Lý - Một Làn điệu Dân Ca Phong Phú - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh ...

Truy cập nội dung luôn MENU
  • TRANG CHỦ
  • CHÍNH QUYỀN
    • GIỚI THIỆU TIỀN GIANG
    • BỘ MÁY TỔ CHỨC
  • CÔNG DÂN
  • DOANH NGHIỆP
  • DU KHÁCH
​ English Facebook RSS ​ Hỏi đáp​ ​ Sơ đồ cổng - + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Lý - Một làn điệu dân ca phong phú 13/01/2019 - Lượt xem: 73905

Mỗi người trong chúng ta ít nhất một lần trong đời được nghe lời ru của mẹ hoặc của bà trước khi chìm vào giấc ngủ tuổi thơ. Hoặc nghe đâu đó câu hát dân gian, câu Đờn ca tài tử cải lương Nam bộ

Mỗi người trong chúng ta ít nhất một lần trong đời được nghe lời ru của mẹ hoặc của bà trước khi chìm vào giấc ngủ tuổi thơ. Hoặc nghe đâu đó câu hát dân gian, câu Đờn ca tài tử cải lương Nam bộ. Đặc biệt vùng Tây Nam bộ, ngoài những làn điệu mang đậm chất đặc trưng của vùng đất này như: Hát ru, nói thơ Bạc Liêu, nói thơ Lục Vân Tiên, các điệu hò, vè, hát Sắc bùa, đờn ca tài tử. Nếu nói chỉ có một số làn điệu, bài bản của đờn ca tài tử, cải lương là đặc trưng, tiêu biểu của vùng đất Nam bộ là không đủ. Bên cạnh các làn điệu trên, những điệu Lý Nam bộ đã tồn tại, hình thành hàng trăm năm trước, đi vào cuộc sống của cư dân khi mới bắt đầu khai khẩn vùng đất mới phương Nam. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian, những điệu Lý này là cách biểu thị tinh thần lạc quan trong cuộc sống, vượt qua mọi gian nan, khắc phục khó khăn, luôn yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu mọi thứ ở xung quanh ta và có mặt khi cha ông ở phía Bắc di dân vào khai khẩn vùng đất phía Nam.

Lý là một thể loại âm nhạc dân gian tồn tại trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Việt từ Bắc đến Nam, nhưng phổ biến nhiều nhất là từ Thừa Thiên Huế, Nam Trung bộ trải dài đến khu vực Nam bộ. Các điệu Lý xuất phát từ nguồn gốc lao động mà ra, đó là thứ nghệ thuật dân gian tự phát của người bình dân. Nhất là trong quá trình khai phá vùng đất mới Nam bộ. Lý đề cập đến nhiều đề tài, mọi góc độ, trạng thái của tình cảm, mọi hiện tượng cuộc sống, cùng những mơ ước của quần chúng, qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Những điệu Lý song hành cùng con người nơi đây tạo nên nét đặc trưng riêng, tuy mộc mạc, giản dị nhưng luôn mang chất ngọt ngào, trữ tình và đặc sắc. Các điệu Lý là thể loại âm nhạc dân gian truyền khẩu, sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể, kết hợp với cụm từ, điệp ngữ, âm đệm... tưởng như dư thừa trong câu hát, nhưng đó chính là cái hay để thể hiện mọi cung bậc tình cảm của điệu Lý. Như bài Lý lu là, lời gốc: Ai về Giồng Dứa qua truông. Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em. Nhưng khi hát phải thêm những câu đệm: Ai về Giồng Dứa (mà) qua truông. Gió lay (lu là) bông sậy (ơi nàng ơi) bỏ (ớ ơ ơ) buồn (ơi nàng ơi mà) cho em...

