Lý Giải Vì Sao Cây Xuyến Chi Chữa Tiểu đường Hiệu Quả - Metaherb
Có thể bạn quan tâm
Xuyến chi là loài cây cỏ dại thường mọc ở ven đường hoặc ở những vùng đất trống. Ngoài việc có thể chế biến thành các món rau ngon, cây xuyến chi chữa tiểu đường cũng rất hiệu quả. Cùng Metaherb tìm hiểu về bài thuốc này trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về cây xuyến chi
Mô tả
Xuyến chi còn được gọi là đơn buốt hoặc đơn kim, cây cúc áo, song nha lông, quỷ châm thảo được biết đến như là một biểu tượng của tuổi thơ. Tên khoa học là Bidens Pilosa. Là loại cây thân thảo, có hoa thuộc chi Bidens, họ Cúc (Asteraceae).
Là giống cây mọc hoang thành bụi, cao khoảng 1m hoặc hơn. Lá đơn, lá mọc đối thì cuống dài, còn lá chét hình mác thì cuống ngắn, phần đáy hơi tròn, mép lá chét có hình răng cưa to, có thể có lông thưa hoặc không. Cành rậm, thường mọc theo nhóm. Cụm hoa tựa hình đầu, có gai, màu vàng, mọc đơn độc hoăc nhiều hơn ở nách lá hay đầu cành.
Hoa có 3 hoặc 5 cánh màu trắng bao quanh nhụy vàng. Sau này nhụy hoa trở thành hat, có dạng quả bế, đầu hạt có gai. Những gai này giúp cây nhân giống bằng cách di chuyển theo gió, bám vào con vật hoặc con người, từ đó sinh trưởng và phát triển.
Phân bố và thu hái hoa xuyến chi
Cây xuyến chi có nguồn gốc từ Ấn Độ, cho đến thế kỉ XVI thì phổ biến ở các nước Châu Âu, Châu Phi. Ở Việt Nam, xuyến chi có hầu như khắp cả nước, từ các tỉnh vùng núi phía Bắc cho đến các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cây mọc nhiều ở ven đường tàu, triền đề, bờ mương, ghềnh đá, bãi đất hoang quanh nhà.…. Ở bất kỳ môi trường, thời tiết nào cây cũng phát triển và nở hoa.
Xuyến chi nở hoa vào 2 mùa: Tháng 3 đến tháng 5 và tháng 8 đến tháng 10. Để thu hái được cây đạt hàm lượng cao nhất, người ta thường cắt toàn cây trừ rễ vào giữa mùa hoa, tức là vào tháng 4 hoặc tháng 9, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc.
Tại sao cây xuyến chi chữa tiểu đường hiệu quả?
Bởi những hoạt chất sinh học có tác dụng đối với bệnh tiểu đường trên cây xuyết chi. Nên nó được sử dụng nhều trong các bài thuốc Nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
Cơ chế tác dụng đối với tiểu đường tuýp 1
Đối với tiểu đường type 1(T1D), nghiên cứu cho thấy thành phần butanol của Xuyến chi ức chế sự tăng sinh tế bào T, làm giảm tế bào Th1 và cytokines, tăng tế bào Th2 và cytokines, phòng ngừa T1D ở chuột không bị tiểu đường. Trong 3 polyyne được phân lập thì Cytopiloyne có hoạt tính chống T1D mạnh nhất. Cơ chế chống tăng đường huyết của Cytopiloyne do nó ức chế sự tăng sinh tế bào T và điều hòa miễn dịch.
Cơ chế tác dụng đối với tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường type 2 (T2D) là bệnh chuyển hóa mạn tính gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Dịch chiết ethanol của ngọn xuyến chi giúp làm giảm lượng đường trong máu trên chuột. Hỗn hợp 2 hợp chất C và B (tỉ lệ 2:3) làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu, do tác dụng ức chế cơn đói. Các tác giả đánh giá khả năng kháng tiểu đường thông qua sự hạ đường huyết, tăng lượng insulin trong máu, cải thiện dung nạp glucose và giảm tỷ lệ hemoglobin glycosyl hóa. Cơ chế làm hạ đường huyết của dịch chiết nước xuyến chi là kích tích tăng tiết insulin và chống teo tế bào tuyến tụy.
