Lý Giải ý Nghĩa Họa Tiết Trên Trống đồng Đông Sơn - Thư Viện Gỗ

Trống đồng Đông Sơn là biểu tượng của nền văn hóa Đông Sơn và nền văn minh Sông Hồng của người Việt cổ thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Vậy lý do vì sao các họa tiết ngôi sao, nhạc cụ, con chim,… lại được xuất hiện trên bề mặt trống. Hãy cùng Thư Viện Gỗ tìm hiểu nhé!

Nội dung chính

  • 1 Trống đồng Đông Sơn
    • 1.1 Tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn
    • 1.2 Ý nghĩa của trống đồng Đông Sơn
  • 2 Ý nghĩa họa tiết trên trống đồng Đông Sơn
    • 2.1 Thể hiện tiết khí trong năm
      • 2.1.1 Tiết đông chí
      • 2.1.2 Tiết hạ chí
    • 2.2 Bức tranh lịch sử sinh hoạt nông nghiệp
      • 2.2.1 Hình ảnh ngôi sao
      • 2.2.2 Hình ảnh con chim
      • 2.2.3 Hình ảnh nhà sàn
      • 2.2.4 Hình ảnh nhạc cụ
      • 2.2.5 Hình người
      • 2.2.6 Hình ảnh chiếc thuyền chở người
  • 3 Lời kết

Trống đồng Đông Sơn

Trước khi đi tìm câu trả lời về ý nghĩa các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn; chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm để hiểu rõ hơn về trống đồng Đông Sơn.

Tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn

Ngày nay, có hơn 1000 chiếc trống đồng vẫn được lưu giữ trang trọng ở rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam; nơi lưu trữ nhiều nhất chính là tỉnh Phú Thọ, quê hương của trống đồng. Và đã có rất nhiều loại trống đồng được tìm thấy; hầu hết trống đồng giống nhau về hình dáng; điểm khác biệt nằm ở những hoa văn họa tiết được in trên trống. Sau quá trình tìm kiếm và thu thập; các nhà khảo cổ học Việt Nam đã thống nhất tên gọi chung của các loại trống đồng được tìm thấy là “trống đồng Đông Sơn”.

Trống đồng Đông Sơn là một loại trống đã có từ thời kỳ Hùng Vương; vào những thế kỷ 6 TCN và thế kỳ 7 TCN tại miền Bắc nước ta. Trống đồng có kích thước rất đa dạng; chiếc trống lớn nhất thường có đường kính lên tới 90cm; chiều cao gần 60cm và cân nặng khoảng 100kg.

Những chiếc chống được làm từ hợp kim đồng được nung chảy và sử dụng khuôn đúc; vì kích thước và cân nặng của trống rất lớn nên đòi hỏi người thợ sẽ phải là những nghệ nhân có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.

Theo sử sách lưu lại; người xưa thường sử dụng trống đồng để làm báo hiệu ra trận. Hay sẽ được sử dụng như một loại nhạc cụ; kết hợp với dàn nhạc trong vương triều phong kiến (theo sách “Cương mục”) hoặc trong quân đội. Ngoài ra, ở một số địa phương còn có tập tục sử dụng trống cho lễ mai táng của người mất; hoặc là ngày lễ hội của người Mường ở tỉnh Hòa Bình.

Những chiếc trống đồng còn là biểu tượng cho sự quyền lực của các vị vua, thủ lực thời đó. Đôi khi; trống đồng còn là phần thưởng của các vị vua dành cho tù trưởng người dân tộc thiểu số; thể hiện uy quyền của nhà nước trước những vùng tự trị, tự do tương đối.