Lý như là một điệu hát dân dã, bình dân ngắn gọn, dễ nhớ. Những điệu Lý thường sinh động về nội dung, phong phú về điệu thức và rất đa dạng về ngôn từ. Những điệu Lý luôn mang tính đặc trưng của người nông dân mộc mạc, vì thế Lý không mang lời hát cầu kỳ, bóng bẩy giàu chất văn chương bác học. Khi những điệu Lý phát triển ở Nam bộ, nó mang thêm tính phóng khoáng, bộc trực của người dân sông nước nơi đây, luôn nói lên tinh thần tích cực, sức sống mạnh mẽ của người nông dân. Lý Nam bộ có vần, có điệu rất gần với ca dao, hò, vè nhưng lại mang tính nhạc điệu (hát), còn ca dao, hò, vè mang tính ngâm vịnh (thơ ca) nhiều hơn. Mỗi điệu Lý thường có nội dung rõ ràng, như nói về những kinh nghiệm trong sản xuất như Lý đất giồng, Lý kéo chài. Ca ngợi cái đẹp trong thiên nhiên như Lý chim xanh, Lý giọng bóng. Ca ngợi đức tính tốt của con người như Lý Ba Tri, Lý cái kéo. Hoặc mỉa mai, châm biếm cái xấu, bọn cường hào như: Lý con khỉ, Lý bình vôi, Lý kêu đò...

Các điệu Lý thường được lấy tên từ các loại cây trái, bông hoa, chim thú, cá nước, bánh trái hoặc các vật dụng quen thuộc, các phương tiện lao động hàng ngày, hay các nhân vật tầng lớp trong xã hội, đến các phong tục, lễ nghi, hội hè. Như Lý cây khế, Lý cây mù u, Lý con mèo, Lý con sam, Lý bờ đắp, Lý chim thằng chài... Có những tên điệu Lý nghe rất lạ như: Lý cháo Lý cơm, Lý nón treo, Lý xôi vò, Lý cơm khô Lý cơm cháy, Lý ông Thôn, Lý chú Chệt, Lý bập boòng boong... Qua đó, chúng ta thấy tên các điệu Lý đều xuất phát từ những đồ vật, sự kiện, cảnh vật hoặc những nhân vật có thực trong đời sống của người lao động. Bất cứ cái gì họ gặp, họ thấy, họ biết đều có thể trở thành điệu Lý. Xuất phát từ lao động mà hình thành nên những điệu Lý, vì thế trong lúc đang lao động người ta cũng hát Lý được với nhau, lúc nghỉ ngơi cũng ngân nga các điệu Lý. Đó là cách bày tỏ tâm sự, nói lên tình cảm lạc quan, ước mơ, khát vọng của mình trước cuộc sống.

Khi nghe một điệu Lý cất lên đâu đó, chúng ta như bắt gặp hình ảnh êm đềm, ngọt ngào của quê nhà với cánh đồng, bờ đê, con sông, bến nước... Lý là những câu hát bình dân, tác giả là những người dân quê chân chất. Lý được truyền khẩu từ người này qua người khác, vùng này qua vùng khác. Vì thế Lý có những dị bản rất khác nhau khi đi qua nhiều địa phương. Như bài Lý con sáo bắt nguồn từ câu ca dao quen thuộc của người dân quê : "Ai đem con sáo sang sông. Để cho con sáo sổ lồng bay xa", con sáo từ miền Trung bay đến miền Tây Nam bộ đã biến thành hơn 42 bài Lý con sáo khác nhau. Hoặc như câu ca dao quen thuộc: "Ngựa ô anh khớp kiều (yên ngựa) vàng. Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh", thành điệu Lý ngựa ô ra đời từ đất Thuận Hóa theo chân đoàn người đi khai phá vùng đất mới phía Nam và mỗi lần qua một địa phương, điệu Lý ngựa ô lại thay đổi một chút và có đến 30 dị bản Lý Ngựa Ô khác nhau từ miền Trung vào đến miền Nam, tuy nội dung vẫn là tâm sự của chàng trai xa quê ao ước sắm đủ lễ vật để đưa người yêu về thăm quê nhà một chuyến. Qua đó, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi có nhiều điệu Lý có cùng nội dung nhưng khác nhau về giai điệu. Đặc biệt, một số điệu Lý không thể thiếu và được dùng như một thể loại, một chất liệu để làm phong phú cho làn điệu đờn ca tài tử, cải lương Nam bộ. Mang tính chất vui như: Lý đêm trăng, Lý tầm quân, Lý kéo chài, Lý con khỉ... Mang tính chất buồn như: Lý trăng soi, Lý bông dừa, Lý Ba Tri, Lý Cái Mơn...

