LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG MẤT BAO LÂU VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ...
Có thể bạn quan tâm
Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương và tranh chấp quyền nuôi con. Thời hạn giải quyết ly hôn hợp pháp, xét xử ly hôn khi vắng mặt đương sự và quyền nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, mong luật sư giúp em tư vấn giải quyết vấn đề sau:Em đã kết hôn được 3 năm. Hiện tại do chồng em ngoại tình với người khác nên em đã nộp đơn ly hôn đơn phương với chồng. Em nộp đơn lên Tòa án đã gần 2 tháng nhưng vẫn chưa thấy Tòa thụ lý. Vậy luật sư cho em hỏi theo quy định pháp luật thì thời gian giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương là bao lâu? Nếu chồng em không chịu lên Tòa thì Tòa có giải quyết không? Con em hiện tại 18 tháng tuổi, là con gái, vậy quyền nuôi con sẽ thuộc về ai. Em xin chân thành cảm ơn a.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Luật Nhân Hòa. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
2. Giải quyết vấn đề:
Thứ nhất, về thời gian giải quyêt thủ tục ly hôn đơn phương:
Theo quy định tại Điều 203 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn khác xác định: Thời hạn giải quyết việc ly hôn đơn phương tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng.
Thứ hai, trong trường hợp chồng bạn không chịu lên Tòa để giải quyết ly hôn đơn phương thì Tòa án có giải quyết không và giải quyết như thế nào?
Khi vụ án được đưa ra xét xử, chồng bạn có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp chồng bạn với tư cách là bị đơn không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì xử lý theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:
“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;…”
Như vậy, nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, chồng bạn phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng và không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
- Thứ ba, về quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương:
Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì:
“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, bạn sẽ có quyền nuôi con trong trường hợp này, trừ khi bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!
Bài viết liên quan:
TƯ VẤN THỦ TỤC LY HÔN TẠI VIỆT NAMBỐ MẸ CHỒNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN VIỆC GIÀNH QUYỀN NUÔI CONLY HÔN ĐƠN PHƯƠNG VẮNG MẶT BỊ ĐƠNLUẬT SƯ THAM GIA TRANH TỤNG TRONG VỤ ÁN HÔN NHÂN GIA ĐÌNHTừ khóa » Khi Nào được đơn Phương Ly Hôn
-
Trường Hợp Nào Thì được đơn Phương Ly Hôn? - Luật Minh Khuê
-
Điều Kiện được Ly Hôn đơn Phương Theo Pháp Luật Hiện Nay ?
-
Ly Hôn đơn Phương Mất Bao Lâu? Làm Sao để Ly Hôn Nhanh?
-
Ly Hôn đơn Phương Cần Những điều Kiện Gì
-
Những Trường Hợp Không được đơn Phương Ly Hôn
-
Trường Hợp đơn Phương Ly Hôn Khi Không Có đầy đủ Giấy Tờ Giải ...
-
Đơn Phương Ly Hôn Là Gì? Khi Nào được đơn Phương Ly Hôn?
-
Thời Gian Giải Quyết Ly Hôn đơn Phương Mất Bao Lâu - Phamlaw
-
Những Trường Hợp Không được đơn Phương Ly Hôn? 2022 - Luật ACC
-
Giải Quyết Ly Hôn đơn Phương - Công Ty Luật Việt An
-
Ly Hôn đơn Phương: Tất Tật 10 điều Cần Biết - Luật Thái An
-
[PDF] Thủ Tục Ly Hôn Đối Với Người Nước Ngoài
-
Thủ Tục đơn Phương Ly Hôn Tại Tòa án - LUẬT SƯ
-
Thời Gian Ly Hôn đơn Phương Mất Bao Lâu? - FBLAW