Ý nghĩa của trống đồng Đông Sơn

Ngoài nhiệm vụ được sử dụng làm nhạc khí, trống đồng còn là biểu tượng của quyền lực hay những lễ hội, tôn giáo,… Y nghĩa quan trọng nhất của trống đồng Đông Sơn có thể kể tới; chính là một bức tranh lịch sử sống động kể lại về những sinh hoạt nông nghiệp của người Việt cổ. Có rất nhiều họa tiết trống đồng Đông Sơn được khắc trên mặt trống và xung quanh thân như: mặt trời, nhà sàn, người giã gạo, chim cò bay, thuyền ghe, người đánh trống, người nhảy múa, người đối đáp;…

Như Bác Hồ đã từng nói “…Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước…”. Cùng với nhiều chiếc trống đồng loại khác trên khắp đất nước Việt Nam; đây đều là những tư liệu vô cùng quý báu chứng minh nguồn gốc ra đời; và đã có vị trí linh thiêng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Trống đồng Đông Sơn không chỉ là vật linh; mà thông qua đó chúng ta đã được sáng tỏ nhiều vấn đề khoa học mà trống đồng là thông điệp làm nên biểu tượng tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta – Nhà Nước Hùng Vương. Đây là những “vật chứng” khẳng định những giá trị; về truyền thống, đạo lý nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam; trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước với bao biến cố, thăng trầm vẫn hiên ngang đứng vững; và tự hào phát triển đi lên cùng nhân loại.

Ý nghĩa họa tiết trên trống đồng Đông Sơn

Những họa tiết trên trống đồng Đông Sơn; có thể nói chính là bức tranh miêu tả về cuộc sống sinh hoạt nông nghiệp của người Việt cổ. Với tay nghề điêu luyện của những nghệ nhân, bức tranh được hiện lên một cách sinh động, hiện thực và ẩn sâu trong đó là sự cách điệu theo thời gian. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa họa tiết trên trống đồng Đông Sơn; Thư Viện Gỗ sẽ phân tích theo 2 ý nghĩa chính dưới đây:

Thể hiện tiết khí trong năm

Tiết đông chí

Tại đường bán kính từ trung tâm bông hoa kéo ra, hình vẽ cái nhà sàn, có hai vợ chồng con chim trên nóc mái, và trong nhà có ba người đang nằm vừa ngồi nhỏm dậy. Góc phải của nhà sàn ở mặt đất xuất hiện một đồ vật giống như chiếc cối nằm nghiêng. Và góc trái là hình một đứa nhỏ gõ vào một đồ vật như một chiếc trống nhỏ, giống như là để báo thức.

Có thể hiểu rằng; sau khi trải qua một mùa đông, các loài vật đông miên ngủ vùi đến ngày đông chí mới tỉnh dậy; cùng thời điểm này những mầm mộng của các loài hoa lá trên cây cũng bắt đầu đâm trồi nảy lộc; bắt đầu một hành trình mới.

Tiết hạ chí

Nằm đối diện qua tâm với đông chí; chính là tiết hạ chí.

Hình ảnh về những ngôi nhà sàn; và xuất hiện trên nóc nhà là một con chim trống. Lý do tại sao chim lại có thể sống hòa hợp với loài người? Bởi từ xa xưa, ông cha ta đã quan niệm rằng: mùa hè phải đóng bè làm phúc; và không được phá phách tổ chim, nếu có bắt gặp những con chim vào mùa này cũng phải phóng sinh chúng đi; vì có thể vợ của những chú chim này đang ở nhà ấp trứng hay chăm con. Và cho đến tận bây giờ, truyền thống này vẫn được lưu giữ. Đó cũng là lý do vì sao có thêm sự xuất hiện của những chiếc thuyền, bè.

Bức tranh lịch sử sinh hoạt nông nghiệp

Chắc hẳn không phải tự nhiên; mà trống đồng Đông Sơn lại được mệnh danh là “bức tranh lịch sử sinh hoạt nông nghiệp của người Việt cổ. Bởi trên phần mặt trống và thân trống đều là những hình ảnh được cách điệu; tuy chỉ là những đường nét mộc mạc, giản dị và không quá cầu kỳ; nhưng qua đó chúng ta có thể hiểu rõ được phần nào về cuộc sống sinh hoạt và lao động hàng ngày của người Việt cổ. Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm hiểu về ý nghĩa của những họa tiết này nhé!