Cách dùng cây xuyến chi chữa tiểu đường
Cây xuyến chi chữa tiểu đường rất hiệu quả, được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Dung dịch chiết xuất từ xuyến chi có thể giúp hạ đường huyết, tăng insulin trong máu. Tuy không chữa khỏi hoàn toàn nhưng bài thuốc dưới đây sẽ giúp hỗ trợ, làm bệnh thuyên giảm một cách có hiệu quả.
Đơn thuốc điều trị tiểu đường:
- Chuẩn bị: 500g xuyến chi bỏ rễ và 2 lít nước.
- Đun sôi rồi dùng uống hàng ngày, mỗi ngày uống 3 lần
Lưu ý khi dùng cây xuyến chi chữa tiểu đường
Cây xuyến chi là loại dược liệu rất lành tính và không gây ngộ độc. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng loại dược liệu này cũng cần lưu ý những điều sau:
- Nên rửa sạch cây xuyến chi trước khi sử dụng để loại bỏ những bụi bẩn bám trên cây.
- Không để gia súc đang mang thai ăn phải cây xuyến chi vì có thể gây hư thai.
- Phụ nữ mang thai không nên tùy tiện sử dụng bài thuốc từ cây xuyến chi, thay vào đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
- Người bệnh có thể bị dị ứng với một số thành phần có trong cây xuyến chi, do đó nên cẩn thận khi sử dụng.
- Nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi dùng cây xuyến chi bôi trực tiếp lên da. Vì nó có thể gây cháy da, kích ứng hoặc sưng tấy.
- Cần kết hợp bài thuốc dùng cây xuyến chi chữa bệnh tiểu đường với các loại thuốc chữa tiểu đường đặc trị khác. Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ và nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng cây xuyến chi chữa tiểu đường.
- Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế các chất béo. Đồng thời, cần thường xuyên rèn luyện thể dục để nâng cao sức khoẻ và tăng cường sức đề kháng.
- Người bệnh có thể tham khảo một số thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường bên cạnh bài thuốc dùng cây xuyến chi chữa tiểu đường để ổn định đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh.
Trên đây là những thông tin tham khảo về công dụng và cách sử dụng cây xuyến chi trong việc điều trị bệnh. Nếu còn thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các bác sĩ của Metaherb sẽ phản hồi sớm nhất.
voteXem thêm: Bí quyết chữa tiểu đường bằng lá ổi không phải ai cũng biết
Từ khóa » Cây Xuyến Chi Chữa Tiểu đường
-
Bài Thuốc Dùng Cây Xuyến Chi Chữa Tiểu đường Có Hiệu Quả?
-
Cây Xuyến Chi Chữa Tiểu đường Hiệu Quả Không? Tìm Hiểu Ngay!
-
Cây Xuyến Chi Chữa Tiểu đường Có Hiệu Quả Như Lời đồn Không ?
-
Cây Xuyến Chi Và Những Tác Dụng Bất Ngờ đối Với Bệnh Tiểu đường
-
Xuyến Chi – Cỏ Thần Trị Bệnh Tiểu đường - Doctor SAMAN
-
Cây Xuyến Chi: Loài Cỏ Dại được Dùng Làm Thuốc Chữa Bệnh
-
Loại Rau ở Mỹ Dùng Trị Bệnh Tiểu đường, ở Việt Nam Mang Vất Bỏ
-
Cây Xuyến Chi Và Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Nó
-
Cây Xuyến Chi Và Những Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Nó.
-
TÁC DỤNG CỦA CÂY HOA XUYẾN CHI (Theo Bác Lê Thị Thanh Thuỷ
-
Cây Xuyến Chi Chữa Tiểu đường: Hoa Xuyến Chi Có Tác Dụng Gì, Bạn ...
-
Hoa Xuyến Chi Có Tác Dụng Gì, Bạn đã Biết Chưa?
-
Thứ Rau Dại Mọc Nhiều ở VN: Cực Tốt Cho Bệnh Tiểu đường, FAO ...