Lý Giải Tại Sao Phải Kiêng Kỵ Ngày Không Vong Trong Phong Thủy?
Có thể bạn quan tâm
Trong số các ngày Hắc đạo, ngày Không Vong là khái niệm xuất hiện với mật độ cao trong nhiều thuật trạch nhật (chọn ngày) Á Đông truyền thống, từ Lục Nhâm, Tử vi hay Phong thủy học…đều có đề cập. Tuy nhiên, ngày Không Vong là gì? Các ảnh hưởng của ngày này ra sao? Cách tính hay những điều cần kiêng kỵ xoay quanh ngày này cụ thể ra sao?
Các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia điểm qua bài viết sau để lý giải rõ hơn các khía cạnh trên.
- Ngày Không Vong Là Gì?
- Phân Loại Và Cách Tính Ngày Không Vong
- Phân Loại Ngày Không Vong
- Cách Tính Ngày Không Vong Chuẩn Xác Nhất
- Cách Tính Theo Lục Diệu
- Cách Tính Theo Lục Thập Hoa Giáp
- Các Kiêng Kỵ Vào Ngày Không Vong
- Lời Kết
Ngày Không Vong Là Gì?
“Không Vong” vốn được phiên âm từ tiếng Trung (空亡 /kōng wáng/). Ở đây “Không” mang nghĩa hư không, trống rỗng hay thành quả thu lại hầu như không hiện hữu; trong khi “Vong” lại chỉ về sự tổn thất, hao tốn, thua lỗ hay thiệt hại.
Hiểu một cách khái lược nhất, ngày Không Vong nhấn mạnh vào trạng thái trung gian, chuyển tiếp; ở thời điểm này trường khí có nhiều sự bất định. Do đó vạn vật, trong đó có con người ở chu kỳ vận động này dễ gặp sự gian nan, trắc trở hay phát sinh cản trở trong công việc, thành quả thu được không nhiều, thậm chí còn hao tổn nặng nề, gặp các mất mát khó lường.
Phân Loại Và Cách Tính Ngày Không Vong
Trước khi tìm hiểu cách tính ngày Không Vong, ta cần nắm được sự phân loại của khái niệm này.
Phân Loại Ngày Không Vong
Theo lý luận Phong thủy học, ngày Không vong được chia ra làm Đại không vong và Tiểu không vong.
- Đại không vong: Chỉ vị trí giáp ranh của hai hướng mà kim độ La bàn chệch khỏi chính sơn trên 7 độ. Như hướng Bắc (thuộc cung Khảm), hướng Tây bắc (thuộc cung Càn), khi tọa độ của một căn nhà là 337 độ La bàn thì so với sơn Hợi hướng Tây bắc (Càn) nó cách vị trí chính kim là 7 độ (sơn Hợi 330 độ). Trong khi nếu so với sơn Nhâm của hướng Bắc (Khảm) thì nó lệch so với chính kim độ sơn Nhâm là 8 độ (sơn Nhâm 345 độ). Trường hợp này bị liệt phạm ngày Đại không vong – thuộc ranh giới của hai hướng lớn; trường khí sẽ bất ổn, hỗn tạp.
- Tiểu không vong: Chỉ vị trí một công trình nằm ở ranh giới giữa hai sơn trong cùng một hướng nhưng khác nhau về thuộc tính Âm Dương. Cụ thể: Sơn Cấn chính kim là 45 độ và sơn Dần chính kim là 60 độ (cả hai sơn này cùng thuộc hướng Đông bắc – Cấn). Khi hướng của công trình ở 52 độ, tọa độ này sẽ cách chính kim sơn Cấn 7 độ và cách chính kim sơn Dần 8 độ. Việc khó xác định trường khí tọa độ này chịu ảnh hưởng của sơn nào, do vậy sẽ liệt vào Tiểu không vong.
Ngoài ra, khi vận dụng Tử Vi để xác định lại xác định qua Triệt và Tuần trên lá số. Triệt được xác định bằng can năm sinh, trong khi Tuần lại căn cứ vào hai cung cuối cùng của tuần giáp. Khi Tinh diệu cát lợi miếu vượng, đắc địa sẽ bị chiết giảm, tinh diệu hung họa hoặc hãm địa sẽ được nâng đỡ, cải thiện ánh sáng tạo ra sự cát lợi. Đây được xem là các cách cục đặc biệt.
Cách Tính Ngày Không Vong Chuẩn Xác Nhất
Sự phân loại ngày Không Vong có sự dị biệt, do đó, với cách tính ngày Không Vong cũng lưu truyền hai thuyết phổ biến nhất như sau.
Cách Tính Theo Lục Diệu
Theo các tính này của Khổng Minh Gia Cát Lượng, có sáu trạng thái vận hành phát triển theo quy luật, gồm Đại an, Lưu niên, Tốc hỷ, Xích khẩu, Tiểu cát và Không vong.
Mùng 1 tháng 1 âm lịch sẽ khởi đầu từ cung Đại An, thuận theo kim đồng hồ sang ngày mùng 2 là cung Lưu Niên cứ liên tục cho đến khi hết tháng. Tương tự khi sang tháng 2 sẽ bắt đầu từ cung Lưu Niên, mùng 2/2 âm lịch là cung Tốc Hỷ cứ tịnh tiến cho đến hết tháng.
Với các tháng 3, tháng 4… tháng 12 cách tính cũng tương tự như vậy!
Ví như ngày 12/7 âm lịch. Tháng Giêng mở đầu với ngày Đại an, tháng 2 ngày Lưu niên, tháng 3 ngày Tốc hỷ, tháng 4 ngày Xích khẩu, tháng 5 ngày Tiểu cát, tháng 6 ngày Không Vong. Sang tháng 7 lại quay trở lại ngày Đại an, ngày 1 tháng 7 tính từ cung đó trở đi, đến ngày 12 rơi vào cung ngày Không Vong.
