Lý Giải: Xương Sống Mũi Thai Nhi Bao Nhiêu Là Cao?

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Sản - Phụ khoa
Lý giải: Xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao?

Dương Minh Ngọc

16-06-2022

goole news Thay đổi font chữ 16

Chiều cao của xương sống mũi thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dân tộc, di truyền, dinh dưỡng và tuổi thai. Vậy xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin rõ hơn cho độc giả.

  • 3 thời điểm “VÀNG” giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi

  • 5 lý do mẹ bầu nên chọn Thai sản trọn gói ở Bệnh viện Phương Đông

Nội dung chính
  • Chiều cao xương mũi thai nhi là gì?
  • Thời gian chuẩn để đo xương sống mũi thai nhi
  • Yếu tố làm ảnh hưởng đến chiều cao xương sống mũi thai nhi
  • Giải đáp thắc mắc: Xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao?
  • Các cách để cải thiện chiều cao xương sống mũi thai nhi

Chiều cao xương mũi thai nhi là gì?

Chiều cao xương sống mũi thai nhi chính là một trong những thước đo chuẩn phản ánh đúng tình trạng sức khoẻ và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Đây được coi là một căn cứ quan trọng để bác sĩ xác định thai nhi có khả năng mắc hội chứng bệnh Down không. 

Theo nghiên cứu, thai nhi không có xương mũi hoặc có xương mũi ngắn đều liên quan đến hội chứng Down, ví dụ phần lớn các ca siêu âm không đo được chiều dài xương mũi thai nhi ở tuần thứ 12 đều bị mắc hội chứng Down. Khả năng mắc Down càng cao nếu tuần 24 của thai kỳ mẹ đi khám vẫn không đo được xương mũi của bé hoặc chỉ số thấp hơn tiêu chuẩn.

Tuần thai thứ 12 trở đi là thời điểm thích hợp để đo sống mũi thai nhiTuần thai thứ 12 trở đi là thời điểm thích hợp để đo sống mũi thai nhi

Siêu âm thai 12 tuần có thể phát hiện ra 2 trường hợp bất thường ở xương sống mũi thai nhi như:

  • Không có xương sống mũi, hay còn gọi là bất sản xương mũi.
  • Chiều cao xương mũi ngắn hơn so với tiêu chuẩn, hay được gọi là bất bản một phần xương mũi.

Trong trường hợp bị bất sản xương mũi hay bất sản một phần kèm thêm bất thường về hình thái thai nhi cùng kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh bằng Double test, Triple test hay NIPT có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối để chẩn đoán nguy cơ thai nhi có mắc Down hay không. Sau khi kiểm tra cho ra kết quả bình thường thì mẹ bầu có thể yên tâm tiếp tục theo dõi sự phát triển bình thường của em bé.

Yếu tố làm ảnh hưởng đến chiều cao xương sống mũi thai nhi

Cũng giống như sự phát triển các bộ phận khác trên cơ thể thai nhi thì xương sống mũi cao hay thấp phụ thuộc vào những yếu tố như:

  • Gen di truyền: Bố mẹ sở hữu mũi cao, dài thì tỷ lệ cao là sinh con có xương sống mũi cũng cao, dài. Hay nhiều trường hợp mẹ siêu âm cho kết quả chiều dài xương sống mũi của thai nhi ngắn do xương mũi của bố mẹ ngắn chứ không phải thai có triệu chứng mắc Down.

Xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao là mối quan tâm của nhiều mẹ bầu.Xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao là mối quan tâm của nhiều mẹ bầu

Chỉ số xương sống mũi vào các tuần thai được coi là bình thường theo nghiên cứu tại Philippine cho các mẹ bầu tham khảo:

  • Tuần thai thứ 11: 1,96mm;
  • Tuần thai thứ 12: 2,37mm;
  • Tuần thai thứ 13: 2,90mm;
  • Tuần thai thứ 14: 3,44mm;
  • Tuần thai thứ 15: 4,05mm.

Đến tuần thứ 20, chiều cao xương sống mũi từ 4.50mm trở lên là bình thường. Đến tuổi thai mốc 22 tuần, xương sống mũi của thai nhi bằng hoặc lớn hơn 4.50mm thì bình thường, dưới 3.50mm là ngắn và em bé có nguy cơ cao mắc hội chứng Down. Khảo sát tam giác mũi sau là một trong những kỹ thuật dùng để đánh giá xương sống mũi thai nhi. Theo Hiệp hội y khoa thai nhi - Fetal Medicine Foundation ở Anh, tiêu chuẩn đánh giá xương sống mũi của thai nhi là:

  • Mặt em bé hướng nhìn về đầu dò;
  • Đầu và cổ thai nhi nằm trên một đường thẳng, có một khoảng trống giữa cằm và ngực;
  • Da trước xương mũi thẳng góc với sóng siêu âm, xương hàm trên là một đường thẳng tách rời với vùng sống mũi.

Chỉ số chiều dài xương sống mũi thai nhi rất quan trọng, muốn phát hiện sớm các nguy cơ dị tật bẩm sinh thì mẹ cần được khám thai định kỳ, theo dõi kỹ lưỡng trong suốt thai kỳ.

Các cách để cải thiện chiều cao xương sống mũi thai nhi

Để đảm bảo chiều cao xương sống mũi cho con và các chỉ số khác được phát triển bình thường, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Có kế hoạch sinh đẻ hợp lý: Bố mẹ không nên sinh con quá muộn (trên 35 tuổi) và nên khám tổng quát trước khi mang thai.
  • Khám thai định kỳ, tầm soát bệnh Down từ tuần thai thứ 12 và tiêm phòng vaccine cần thiết trong thời gian mang thai. Đo chiều dài xương sống mũi thai nhi là xét nghiệm quan trọng trong mỗi lần khám thai. Để có kết quả chính xác, mẹ bầu nên lựa chọn cơ sở khám thai uy tín, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và hệ thống máy siêu âm chất lượng cao.

Từ khóa » Bằng đo Chiều Dài Xương Mũi Của Thai Nhi