Lý Thuyết Bài Bài 9: Lịch Sự, Tế Nhị - Lib24.Vn
Có thể bạn quan tâm
LỊCH SỰ TẾ NHỊ
1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?
- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
2. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị:
- Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội.
- Thể hiện sự tôn trọng người
giao tiếp và những người xung quanh.
- Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người.
3. Cách rèn luyện:
- Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử.
- Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.
* BÀI TẬP
1. Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với những biểu hiện thể hiện sự lịch sự, tế nhị ?
Biểu hiện lịch sự | Biểu hiện tế nhị |
Nói dí dỏm | |
Thái độ cộc cằn | |
Cử chỉ sỗ sàng | |
Ăn nói nhẹ nhàng | x |
Biết lắng nghe | x |
Biết cảm ơn, xin lỗi | x |
Nói trống không | |
Nói quá to | |
Quát mắng người khác | |
Biết nhường nhịn | x |
2. Những biểu hiện nào không lịch sự, tế nhị ?
Trả lời :
- Thái độ cộc cằn
- Cử chỉ sỗ sàng
- Ăn nói thô tục
- Nói trống không
- Nói quá to
- Quát mắng người khác
3. Em hãy nêu một ví dụ về cách cư xử lịch sụ, tế nhị mà em biết ?
Trả lời :
Tan học, Hiền, Hùng và Sơn ra trước cổng trường để đứng chờ xe buýt. Xe vừa tơi, cả 3 lên xe tìm chỗ ngồi. Đến trạm tiếp theo, có một người phụ nữ, tay bế em bé bước lên xe, trong xe lúc đó đã hết chỗ ngồi, người đứng chen chúc nhau. Hiền thấy vậy đứng dậy bảo : " Cô ơi, cô bế em vào chỗ ngồi này đi ạ!". Người phụ nữ nhìn Hiền trìu mến : "Cô cảm ơn cháu". Thấy thế, Sơn và Hùng ngồi chung một ghế, nhường lại cho Hiền chiếc ghế của Sơn. Cả 3 tiếp tục hành trình.
4. Tuấn và Quang rủ nhau đi xem ca nhạc. Vào cửa rạp, Tuấn hút thuốc lá. Quang ghé sát vào tai Tuấn nhắc nhở tắt thuốc lá. Nhưng Tuấn lại trả lời để mọi người xung quanh nghe thấy : "Việc gì phải tắt thuốc lá".
Em hãy nhận xét những hành vi, cử chỉ của Tuấn và Quang trong tình huống trên ?
Trả lời :
- Hành vi, cử chỉ của Quang thể hiện là người lịch sự, tế nhị, có ý thức cao ở nơi công cộng, cư xử rất có văn hóa
- Hành vi, cử chỉ của Tuấn thể hiện ý thức kém, thiếu lịch sự, tế nhị, cư xử không có văn hóa
5. Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về lịch sự, tế nhị
Trả lời :
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Rượu nhạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm
- Một câu nhịn chín câu lành
Bài tập
- Câu a (SGK trang 22)
- Câu b (SGK trang 22)
- Câu c (SGK trang 22)
- Câu d (SGK trang 22)
Từ khóa » Những Hành Vi Lịch Sự Tế Nhị
-
Bài 9: Lịch Sự, Tế Nhị - Hoc24
-
Ví Dụ Về Cách Cư Xử Lịch Sự Tế Nhị - Nguyễn Lê Thảo Trang - HOC247
-
Giải Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 9: Lịch Sự, Tế Nhị
-
Giải Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 9: Lịch Sự, Tế Nhị
-
Câu 1: Thế Nào Là Lịch Sự, Tế Nhị? Nêu ý Nghĩa. Em ...
-
Giải GDCD 6 Bài 9: Lịch Sự, Tế Nhị
-
Bài 9: Lịch Sự, Tế Nhị | GDCD 6 (Trang 21 – 22 SGK) - Tech12h
-
Bai 9: Lịch Sự, Tế Nhị - Tài Liệu Text - 123doc
-
Lịch Sự Là Gì? Tế Nhị Là Gì? Biểu Hiện Của Lịch Sự Và Tế Nhị? Ý Nghĩa
-
GDCD Lớp 6: Em Hãy Nêu Một Ví Dụ Về Cách Cư Xử Lịch Sự, Tế Nhị Mà ...
-
Giải Bài Tập GDCD 6 Bài 9: Lịch Sự, Tế Nhị
-
Giải GDCD 6 Bài 9: Lịch Sự, Tế Nhị | Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 6
-
ỨNG XỬ LỊCH SỰ TẾ NHỊ VỚI THA NHÂN
-
Hướng Dẫn Soạn Bài 9: Lịch Sự Tế Nhị Sgk GDCD 6