Lý Giải định Hướng Giới Tính (đồng Tính, Dị Tính, Song Tính)
Có thể bạn quan tâm
Sự ủng hộ dành cho hôn nhân đồng giới của Tổng thống Hoa Kì Obama ngày 9/5 vừa rồi một lần nữa dấy lên tranh cãi về vấn đề quan hệ đồng tính trên toàn thế giới. Bài viết về chủ đề định hướng giới tính của VIET Psychology sẽ cung cấp kiến thức khoa học về vấn đề này.
Định hướng giới tính, hay còn gọi là thiên hướng tình dục (sexual orientation) miêu tả sự chọn lựa của một người về quan hệ tình cảm và tình dục với người khác cùng giới hoặc khác giới. Cần nhấn mạnh sự định hướng này là lựa chọn tự nguyện. Định hướng giới tính là một khái niệm phức tạp và bao gồm nhiều hướng khác nhau. Bài viết tập trung vào những hướng lớn sau:
- Heterosexuals (Dị tính) tìm kiếm mối quan hệ tình cảm-tình dục với thành viên thuộc giới tính khác
- Homosexuals (Đồng tính) tìm kiếm mối quan hệ tình cảm-tình dục với thành viên thuộc cùng một giới tính; trong đó gay miêu tả đồng tính nam, lesbian miêu tả đồng tính nữ.
- Bisexuals (Song tính) tìm kiếm mối quan hệ tình cảm-tình dục với thành viên thuộc cả hai giới tính.
Cụm từ LGBT là tên gọi miêu tả chung nhóm Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender. Trong những năm gần đây, thuật ngữ gay được dùng để chỉ chung những người đồng tính, straight chỉ chung những người dị tính. Nhiều người cho rằng đồng tính và dị tính là hai nhóm riêng biệt: bạn chỉ có thể thuộc về một trong hai mà thôi. Thế nhưng thực tế đã có nhiều người dị tính đã trải nghiệm mối quan hệ đồng tính và ngược lại. Vì vậy, đồng tính và dị tính được xem là hai cực điểm trên thang giới tính. Alfred Kinsey đã phát triển một thước đo gồm 7 điểm nhằm miêu tả định hướng giới tính như sau:
Rất khó để thu thập dữ liệu phân loại dân số trên thang đo này vì nhiều lí do. Nhiều người đồng tính vẫn còn e ngại trong việc để tiết lộ định hướng giới tính thật của mình. Phức tạp hơn, có những người đã lập gia đình với người khác giới nhưng vẫn duy trì mối quan hệ đồng giới với bạn tình. Trong cuộc đời, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi định hướng giới tính một cách linh hoạt theo thang đánh giá của Kinsey. Vì thế, nghiên cứu về định hướng giới tính đòi hỏi cách tiếp cận phức tạp và linh hoạt. Một nghiên cứu vào năm 1991 cho biết có khoảng 5-8% dân số Mỹ là người đồng tính.
Yếu tố sinh lý
Nhiều người đồng tính có thể nhớ lại những cảm xúc đồng tính từ thời thơ ấu, nhiều giả thuyết cho rằng các yếu tố sinh học như hóc-môn tiết ra vào thời kì tiền sinh sản hoặc ở giai đoạn trưởng thành có vai trò định hướng giới tính. Ví dụ, tiếp xúc với lượng cao androgens (hóc-môn nam) vào thời kì trước khi sinh có thể dẫn đến sự nam tính hoá sau này trong định hướng giới tính.
Ngoài ra, yếu tố gen cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Nghiên cứu trên đồng tính nam hoặc song tính (bisexual) cho thấy họ có 52% anh em sinh đôi cùng trứng hoặc 22% anh em sinh đôi khác trứng hoặc 11% anh em nuôi cũng là người đồng tính hoặc song tính. Các nghiên cứu khác trên đồng tính nữ cũng cho kết quả khá tương tự.
Nghiên cứu của Bogaert và Blanchard tìm ra điểm thú vị: Bé nam càng có nhiều anh trai thì có xu hướng đồng tính càng cao khi lớn lên – Hiệu ứng anh trai (Fraternal birth-order effect). Blanchard lí giải cho hiệu ứng này bằng phản ứng miễn dịch trong môi trường bào thai của người mẹ, trong đó kháng nguyên H-Y sản xuất ra từ bào thai nam tăng dần sau mỗi lần người mẹ mang thai và có ảnh hưởng tới quá trình hình thành não của bào thai nam sau đó. Số liệu ủng hộ cho giả thuyết này cho thấy đồng tính nam thường có nhiều anh trai hơn dị tính nam, và cứ có thêm một người anh trai làm tăng khả năng một người đồng tính khoảng 33%. Điều này không thấy được ở đồng tính nữ, và càng khẳng định vai trò của kháng nguyên H-Y chỉ có ở nam giới. Như vậy, gen cũng có thể có mối liên hệ với định hướng đồng tính.