Hình ảnh ngôi sao

Hình ảnh ngôi sao trên bề mặt trống là biểu tượng cho mặt trời; người Việt cổ rất coi trọng mặt trời; bởi đây là nguồn năng lượng tự nhiên vô biên giúp đỡ người dân trong quá trình sản xuất lương thực của mình.

Mặc dù thời điểm đó họ chưa có những kiến thức về khoa học; nhưng họ đã biết được tầm quan trọng của mặt trời đối với mùa màng và cuộc sống hàng ngày. Ánh mặt trời không chỉ giúp soi sáng mà họ còn rất mong đợi vào việc mưa thuận giúp hòa để giúp cánh tác tươi tốt; và mùa màng bội thu hơn.

Hình ảnh con chim

Không phải tự nhiên mà hình ảnh con chim chân cao, mỏ dài và đôi cánh vương cao lại xuất hiện trên mặt trống. Loài chim này được gọi là chim Lạc; tuy thân hình của chúng rất mảnh mai; nhưng loài chim này lại là biểu tượng của sức sống mãnh liệt và bền bỉ.

Chim Lạc còn mang tới cho người nhìn cảm giác tự do, tự tại, thoải mái và mang trong mình nhiệt huyết cháy bỏng; đây cũng chính là khát vọng vươn cao và xa hơn của người Việt Nam ta từ xưa. Ngày nay, hình ảnh chim Lạc vẫn được sử dụng rất nhiều; có thể nói đây cũng chính là biểu tượng mang nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam đã có từ rất lâu đời.

Nếu để ý kỹ chúng ta sẽ thấy được rằng; những con chim đang chạy theo chiều ngược kim đồng hồ; đây là hướng trái đất quay từ Tây sang Đông; điều này cũng chứng thực rằng, từ xa xưa người Việt cổ đã có những kiến thức về thiên văn cao.

Hình ảnh nhà sàn

Khi nhìn vào họa tiết nhà sàn trên mặt trống đồng Đông Sơn sẽ thấy có tới 2 ngôi nhà. Những ngôi nhà này đều có điểm chung; là có 2 cột phía ngoài và thêm 1 cột ở giữa thực chất chiếc cột ở giữa chính là chiếc thang để đi lên nhà; bởi ngày xưa người ta thường phải làm nhà sàn để tránh thú dữ.

Điểm khác biệt của 2 ngôi nhà này nằm ở mái nhà; nhiều thông tin cho rằng, ngôi nhà có mái cong chính là nhà ở của người dân; và ngôi nhà mái tròn thường được sử dụng liên quan đến tín ngưỡng và thờ cúng.

Không chỉ tỉ mỉ trong từng hình ảnh; mà ngay đến cả những chi tiết nhỏ trong ngôi nhà cũng được người Việt cổ khắc họa lại trên bề mặt của trống đồng. Điều này cũng thể hiện sự coi trọng vấn đề tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh của người Việt Nam chúng ta đã có từ rất lâu đời.

Hình ảnh nhạc cụ

Xuất hiện trên mặt trống đồng Đông Sơn chính là nhạc cụ chính được sử dụng vào thời kỳ đó; là kèn và trống. Đây chính là 2 loại nhạc cụ thường được chơi vào các dịp lễ hội.

Ngoài ra, họa tiết trống gắn với 2 hình ảnh khác nhau; đầu tiên là chiếc trống được một người dân đang đánh trong nhà hay trên thuyền để giữ nhịp. Và tiếp đó; là chiếc trống được đặt trên giá sát đất và kèm theo đó là một dàn trống; sẽ có một người cầm chiếc gậy dài đánh theo chiều đứng; đây là hình ảnh thường xuất hiện trong dịp lễ hội; và cho đến ngày nay hình ảnh này vẫn có thể thấy trong những ngày hội của người dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình.

