Lý Giải Về Cách Kinh Doanh Cửa Hàng đồng Giá, Lời Nhiều Nhưng Phải ...

Nếu cách đây 1-2 năm, kinh doanh cửa hàng đồng giá "hốt bạc" thì nay, nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa Hàng đồng giá: Vang bóng một thời! Trước đó, hình thức kinh doanh cửa hàng đồng giá buôn bán kinh doanh rất tốt, giúp nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân kinh doanh “hốt bạc” thời điểm ấy. Có người dùng 50 triệu tiền vốn kinh doanh cửa hàng đồng giá 10.000 đồng. Khi đó dù bán trong ngõ nhưng khách mua rất đông. Chỉ trong nửa năm kinh doanh, chị đã thu hồi được vốn và tách ra mở cửa hàng riêng. Tuy nhiên, từ giữa năm 2014, lượng khách mua giảm hẳn. Việc kinh doanh ít vốn, nhanh thu lời lụi dần Nói chi xa xôi, những cửa hàng như Daiso, Hachi Hachi,... từng làm mưa làm gió trên thị trường dữ dội luônNhưng khoảng năm 2007-2010 cho đến nay, cửa hàng đồng giá nổi tiếng hay các cửa hàng nhỏ lẻ giá 10.000 đồng, 20.000 đồng, 39.000 đồng,...đang dần đóng cửa và chẳng còn thấy tồn tại bao nhiêu cái cả. Vì sao trước đó cửa hàng đồng giá phát triển Ưu điểm của việc bán hàng là giá rẻ, cố định, không có tình trạng khách mặc cả. Ngoài ra, sản phẩm phong phú từ vật dụng cá nhân cho đến đồ dùng gia đình, nên họ kỳ vọng khách hàng sẽ mua với số lượng nhiều hơn 1 chiếc. Người kinh doanh đầu tư cho những cửa hàng này rất nhiều khi mới mở ra. Sự thật về các cửa hàng “rủ nhau” đóng cửa Thứ nhất, cạnh tranh quá khốc liệt: Chỉ cần bước chân ra khỏi nhà là thấy trước mắt có 1 shop quần áo, bước vài bước lại có 1 shop, ...các cửa hàng buôn bán mọc lên như nấm ai cũng đổ dồn đi kinh doanh thì khách hàng lấy đâu ra. Khách đã ít mà lại còn nhiều shop thì để thu hút khách nghía tới cửa hàng của bạn, bạn phải chiến đấu với cả ngàn cái shop khác. Cũng khó để kiếm 1 khách rồi huống hồ nhiều khách ha. Thứ 2, hết thời: Nhu cầu ngày càng cao, cửa hàng không thể đáp ứng: Do mặt hàng không phong phú, lợi nhuận thấp và thị hiếu thị trường thay đổi. Một số cửa hàng đã cố gắng thay đổi theo xu hướng thị hiếu của khách nhưng không thể nào chịu nổi. Vì hàng đồng giá khó mà có nguồn rẻ thì không thể nào theo kịp xu hướng, còn đắt thì làm sao bán đồng giá có lời. Thứ 3, hết vốn: Thông thường, các cửa hàng bán đồng giá sẽ tiết kiệm chi phí mua hàng hóa bằng cách liên hệ trực tiếp các doanh nghiệp sản xuất bằng hợp đồng mua số lượng lớn và cam kết không trả hàng, trả tiền ngay khi mua, hoặc mua hàng của các doanh nghiệp bị phá sản, mua những sản phẩm với size nhỏ hơn bằng tiền mặt,...những yếu tố này khiến cho chủ cửa hàng đồng giá phải bỏ ra chi phí lớn bằng tiền mặt nên bán chưa hết Thứ 4, sự thật về những chiêu trò kinh doanh đã bị bóc mẽ và bắt buộc phải đóng cửa: Đây là sự thật, không phải tất cả đều như vậy nhưng chính 1 số cửa hàng đã gây ra tai tiếng cho những cửa hàng còn lại:- “Hàng nào của nấy”: Nhiều khách hàng cho biết từ lâu họ đã không còn hứng thú với những cửa hàng đồng giá như thời gian đầu vì họ cho rằng "hàng nào của nấy". Thời gian đầu thích rẻ đẹp nên kéo tới ùn ùn nhưng sau đó chỉ cần nghe 1 người nói “hàng nào của ấy” là toàn bộ bắt đầu quay lưng. - Nguồn hàng: Theo một mối buôn từng cung cấp sản phẩm giá rẻ ở Nam Từ Liêm, Hà Nội, giá đổ buôn cho hàng đồng giá 10.000 đồng là 6.000 đồng một sản phẩm, 100% có xuất xứ Trung Quốc.Chỉ cần là người thường xuyên đi mua sắm sẽ nhận thấy những món đồ này tuy màu mè bắt mắt mà chất lượng lại rất thấp. Các loại giỏ nhựa thì ọp ẹp và mỏng, hàng mỹ phẩm không tên tuổi, đồ gia dụng khác được thiết kế không chắc chắn,… Nhìn chung tất cả các mặt hàng đều là đồ giá rẻ, chất lượng kém, gần như hàng thải của Trung Quốc. Vì vậy, mắt người tiêu dùng đã “tẩy chay” tất cả.