Yếu tố môi trường
Nhiều nhà nghiên cứu lí giải mối quan hệ trong gia đình có nhiều anh trai là nguồn gốc của định hướng đồng tính. Freud cho rằng đồng tính bắt nguồn từ mặc cảm Oedipus (Oedipus complex – Oedipus là tên một anh hùng trong thần thoại Hy Lạp giết cha và cưới mẹ). Theo giả thuyết này, thay vì nhận diện bản thân với bố hoặc mẹ cùng giới, đứa trẻ nhận diện với bố hoặc mẹ khác giới.
Các nhà giáo dục cho rằng đồng tính xuất phát từ những kinh nghiệm tiêu cực với người dị tính (straight) và tích cực với người đồng tính (gay) từ nhỏ. Cùng quan điểm, các nhà xã hội học cho rằng đồng tính phát triển từ những mối quan hệ không tốt với bạn bè cùng giới. Một trường hợp là khi đứa trẻ bị chọc ghẹo là đồng tính, điều này dẫn đến việc đứa trẻ phát triển những hành vi đi theo tên gọi đó (self-fulfilling prophecy). Những lí giải này đều không có chứng cứ mạnh mẽ.
Tương tự, chưa ai chứng minh được định hướng giới tính của bố mẹ liên quan đến định hướng giới tính của đứa trẻ. Những ông bố bà mẹ dị tính (straight) vẫn có khả năng sinh ra những đứa trẻ đồng tính hoặc dị tính như những ôn bố bà mẹ đồng tính. Đa số những đứa trẻ lớn lên từ gia đình đồng tính nam hoặc đồng tính nữ vẫn có định hướng dị tính (straight).
Các nhà nghiên cứu phát hiện hành vi nữ tính ở trẻ em nam và hành vi nam tính ở trẻ em nữ có tương quan với định hướng đồng tính sau này. Nhiều người đồng tính nói rằng họ có thể nhớ lại trải nghiệm đồng tính từ lúc rất bé. Mối liên hệ này mạnh hơn ở đồng tính nam hơn đồng tính nữ, hợp lý với nhận định rằng định hướng giới tính nữ dễ biến chuyển hơn là nam.
Nghiên cứu của Bem trên 1000 người đồng tính và 300 người dị tính đã dẫn đến Học thuyết Kì lạ Hấp dẫn (Exotic Becomes Erotic). Theo học thuyết này, một người từ thời thơ ấu và thanh thiếu niên cảm thấy hấp dẫn về tình cảm và tình dục với người mà họ cảm thấy khác lạ so với bản thân. Yếu tố sinh học như gen và hóc-môn có thể không trực tiếp làm một người trở thành đồng tính hay dị tính nhưng chúng ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ và khi lớn lên, những đứa trẻ này thể hiện những hành vi hoặc sở thích phù hợp với tính cách của mình tuy những tính cách này trái ngược với định hướng giới tính truyền thống. Ví dụ, một bé gái có thể ham thích những hoạt động thể thao mạnh mẽ vốn thường dành cho bé trai, và khi lớn lên cảm thấy khác biệt so với những bạn nữ cùng giới, cô ta có thể lại cảm thấy hấp dẫn bởi phái nữ hơn là phái nam.
Định hướng giới tính là vô cùng phức tạp, không phải là kết quả của bất kỳ yếu tố riêng lẽ nào mà là kết quả từ sự kết hợp giữa nhiều yếu tố môi trường và sinh học. Giai đoạn phát triển nhận biết định hướng giới tính bao gồm sự thừa nhận, nhận diện và tự liệt mình vào loại giới tính thích hợp; khái niệm hoá nó bằng những thuật ngữ tích cực; và công khai giới tính thật cho trước người khác. So với thời trước thì xã hội ngày càng chấp nhận nhiều người công khai định hướng giới tính từ sớm. Thuật ngữ chỉ việc người đồng tính công khai giới tính thật của mình là “come out of the closet”, hay nói ngắn gọn là “come out”.
Ngoc T dịch và tổng hợp từ Psychology Applied to Modern Life: Adjustment in the 21st Century” (Weiten, Lloyd, Dunn, Hammer)
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Dị Tính Nghĩa Là Gì
-
Dị Tính Queer – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dị Tính Có Nghĩa Là Gì ? Đồng Tính Và Dị Tính Khác Nhau Thế Nào
-
Sự Khác Biệt Giữa Đồng Tính Và Dị Tính - Strephonsays
-
Dị Tính Luyến ái Là Gì? Dị Tính Nam, Nữ Có Nghĩa Là Gì Mới Nhất 2022
-
Dị Tính, Song Tính Là Gì
-
Bạn Có Phải Là Người Dị Tính Không? - So Awkward, Rose
-
ĐịNh Nghĩa Dị Tính TổNg Giá Trị CủA Khái NiệM Này. Đây Là Gì Dị Tính
-
Đồng Tính Vs. Dị Tính - Sáu Sắc
-
DỊ TÍNH, ĐỒNG TÍNH, LƯỠNG TÍNH,...VÀ GÌ NỮA? - Khuynh Thành
-
Khuynh Hướng Tính Dục Dị Tính Là Gì - Cùng Hỏi Đáp
-
Hiểu Lầm Thường Gặp Về Người đồng Tính - VnExpress Đời Sống
-
Cách để Nhận Biết Bản Thân Là Người Dị Tính - WikiHow
-
Khuynh Hướng Phi Dị Tính Là Gì