Hình người

Mỗi một người dân được khắc lên mặt trống đồng đều thể hiện một hành động khác nhau; người thì đua thuyền, người thì thực hiện nghi lễ hiến tế; người lại tham gia đánh trống, đánh chiêng, nhảy múa; người đang giã gạo, đánh cá, làm ruộng. Hay thậm chí là tục đối đáp; đôi nam nữ ngồi đối diện nắm tay nhau ca hát, đối đáp.

Đây là những hoạt động thể hiện lối sống sinh hoạt thường ngày của người dân; từ hình ảnh thực hiện công việc hàng ngày, những thói quen sinh hoạt cho tới những dịp lễ hội đều được khắc họa rất sinh động.

Ngoài ra, mỗi người xuất hiện trên trống đồng đều có trang phục khác nhau: khố, váy, mũ lông chim, áo hai vạt ngắn dài. Điều này chứng tỏ rằng; ở thời kỳ này mọi người đã biết tới việc trồng dâu nuôi tằm; và sản xuất ra những trang phục phù hợp với tất cả mọi người.

Hình ảnh chiếc thuyền chở người

Tiếp đến, biểu tượng cho sự phát triển về kỹ thuật quân sự của thời kỳ này chính là những chiếc thuyền. Ở thời kỳ này, người Việt cổ đã bắt đầu biết sử dụng gỗ để xây dựng nhà ở hay đóng ghe, thuyền phục vụ cho việc đánh bắt cá. Hay thậm chí là sử dụng để bảo vệ địch xâm phạm vào lãnh thổ; trên thuyền sẽ xuất hiện hình ảnh người lính cầm đao, giáo, cung tên, trống trận; và có cả những chú chó săn.

Ngoài ra, còn rất nhiều những họa tiết khác xuất hiện trên bề mặt và thân của trống đồng Đông Sơn như: con hươu, trâu bò, chim trĩ, con công, chàng bè, chim trích, gà, cóc, các loại cá,… Đây đều là những con vật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân.

Tất cả những họa tiết trống đồng Đông Sơn như: ngôi sao, con vật, hay đồ vật xuất hiện trên mặt trống đều có số lượng chẵn. Bởi với người Lạc Việt; họ rất coi trọng việc tính đếm. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy, cánh sao có số lượng nổi bật lên là con số 12 (chiếm 46,1% tổng số); mà con số 12 chính là số lượng tháng trong một năm. Những họa tiết trên trống đồng Đông Sơn còn được đặt trong vòng tròn; điều này thể hiện một sự tiếp nối sức mạnh từ đời ông cha tới thế hệ con cháu sau này; tất cả mọi thế hệ đều đồng lòng đưa đất nước trở nên phát triển hơn nữa.

Lời kết

Ngày nay, tuy rằng các sản phẩm trống đồng không được ứng dụng nhiều vào cuộc sống; mà chỉ sử dụng như một cổ vật trưng bày. Tuy nhiên, những chiếc trống đồng Đông Sơn vẫn là một di vật rất giá trị; là minh chứng và nền tảng cho sự tiếp nối giữa các thế hệ.

Trống đồng cũng được sử dụng để trưng bày ở rất nhiều phòng làm việc, phòng họp hay sảnh công ty và các tập đoàn lớn. Đây cũng là món quà lưu niệm quen thuộc để dành tặng cho lãnh đạo, đối tác, những hội nghị – sự kiện quan trọng. Món quà này không chỉ mang ý nghĩa về mặt nghệ thuật; mà còn là thông điệp quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

Mỗi họa tiết khi được đưa vào trống đồng đều mang ý nghĩa riêng; nhưng sự kết hợp này lại là một bức tranh thể hiện rõ nét và sinh động hơn về cuộc sống sinh hoạt và lao động của người Việt cổ.

Qua bài viết này của Thư Viện Gỗ, hy vọng bạn đã có thể hiểu hơn về trống đồng Đông Sơn và những họa tiết xuất hiện trên trống đồng Đông Sơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Từ khóa » Họa Tiết Trống đồng đông Sơn