Lý Thuyết Ba Định Luật Newton | SGK Vật Lí Lớp 10 - Marathon

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-32c0e2-974.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Ba định luật Niu tơn là phần kiến thức quan trọng trong chương trình vật lý 10. Kiến thức này xuất hiện nhiều trong các bài kiểm tra, bài thi cuối cấp. Bài viết dưới đây Marathon Education sẽ tổng hợp những lý thuyết về 3 định luật Newton giúp các em dễ dàng hệ thống hóa kiến thức về chủ đề quan trọng này.

3 định luật niu tơn
3 Định luật Niu Tơn (Nguồn: Internet)

Định luật I Newton

Nội dung

Định luật I NewTon có nội dung như sau:

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

Nguồn tại wikipedia

Quán tính là một tính chất vật lý gắn liền với mọi vật có chuyển động. Quán tính thể hiện xu hướng bảo toàn vận tốc của vật cả về hướng và độ lớn của chuyển động.

Ví dụ:

Đang ngồi trên xe chuyển động thẳng đều, ta đột ngột hãm phanh, người bị chúi về phía trước. Hiện tượng này gọi là quán tính.

Khi nói về quán tính, ta có 2 hệ quy chiếu là hệ quy chiếu quán tính và hệ quy chiếu phi quán tính:

  • Hệ quy chiếu quán tính: Là hệ quy chiếu gắn vào vật mốc đứng yên hoặc đang ở trạng thái chuyển động thẳng đều. Trong hệ quy chiếu quán tính sẽ không tồn tại lực quán tính.
  • Hệ quy chiếu phi quán tính: Là hệ quy chiếu gắn với vật chuyển động có gia tốc. Do đó sẽ xuất hiện lực quán tính trong hệ quy chiếu này.

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

ĐĂNG KÝ NGAY

Ý nghĩa của định luật 1 Newton

Định luật I Niu tơn cho thấy:

  • Mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc, gọi là quán tính. Khi đó, quán tính có 2 xu hướng:
  • Xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên → vật có tính ì
  • Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động → vật chuyển động có “đà”
  • Khi một vật chuyển động nhưng không có tác động của lực thì đó gọi là chuyển động theo quán tính.
Lý Thuyết Vật Lý 12 Về Tán Sắc Ánh Sáng

Định luật II Newton

Nội dung

Định luật II NewTon được phát biểu như sau:

Vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật đó. Độ lớn của vectơ gia tốc sẽ tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Công thức định luật 2 Newton

Công thức định luật niu tơn

Trong đó:

Công thức định luật niu tơn

Đặc điểm của vecto lực:

  • Điểm đặt: vị trí mà lực đặt lên vật
  • Phương, chiều: phương và chiều của gia tốc mà lực tác động lên vật
  • Độ lớn: F = ma
  • Đơn vị: N (Niutơn)  1N = 1m.kg/ s2

Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật, khối lượng của vật tỉ lệ thuận với mức quán tính của vật. Nghĩa là vật có khối lượng càng lớn sẽ có mức quán tính càng lớn và ngược lại.

Khối lượng của mỗi vật thường có 2 tính chất cơ bản:

  • Là đại lượng vô hướng, mang dấu dương và có độ lớn không đổi
  • Có tính chất cộng

Trọng lực là lực của trái đất tác dụng lên vật, hay còn gọi là lực hút của Trái Đất. 

Trọng lượng chính là độ lớn của trọng lực. Trọng lượng của một vật tỷ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

độ lớn của trọng lực

Trọng lượng có phương thẳng đứng và luôn có hướng thẳng đứng xuống dưới (hướng vào tâm Trái Đất). Độ lớn trọng lượng được tính bằng công thức:

P = mg

Ý nghĩa định luật 2 Newton

Định luật II Newton cho biết mối liên hệ giữa hợp lực gia tốc và khối lượng của vật từ đó ứng dụng nhiều trong công nghiệp sản xuất máy móc, dụng cụ, giảm ma sát khi cần thiết,..

Dao Động Điện Từ Và Sóng Điện Từ

Định III Newton

Định luật III Niu tơn được xem là nội dung nâng cao trong bộ 3 định luật Niu tơn quan trọng, định luật này được áp dụng nhiều trong tính toán lực tác dụng qua lại giữa các vật.

Nội dung

Định luật III Newton được phát biểu như sau:

Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này được gọi là hai lực trực đối.

Ta có:

công thức định luật niu tơn

Khi 2 vật tương tác với nhau, một trong hai lực tương tác gọi là lực tác dụng, lực còn lại gọi là phản lực.

Lực và phản lực có 3 đặc điểm đặc trưng:

  • Luôn xuất hiện và mất đi đồng thời
  • Có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều
  • Chúng không cân bằng nhau vì được đặt tại 2 vật khác nhau.

Một số dạng bài tập 3 Định luật Niu Tơn

Bài tập 11 trang 65 SGK Vật lý 10

Cho một vật có khối lượng 8kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc là 2 m/s2. Hỏi lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu. So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Biết g = 10m/s2

Lời giải: 

bài tập 11 trang 65 SGK

⟹ Lực F nhỏ hơn trọng lực P

Bài tập 12 trang 65 SGK Vật lý 10

Một quả bóng có khối lượng 0,5kg đang nằm yên trên mặt đất. Cầu thủ dùng một lực 250N đá quả bóng chuyển động, thời gian tác dụng lực là 0,02s. Hỏi quả bóng sẽ bay đi với tốc độ bao nhiêu?

Định Luật Ôm Đối Với Toàn Mạch - Lý Thuyết Và Công Thức Định Luật Ôm

Lời giải:

bài 12 trang 65 SGK

(v0 = 0 do ban đầu quả bóng nằm yên trên mặt đất)

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

Gia sư Online Học Online Toán 12 Học Online Hóa 10 Học Online Toán 11 Học Online Toán 6 Học Online Toán 10 Học Online Toán 7 Học Online Lý 10 Học Online Lý 9 Học Online Toán 8 Học Online Toán 9 Học Tiếng Anh 6 Học Tiếng Anh 7

Trên đây là những lý thuyết về 3 định luật Niu Tơn – một trong những kiến thức quan trọng của Vật Lý 10. Các em hãy tham khảo và ghi nhớ kiến thức quan trọng này để vận dụng làm bài tập, kiểm tra thi cử hiệu quả hơn. Đừng quên đăng ký lớp học online Toán – Lý – Hóa – Văn online cùng Marathon Education để trang bị thêm nhiều kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp tới!

Từ khóa » định Luật I Niu Tơn