Ly Kỳ Chuyện Bìm Bịp Lớn Bắt Rắn Về Bảo Vệ Tổ - Loài Vật
Có thể bạn quan tâm
Bìm bịp lớn ( Centropus sinesis ) là một loài chim dữ, được tìm thấy nhiều ở khu vực Nam Á, chúng sinh sống khá nhiều ở Việt Nam, chim trống và mái có màu lông giống nhau, nhưng chim trống thường nhỏ hơn chim mái.
Xem thêm:
- Cây bìm bịp xương khỉ và câu chuyện xưa
- Chim bìm bịp & Câu chuyện quả tim tên cướp
Bìm bịp lớn có mỏ quặp xuống sắc nhọn, đặc biệt là cặp mắt có một màu đỏ tươi, chân thì đen bóng với những móng vuốt sắc như dao, toàn thân là một màu nâu xám hoặc xanh đen, riêng với đôi cánh có màu hạt dẻ đậm.
Chiều dài cơ thể chim bìm bịp lớn khoảng từ 35-48cm, chiếc mỏ cong dài 3,5cm, đuôi bìm bịp dài từ 18-20cm.
Bìm bịp lớn là loài chim định cư, có nghĩa chúng chỉ sinh sống quanh quẩn với 1 khu vực cho đến hết đời, ở VN loài bìm bịp lớn sống ở khắp vùng đồng bằng, trung du và miền núi ở độ cao 600-800m. chúng thích ở nơi có nhiều bụi rậm, lau sậy um tùm gần sông suối, đầm lầy và thường dựa vào thuỷ triều để kiếm ăn, cũng chính vì điều này ông bà ta xưa có câu “bìm bịp kêu nước lớn nước ròng”.
Chúng thường kiếm ăn theo cặp, thức ăn ưa thích của bìm bịp lớn là các động vật sống nhỏ như cá, ếch nhái, cua đồng, cào cào, trứng chim, mối và nhất là rắn, đôi khi chúng cũng ăn cả hạt thực vật.
Sinh sản
Mùa sinh sản bắt đầu từ khoảng vào tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, Chúng làm tổ trong các cây bụi rậm rạp, thường là ở các bụi tre và tổ được làm cách mặt đất khoảng 1-2m, khi điều kiền không thuận lợi chúng cũng có thể làm tổ ở những cành cây thưa lá, tổ có dạng hình túi dài, miệng tổ hơi nghiêng về một bên, nguyên liệu làm tổ là cỏ và lá cây. mỗi lứa bìm bịp đẻ khoảng 3-4 trứng, và mỗi năm bìm bịp lớn có thể đẻ 2 đến 3 lứa.
Bìm bịp mẹ thường dự trữ thức ăn bằng cách bắt các loài rắn nhỏ về giam lỏng chúng ở các khu vực gần tổ, chính vì thế mỗi khi phát hiện tổ bìm bịp thì xung quanh tổ sẽ có những con rắn độc quanh quẩn.
Vậy tại sao rắn lại bỏ qua những con chim bìm bịp non, trong khi bản tính của loài rắn cũng là loài ăn thịt không kém gì bìm bịp, vấn đề này cho đến giờ vẫn là một điều bí ẩn.
Nhưng một số ý kiến cho rằng, lông và phân chim bìm bịp lớn quanh tổ có mùi rất đặc biệt mà hầu hết các loài rắn không ưa chính vì thế rắn sẽ không dám đến gần, còn nếu chim mẹ bắt trúng loài rắn không sợ mùi lông và phân của chim non thì cũng không sao vì bìm bịp mẹ đã biết và giết chết trước khi mang rắn này về tổ.
Vì vậy những con rắn được ở lại tổ là những con rắn mà bìm bịp mẹ chắc chắn nó sẽ không dám làm hại đến con non của mình.
Cũng có ý kiến nói rằng khi quắp rắn về chim mẹ sẽ mổ mù mắt rắn để rắn không thấy đường đi mà ở lại gần tổ và ngoan ngoãn làm thức ăn dự trữ cho chim non.
Con người và bìm bịp
Loài bìm bịp lớn có tình khí rất hung dữ cộng thêm tiếng kêu khá to nên nhiều người đã nuôi bìm bịp để giữ nhà, thực tế không phải người nuôi chim bìm bịp nào cũng thành công trong vấn đề giữ nhà của bìm bịp, phải trải qua cả một quá trình huấn luyện, người nuôi đã dựa vào 2 yếu tố là tập tính bảo vệ lãnh thổ và phản xạ có điều kiện.