Cách Tính Theo Lục Thập Hoa Giáp
Đây là cách xuất hiện từ đời nhà Thương (Trung Hoa), với mỗi ngày lại có một cặp Can Chi khác nhau. Theo lịch học của phương đông, tên của mỗi ngày, tháng, năm đều được gọi bằng tên của Thiên can và Địa chi.
Theo nguyên tắc Âm Dương, tên của ngày gồm có: can Âm + chi Âm hoặc can Dương + chi Dương. Năm can Dương (gồm Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) kết hợp với 6 chi Dương (như Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất).
Ngoài 5 can Dương còn có 5 can Âm (gồm Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) kết hợp với 6 chi Âm (như Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão).
Như vậy khi kết hợp ta sẽ có được Lục thập (60) Hoa Giáp. Người xưa chia Lục thập Hoa giáp này thành 6 tuần giáp. Mỗi tuần giáp có 10 ngày tương ứng với 10 Thiên can, so sánh với 12 Địa chi sẽ có 2 ngày bị dư ra. Người ta gọi 2 ngày này là 2 ngày Không Vong.
- Giáp Tý gặp hai ngày Tuất, Hợi là Không vong
- Giáp Dần gặp hai ngày Tý, Sửu là Không vong
- Giáp Thìn gặp hai ngày Dần, Mão là Không vong
- Giáp Ngọ gặp hai ngày Thìn, Tị là Không vong
- Giáp Thân gặp hai ngày Ngọ, Mùi là Không vong
- Giáp Tuất gặp hai ngày Thân, Dậu là Không vong
Như vậy hai địa chi khóa đuôi, kết thúc tuần giáp và chuyển sang tuần giáp mới chính là Không vong. Cách tính ngày Không Vong theo Lục thập Hoa Giáp cũng tương tự như cách an Tuần trung không vong trong Tử vi đẩu số.
Thí dụ, với tháng có ngày Giáp Tý, sau ngày này sẽ là ngày Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu; sang đến ngày Giáp Tuất và Ất Hợi là hai ngày Không Vong.
Tương tự như vậy, Trong tháng có ngày Giáp Thân tiếp nối đến vị trí ngày Ngọ, ngày Mùi kế sau đó là hai ngày Không Vong.
Các Kiêng Kỵ Vào Ngày Không Vong
Dù vận dụng cách tính theo Lục Diệu hay Lục thập Hoa Giáp, ngày Không vong đều được xếp vào ngày vướng nhiều kiêng kỵ. Là ngày chủ về hao tài, tốn của, xác suất thành công thấp…Do đó, các gia chủ cần hết sức thận trọng khi dự định triển khai đại sự, nhất là các việc liên quan đến tài chính, ký kết giao dịch, khởi sự: ký kết hợp đồng kinh tế, nhập học, nhận chức, khai trương cửa hàng, xuất hành cầu tài, xây dựng nhà cửa, kết hôn…
Cạnh đó, bởi Không vong là ngày gắn liền với bản chất tiêu tán, xói mòn, hoang hủy, không tồn tại…nên những ngày Không Vong chỉ phù hợp khi tiến hành cho các việc như tiêu hủy đồ đạc cũ; lấp hang hầm cống rãnh; kết dứt điều hung hại; cởi bỏ hiềm khích hay oán thù…
Lời Kết
Như lời tổng kết ta vẫn thường nghe “Đức năng thắng số”, việc dè chừng hay kiêng kỵ dẫu xuất phát từ cơ sở tri thức dân gian hay tâm linh đều cần được soi tỏ nhằm nhận thức tỏ tường, khách quan. Thay vì hoài nghi, ta cần sự vững tin để mọi hoạch định mới được xây dựng trên nền tảng vững chãi và quyết tâm cao nhất, đảm bảo cho thành công.
Để có thêm các tri thức phong thủy hữu ích cũng như nhận được các ưu đãi lớn nhất về các vật phẩm chiêu tài, hóa sát và hướng nguyện may mắn, các bạn vui lòng điền form bên cạnh, Phong Thủy Phùng Gia sẽ kết nối và hỗ trợ các bạn trong thời gian sớm nhất.
Từ khóa » Giờ Trung Không Vong Nghĩa Là Gì
-
Ý Nghĩa Ngày Không Vong Và Cách Tính Ngày Không Vong
-
Tìm Hiểu Về Ngày Không Vong Và Giờ Không Vong - Ngaydep
-
Ý Nghĩa Ngày Không Vong Là Gì?
-
Ngày Không Vong Là Ngày Gì Mà Lắm Việc Phải Kiêng Kỵ đến Thế?
-
Ngày Không Vong Là Ngày Gì? Cách Xác định, Tính Ngày Không Vong
-
Tìm Hiểu ý Nghĩa Và Cách Tính Ngày Không Vong (Phật Diệt)
-
Giờ Không Vong Nghĩa Là Gì
-
Ngày Không Vong Là Gì Trong Việc Làm Chuyện Đại Sự 2021?
-
Tiểu Không Vong Là Gì - Thả Rông
-
CÁCH TÍNH NGÀY KHÔNG VONG NHƯ THẾ NÀO?
-
Ngày Không Vong Là Gì, Bạn Có Biết?
-
TUẦN TRUNG KHÔNG VONG: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA
-
Luận Bàn Về Không Vong Trong Tứ Trụ - Những điểm Tuyệt đối Lưu ý
-
Ngày Không Vong Là Ngày Gì? Năm Nhâm Dần 2022 Cần Kiêng Kỵ ...