-“Treo đầu dê bán thịt chó”: không phải cửa hàng một giá nào cũng bán đúng…một giá. Rất nhiều người khi vào các cửa hàng này mới ngã ngửa, cái giá đề ngoài kia chỉ là giá…trung bình, còn bên trong vẫn phân ra khu giá khác nhau. Thậm chí nhiều nơi còn trắng trợn lừa khách hàng, đề giá bán 49k – 59k nhưng thực chất chỉ là giá của hai số cuối sản phẩm, nghĩa là giá thực vẫn để ở mức 149k – 259k. Khách hàng khi đến thanh toán mới nhận ra mình bị hố thì miệng truyền miệng, bắt buộc các cửa hàng không tồn tại nổi. - Chọn cỡ nào khách cũng lỗ: Bán một giá nghĩa là dù mặt hàng giá trị nhỏ hay giá trị lớn cũng chỉ bán với đúng mức giá ấy mà thôi. Nhiều người thường cho rằng chủ cửa hàng lấy cái lớn bù cái nhỏ, nghĩa là lấy lãi của món rẻ tiền bù cho lỗ của món đắt tiền. Trên thực tế thì không hoàn toàn là như vậy, vì nếu xem xét kĩ có thể thấy hầu hết đồ ở đây đều có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc nhập về hàng thùng ở các chợ đầu mối, mà giá bán sỉ đều rất rẻ, đôi khi so với món ít tiền nhất trong cửa hàng còn rẻ hơn. Như vậy với mức giá tưởng như phải chịu lỗ ấy thì bán món nào chủ cửa hàng cũng có lời. Thứ 4, chi phí mặt bằng: Tại cửa hàng, những sản phẩm sắt, nhựa, vật dụng cá nhân trước đây thường bán rất chạy, nhưng làm sao những món hàng nhỏ thì doanh thu cả tháng không đủ trả tiền thuê mặt bằng thì nói gì đến tiền lời.Theo tính toán của chủ cửa hàng này, sau khi trừ phụ phí, tiền lãi thu được trên mỗi sản phẩm giá 10.000 đồng chỉ 2.000-3.000 đồng. Trong khi đó, chi phí thuê mặt bằng, điện, nước cũng ngốn hơn 200.000 đồng. Như vậy, cửa hàng phải bán được trên 100 sản phẩm mỗi ngày mới cân bằng. Nhưng, ngày đắt khách nhất chỉ bán 50-60 sản phẩm. Để cạnh tranh với những cửa hàng khác mà các cửa hàng bắt buộc giảm giá dần và đến mức không còn lợi nhuận: Những cửa hàng nhập hàng nghiêm túc thì bị những cửa hàng nhỏ bán phá giá, khiến họ không bán được, giảm giá theo những cửa hàng ấy thì chắc chắn không còn lãi nên thà đóng cửa còn hơn duy trì, lỗ thêm tiền mặt bằng nữa. Thứ 5, xu hướng “đồng giá đã hết thời”: Trước đây, lúc mới mở thì chúngta sẽ bị những cửa hàng đồng giá vì bị hấp dẫn bởi giá cả và nghĩ là sẽ có nhiều sự lựa chọn. Nhưng sau náy, các mặt hàng không còn lạ gì nữa, thà khách chịu đắt hơn vài nghìn đến vài chục nghìn đồng mà mua được món hàng mình yêu thích ở những cửa hàng lớn thì vẫn hơn. Thứ 6, đây là mô hình không khả thi ngay từ khi chưa xuất hiện tại Việt Nam: Chuyên gia marketing Nguyễn Xuân Nhật Huy cho rằng mô hình kinh doanh cửa hàng đồng giá, đặc biệt từ một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… rất khó phát triển mạnh mà chỉ tồn tại ở dạng thị trường ngách. Theo ông Huy, tần suất mua hàng ở những cửa hàng đồng giá không cao vì hàng hóa không đa dạng, thường đồng giá ở mức giá thấp (2-5 USD) và ít thương hiệu mạnh. Cũng theo ông, mô hình kinh doanh cửa hàng đồng giá tại Việt Nam hiện nay cũng giống với xu hướng phát triển chung của thế giới là chỉ tồn tại ở một phân khúc nhất định nào đó. “Sức mua của thị trường tập trung vào những người thu nhập trên trung bình, trong khi các cửa hàng đồng giá thì nhắm vào người thu nhập thấp nên khó phát triển. Những khách hàng thường xuyên của các cửa hàng đồng giá hiện nay khác. http://www.webtretho.com/forum/f241/nhung-cach-kiem-tien-ty-don-gian-den-kho-tin-2284099/#post34958406 http://www.webtretho.com/forum/f241/4-cach-kiem-tien-duoi-100tr-danh-cho-nhung-ban-duoi-30-tuoi-2284262/ http://www.webtretho.com/forum/f241/nguoi-thong-minh-se-co-the-tiet-kiem-mot-nua-so-tien-tieu-hang-thang-bang-12-phut-moi-ngay-2284511/#post34960705 http://www.webtretho.com/forum/f241/neu-ban-chi-kiem-tien-du-song-thi-ban-dang-ngheo-muon-xep-vo-nguoi-giau-hay-nho-25-dieu-sau-2283979/#post34957684

Từ khóa » Hàng 1 Giá