng cùng ăn cho vui là được rồi. Ngày mới đi làm, thu nhập thấp, mình rất sợ những dịp như thế này. Sau đó cứng cáp hơn thì mình thấy vui là được, không quan trọng ai nói gì.
Khi phỏng vấn tìm việc tiếp theo, có nên nói thật nguyên nhân nghỉ việc không?
Bạn có thể trả lời thành thật nhưng đừng quá cụ thể. Nhà tuyển dụng tinh ý sẽ không đòi hỏi ứng viên phải kể nhiều. Tuy vậy, dù có không thích công ty cũ bạn không nên nói xấu, hạ thấp nơi bạn từng làm.
Trả lời phỏng vấn về lý do thôi việc cho công việc gần đây nhất. Nguồn ảnh*
Giấy tờ thủ tục sau khi nghỉ việc
Tờ giấy quyết định chấm dứt hợp đồng kèm theo thông tin lương + thưởng còn lại bao giờ thanh toán, ngày hẹn lấy sổ bảo hiểm xã hội, đấy là những thủ tục bạn cần phải đòi hỏi khi nghỉ, hãy giữ liên lạc với kế toán hay nhân sự nếu đến hẹn mà chưa nhận được nhé!
Sau khi nghỉ việc mà bạn chưa muốn tìm việc ngay, hãy tham khảo –> Hướng dẫn nhận trợ cấp thất nghiệp mới nhất
Muốn tìm việc để chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ việc, hãy tham khảo bài chia sẻ –> Kinh nghiệm tìm việc làm.
Trái Đất tròn, hãy chừa cho bản thân một đường lui
Thời còn nông nỗi mình đã “bỏ trốn” việc vì vị trí đó đòi hỏi phải trực Tết (nghỉ Tết rất ngắn) và cùng lúc đó có công ty khác gọi mình đi nhận việc. Trong thời gian chỉ vỏn vẹn 3 ngày, mình đã thu xếp công việc, tìm một anh bàn giao, viết đơn xin nghỉ việc và nhờ anh ấy ký duyệt hộ ( khi đó trưởng phòng mình cũng vừa nghỉ việc) rồi gửi lên phòng hành chính nhân sự. Nhanh như một cơn gió, khiến ai cũng bất ngờ.
Sau nhiều lần nhảy việc, đó là lần mình nhớ nhất. Vì mình, team mình – lúc đó chỉ còn 2 người- phải thay nhau trực, gần như không được nghỉ. Mình đến đơn vị mới cũng không như ý và mình cũng rời đi ngay sau đó. Đến tận bây giờ, nghĩ lại mình vẫn thấy áy náy. Anh chị đồng nghiệp khi đó mình vẫn giữ liên lạc, hỏi thăm nhau, đi ăn cùng nhau. Từ đó, mình rút ra một bài học quý giá về cách thức “chia tay” nơi làm việc:
-
Thông báo trước, nó rõ lý do hợp lý và ôn hòa nhất có thể.
-
Bàn giao công việc chu đáo, tận tình.
-
Giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp ngay cả khi không làm cùng nhau.
Hãy giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cũ. Nguồn ảnh: Brooke Cagle/Unsplash
Bạn chán ghét sếp, công ty, bạn muốn quậy tưng bừng rồi nghỉ. Đừng nghĩ như vậy là ngầu. Khiến người khác ghét và mang tiếng trong ngành sẽ không có ích chút nào cho sự nghiệp của bạn. Rủi một ngày người bạn ghét trở thành khách hàng của bạn hoặc lại làm sếp của bạn thì sao. Vậy nên khi chia tay công ty, hãy giữ hòa khí tối đa.
Đừng bịa lý do để nghỉ việc nếu như bạn không thể kiểm soát được nó. Chẳng hạn, bạn xin nghỉ việc để chữa bệnh, nhưng sau đó lại ứng tuyển cho một công ty khác. Nếu sếp cũ của bạn và sếp mới quen nhau thì sao nhỉ.
Nghỉ việc chứ không phải trốn chạy, hãy hành xử thật chuyên nghiệp. Nguồn ảnh*
Điều cuối cùng, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định nghỉ việc. Thời gian bắt đầu làm quen với môi trường mới, lúc nào bạn cũng thấy không thoải mái, chưa kể còn phải học thêm để bắt kịp nhịp làm việc cùng team. Nếu mới ra trường, bạn cần kiên nhẫn để học hỏi, đừng vội rời đi khi bạn chưa hiểu được môi trường làm việc ở đấy. Đến nơi làm việc mới, mình thường chủ động làm quen với anh chị em đồng nghiệp mới và không quên hỏi họ đã làm ở đây lâu chưa. Phải có lý do gì đó họ mới gắn bó với nơi này đến 4-5 năm đúng không nào.
Thêm nữa, bạn cần ít nhất nhất 2 năm để thành thạo một kỹ năng nào đó. Khoảng 6 tháng đến 1 năm thì bạn chỉ ở mức biết và quen việc. Vậy nên hãy bình tĩnh nếu mới chân ướt chân ráo ra trường. Nhảy việc quá nhiều cũng ảnh hưởng nhiều khi bạn apply công việc mới.
Bài chia sẻ về đề tài này cũng dài rồi, mình hy vọng các bạn trẻ có thể rút kinh nghiệm và ứng xử tốt (hơn mình ngày trước). Nếu có thắc mắc gì, bạn có hãy nhắn tin hoặc gửi mail cho mình nhé!
*Photo/Ảnh: Hình ảnh này không thuộc bản quyền của mình và mình cũng không biết chính xác chủ sở hữu. Nếu đơn vị sở hữu không muốn mình sử dụng, vui lòng liên hệ với mình qua email: tranhuongvegiang@gmail.com, mình sẽ xóa hình ngay lập tức. Xin chân thành cảm ơn. (If any owner has an issue with any of this photo please get in contact (mail: tranhuongvegiang@gmail.com) and it will be deleted immediately.)
Từ khóa » Xin Nghỉ Việc Qua Tin Nhắn
-
Cách Nhắn Tin Xin Nghỉ Việc 1 Ngày
-
Nghiêm Túc Xin Vài Mẫu Tin Nhắn Xin Nghỉ Việc Qua điện Thoại - VOZ
-
Mẹo Về Cách Xin Nghỉ Việc Qua điện Thoại Không Phải Ai Cũng Biết
-
Cách Xin Nghỉ Việc Qua Tin Nhắn Văn Minh Lịch Sự Nhất - NuChinh
-
Cách Nói Chuyện Với Sếp Khi Nghỉ Việc để Lại ấn Tượng đẹp - JobsGO
-
Mẫu Thư Xin Nghỉ Việc Chuẩn Cho Nhân Viên Và Những Lưu ý Cần Nắm
-
Top 9 Tin Nhân Xin Nghỉ Việc 2022 - Hàng Hiệu
-
Bật Mí Cách Xin Nghỉ Việc Khéo Léo, Nhẹ Nhàng, Thuyết Phục Nhất
-
Cách Nhân Tin Xin Nghỉ Việc 1 Ngay
-
Cách Xin Nghỉ Việc Với Sếp Khéo Léo, Thuyết Phục - Nhân Lực Việt
-
Top 20 Cách Nhắn Tin Xin Sếp Nghỉ Việc Hay Nhất 2022 - XmdForex
-
Cách để Xin Thôi Việc Một Cách Lịch Thiệp - WikiHow