Lý Thuyết Bất đẳng Thức | SGK Toán Lớp 10
Có thể bạn quan tâm
1. Bất đẳng thức
Là một mệnh đề có một trong các dạng \(A > B, A < B, A \ge B, A\le B\), trong đó \(A, B\) là các biểu thức chứa các số và các phép toán.
Biểu thức \(A\) được gọi là vế trái, \(B\) là vế phải của bất đẳng thức.
Nếu mệnh đề: \("A < B => C < D"\) là mệnh đề đúng thì ta nói bất đẳng thức \(C < D\) là hệ quả của bất đẳng thức \(A < B\).
Nếu \("A < B => C < D"\) và \("C < D ⇒ A < B"\) là mệnh đề đúng thì ta nói hai bất đẳng thức \(A < B\) và \(C < D\) tương đương, kí hiệu là \(A < B ⇔ C < D\).
2. Các tính chất của bất đẳng thức.
TC1. ( Tính chất bắc cầu)
\(\left\{ \matrix{ A < B \hfill \cr B < C \hfill \cr} \right. \Rightarrow A < C\)
TC2. (Quy tắc cộng): \(A < B ⇔ A + C < B + C\)
TC3. (Quy tắc cộng hai bất đẳng thức dùng chiều)
\(\left\{ \matrix{ A < B \hfill \cr C < D \hfill \cr} \right. \Rightarrow A + C < B + D\)
TC4. (Quy tắc nhân)
\(\left\{ \matrix{ A < B \hfill \cr C > 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow AC < BC\)
\(\left\{ \matrix{A < B \hfill \cr C < 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow AC > BC\)
TC5. (Quy tắc nhân hai bất đẳng thức)
\(\left\{ \matrix{ 0 < A < B \hfill \cr 0 < C < D \hfill \cr} \right. \Rightarrow AC < B{\rm{D}}\)
TC6. (Quy tắc lũy thừa, khai căn)
Với \(A, B > 0, n ∈\mathbb N^*\) ta có:
\( A < B \Leftrightarrow A^n< B^n\)
\(A < B \Leftrightarrow \root n \of A < \root n \of B \).
3. Bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân (Bất đẳng thức Côsi)
Ta gọi \({{a + b} \over 2}\) là trung bình cộng của hai số \(a, b\).
Tổng quát trung bình cộng của n số \({a_1},{a_2},...,{a_n}\) là \({{{a_1} + {a_2} + ... + {a_n}} \over n}\)
Trung bình nhân của hai số không âm \(a ≥ 0, b ≥ 0\) là \(\sqrt {ab} \)
Trung bình nhân của n số không âm \({a_1} \ge 0,{a_2} \ge 0,...,{a_n} \ge 0\) là
\(\root n \of {{a_1}{a_2}...{a_n}} \)
Định lí: Ta có bất đẳng thức dưới đây, mang tên bất đẳng Cô si:
\(\sqrt {ab} \le {{a + b} \over 2}\) \(∀a, b ≥ 0\).
Dấu \("="\) chỉ xảy ra khi \(a = b\).
Người ta cũng có:
\(\root 3 \of {abc} \le {{a + b + c} \over 3}\) \(∀a, b, c ≥ 0\).
\(\root n \of {{a_1}{a_2}...{a_n}} \le {{{a_1} + {a_2} + ... + {a_n}} \over n}\) \(∀ {a_1},{a_2},...,{a_n} \ge 0\)
Hệ quả 1. Nếu hai số dương có tổng không đổi thì tích của chúng lớn nhất khi hai số bằng nhau.
Hệ quả 2. Nếu hai số dương có tích không đổi thì tổng của chúng nhỏ nhất khi hai số bằng nhau.
4. Bất đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đối.
Ta có các bất đẳng thức sau:
\(\left| a \right| - \left| b \right| \le \left| {a + b} \right| \le \left| a \right| + \left| b \right|\) \(∀a, b ∈\mathbb R\)
Dấu \("="\) chỉ xảy ra khi \(ab\ge 0 \)
\(|x| ≤ a \Leftrightarrow - a ≤ x ≤ a\) \(∀a > 0\)
\(|x| ≥ a \Leftrightarrow\left[ {\matrix{{x \ge a} \cr {x \le - a} \cr} } \right.\forall a > 0.\)
Loigiaihay.com
Từ khóa » Khái Niệm Bất đẳng Thức Là Gì
-
Bất Đẳng Thức Là Gì? Lý Thuyết Bất Đẳng Thức Toán 10 Đầy Đủ ...
-
Lý Thuyết Khái Niệm Và Tính Chất Của Bất đẳng Thức - Toán Học
-
Bất đẳng Thức Là Gì? Các Tính Chất Chính Của Bất đẳng Thức
-
Bất Đẳng Thức - Khái Niệm, Định Nghĩa, Tính Chất Và Ví Dụ Hay
-
Bất đẳng Thức Là Gì ? Tính Chất Của Bất đẳng Thức ? Kèm Ví Dụ Minh ...
-
Bất đẳng Thức – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Niệm Bất đẳng Thức, Thứ Tự Và Phép Cộng - Đại Số 8 - Toán Lớp 8
-
Khái Niệm Bất đẳng Thức
-
Khái Niệm, Phân Loại Bất Đẳng Thức Là Gì ? Các Tính Chất Chính ...
-
Khái Niệm, Phân Loại Bất đẳng Thức Cosi - VOH
-
Tính Chất Của Bất đẳng Thức, Bất đẳng Thức Cauchy (Cô- Si) Và BĐT ...
-
Bất đẳng Thức Là Gì? Các Bất đẳng Thức đáng Nhớ Và Quan Trọng
-
Khái Niệm, Phân Loại Bất đẳng Thức Cosi - VOH
-
[ Kiến Thức Cơ Bản Về Bất Đẳng Thức ] Lớp 8, Lớp 9, Lớp 10