Nói về tập tính bảo vệ lãnh thổ, khi chim sắp trưởng thành người nuôi phải cho chim được tự do trong vườn nhà, giống như gà hoặc chim bồ câu vậy, điều này có ý nghĩa khoanh vùng lãnh thổ, nếu có bất kỳ kẻ nào xâm phạm bìm bịp sẵn sàng tấn công theo bản năng bảo vệ lãnh thổ.
Còn vấn đề phản xạ có điều kiện, sau mội lần tấn công kẻ xâm phạm lãnh thổ, người nuôi cho chúng ăn ngon để khuyến khích hành động đó, và điều này phải lập đi lập lại nhiều lần và như thế người nuôi đã tạo cho chim một phản xạ có điều kiện là muốn ăn ngon thì tấn công kẻ xâm phạm lãnh thổ, như thế thì khỏi phải nói cũng biết chúng giữ nhà tốt đến mức nào.
Hơn thế khi nuôi chim nếu vườn nhà có những lùm bụi rậm rạp thì cũng không phải lo chuyện có rắn vì bìm bịp sẽ săn lùng rắn suốt ngày hơn nữa mùi của chim bìm bịp có thể xua đuổi được rắn.
Việc con người thuần hoá chim bìm bịp và thả chúng tự do là việc làm không ảnh hưởng nhiều đến loài chim này, thế nhưng hiện tại rất nhiều người dang săn lùng chúng ráo riết với mục đích giết hại để trục lợi cá nhân. nguyên nhân chỉ vì loài chim này được cho là có một số tác dụng về sức khoẻ, chữa được các bệnh như thần kinh, đau lưng, nhức mỏi hoặc suy nhược cơ thể …
Một số câu chuyện kể về khả năng tự chữa lành vết thương của bìm bịp mẹ cho chim non, rằng khi chim non chẳng may bị thương gãy chân hay gãy cánh, thì chim mẹ sẽ có một phương thuốc bí ẩn để đắp lên cho chim non và vết thương đó sẽ lành lại trong vòng vài ngày, cũng chính vì vậy mà nhiều người đã tìm đến tổ và nhẫn tâm bẻ gãy chân chim non không hề thương tiếc, bẻ lần đầu chim mẹ vì thương con tìm thuốc về đắp cho chúng mau lành.
Vài ngày sau khi thấy chim non đã lành lại vết thương, họ lại một lần nữa bẻ gãy chân chim non ấy để chúng được nhận thêm chất thuốc được lấy từ chim mẹ, khi lần thứ 2 chim non lành lặn trở lại, có người sẽ bẻ thêm lần nữa cũng có người sẽ mang chim non đem về ngâm rượu và để dành làm của quý hiếm, quý hiếm đâu không thấy nhưng nếu bị rắn ở gần tổ chim cắn thì quả đúng là chưa được giọt rượu thuốc nào đã oan mạng.
Từ khóa » Con Bìm Bịp Bắt Rắn
-
Đã Mất Đi Một Thành Viên Khi Mải Xem Bìm Bịp Bắt Rắn Hổ Mang
-
Ly Kỳ Chuyện Bìm Bịp Bắt Rắn Về Bảo Vệ Tổ - YouTube
-
Bìm Bịp Loài Mãnh điêu Bắt Và ăn Cả Rắn Hổ Mang - YouTube
-
Chim Bìm Bịp: Thiên địch Của Loài Rắn - Về Quê
-
Phát Hiện Rắn Hổ Mang Chúa Trong Tổ Chim Bìm Bịp ... - Myclip
-
Chim Bìm Bịp Mổ Vỡ đầu Rắn Lục - Tiền Phong
-
Chim Bìm Bịp Có Tha Rắn Về Bảo Vệ Tổ Không? - Mocha Video
-
Rắn Hổ Mang Tháo Chạy Khi Gặp Phải Bìm Bịp Hiếu Chiến - SOHA
-
Phát Hiện Tổ Chim Bìm Bịp.bìm Bịp Bắt Rắn Hổ để Làm Gì
-
Chim Bìm Bịp: Những điều Bạn Chưa Biết | Farmvina Nông Nghiệp
-
Phát Hiện Rắn Hổ Mang Chúa Trong Tổ Chim Bìm Bịp ... - Myclip
-
Video: Bìm Bịp Hiếu Chiến, Tấn Công Cả Rắn Hổ Mang
-
"Bó Giò" Bìm Bịp! - Tuổi Trẻ Online