Ngoài ra, có một số điệu Lý được đặt tên dựa trên giai điệu nhạc được nhiều người biết đến. Cụ thể như soạn giả Huỳnh Anh viết lời mới dựa vào giai điệu ca khúc Trên quê hương Minh Hải, sau đó giai điệu này được phổ biến rộng rãi, mọi người gọi đó là Lý Minh Hải. Giai điệu của Lý cũng khá đơn giản, tiết tấu của Lý cũng xuất phát từ sự ngẫu hứng của quần chúng. Những làn điệu dân gian thường cần có một không khí, một không gian để biểu diễn. Nhưng riêng với Lý, người ta có thể cất giọng hát ngân nga trầm bổng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào mà không cần một môi trường diễn xướng cụ thể và Lý không được tổ chức như một cuộc thi đúng quy cách như những loại hình âm nhạc dân gian khác. Vì thế, người dân Nam bộ đã xếp theo thứ bậc: "Nhất Lý, Nhì Ngâm, Tam Nam, Tứ Oán".

Ở Tiền Giang, tại huyện Gò Công Đông có đến hai bài Lý con sáo dị bản khác nhau trong đó có Lý con sáo Gò Công do nhạc sĩ Văn Lưu sưu tầm là được nhiều người biết đến (Ai đem con sáo sang sông. Đôi hường nhan phập phồng lá gan). Ngoài ra có bài Lý quy phụng rất hay (Áo anh năm nút chạm rồng. Đứng xa con phụng lợi gần con quy). Huyện Gò Công Đông còn có Lý dầu dừa, Lý cái phảng, Lý cống chùa. Còn ở Mỹ Tho có Lý hò khoan. Sức hấp dẫn của Lý luôn quyến rũ mọi người. Nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là vợ chồng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và Lê Giang đã bỏ ra nhiều công sức sưu tầm, phân loại, biên soạn, ký âm, hệ thống lại trên 300 điệu Lý.

Lý là một thể loại âm nhạc dân gian với những nét đặc trưng vốn có, là kho tàng vô giá của một trong những làn điệu dân tộc cần gìn giữ và phát huy.

Ngô Ngọc Hùng

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(1.25/5) Tin liên quan Huyện Gò Công Tây: Tổ chức Chương trình Tài tử xứ Gò kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ - 17/07/2024 Kế hoạch Hội thi "Tiếng hát công nhân, viên chức lao động tỉnh Tiền Giang" năm 2024 - 10/06/2024 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Giao lưu "Hát ru, hát dân ca" trong tổ chức quần chúng lực lượng vũ trang tỉnh - 25/05/2024 Thị xã Cai Lậy: Biểu diễn nghệ thuật đường phố chào mừng kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập thị xã Cai Lậy (26/12/2013 - 26/12/2023) - 27/12/2023 Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo tại tỉnh Tiền Giang - 18/12/2023 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: Gửi

Văn bản chỉ đạo điều hành

Công báo Tiền Giang

Góp ý dự thảo văn bản

Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật

Dịch vụ công trực tuyến

CSDL Quốc gia về TTHC

Xem tất cả Pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp(06-05) Hướng dân thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai(24-08) Hướng dẫn bầu cử 2021-2026(19-05) Nâng cao hiệu quả hành chính công(20-01) Về thăm làng cổ Đông Hòa Hiệp(09-01) Slideshow Image 1 Liên kết website Đảng cộng sản Việt Nam Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Bộ Công an Bộ Công Thương Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giao thông Vận tải Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Ngoại giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ Nội vụ Bộ Quốc phòng Bộ Tài chính Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Tư pháp Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Xây dựng Bộ Y tế An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bạc Liêu Bắc Kạn Bắc Giang Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cao Bằng Cần Thơ Đà Nẵng Kiên Giang Hồ Chí Minh Đang truy cập: Hôm nay: Tuần hiện tại: Tháng hiện tại: Tháng trước: Tổng lượt truy cập: Chung nhan Tin Nhiem MangCổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang - https://www.tiengiang.gov.vn Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Giấy phép số 19/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tiền Giang cấp ngày 11/9/2023 Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang Địa chỉ: Số 23, đường 30/4, Phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Điện thoại: 0273.3873153 - 0273.3977184, Email: banbientap@tiengiang.gov.vn ® Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang" hoặc "www.tiengiang.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ Cổng Thông tin này // ]]>

Từ khóa » Dân Ca Cải Lương Nam Bộ