Lý Thuyết Chạy Tiếp Sức Chi Tiết - TopLoigiai

Mục lục nội dung 1. Chạy tiếp sức là gì?2. Cách sắp xếp vị trí các VĐV trong chạy tiếp sức3. Kỹ thuật chạy tiếp sức chính xác nhất4. Kỹ thuật trao - nhận gậy trong chạy tiếp sức 4x100m5. Những lưu ý quan trọng khi tập luyện môn chạy tiếp sức hiệu quả, an toàn

1. Chạy tiếp sức là gì?

Chạy tiếp sức là môn điền kinh trong đó nhiều vận động viên chạy nối tiếp nhau trên một đường dài bằng cách sử dụng cây gậy để đánh dấu việc chuyển tiếp giữa những cá nhân trong đội chạy.

[CHUẨN NHẤT] Lý thuyết chạy tiếp sức

Thông thường, nếu chạy như một cách để rèn luyện sức khỏe cá nhân thì không có quy định. Trong khi, nếu việc chạy tiếp sức như một bộ môn thi đấu chuyên nghiệp thì mỗi đội sẽ gồm 4 thành viên, dụng cụ không thể thiếu đó chính là một chiếc gậy để các thành viên trong đội chuyền cho nhau. Người đến vạch đích trước thì dừng lại và giành chiến thắng.

Trong đó, người đứng đầu giữ vai trò khởi động cho đội, có vai trò quan trọng như một cách để khơi dậy tinh thần thi đấu cho toàn đội. Và 3 người còn lại tiếp tục trao gậy cho nhau. Khoảng cách cho mỗi lần trao gậy là 20m và phải cách khu vực đích đến đúng 10m.

Kết quả của các cuộc thi chạy tiếp sức sẽ được đánh giá dựa theo thời gian chạy kết thúc quãng đường quy định của mỗi đội. Đội nào có thời gian chạy hoàn thành ngắn hơn sẽ giành chiến thắng.

Hiện nay có nhiều cuộc thi trong môn chạy tiếp sức được tổ chức dành cho nam, nữ và cả nam và nữ với nhiều cự ly khác nhau như: chạy tiếp sức 4x100m, 4x200m, 4x400m, 4x800m, ...

2. Cách sắp xếp vị trí các VĐV trong chạy tiếp sức

Trong thi đấu chạy tiếp sức, việc sắp xếp vị trí các VĐV hợp lý, khoa học góp phần không nhỏ giúp thành tích của đội đạt kết quả tốt nhất. Việc sắp xếp đội hình chạy sẽ dựa vào điểm mạnh của từng thành viên trong đội từ đó tìm ra vị trí thích hợp nhất.

Cách sắp xếp vị trí các thành viên trong đội như sau:

- Người chạy ở vị trí đầu tiên: Là VĐV có kỹ thuật xuất phát, phản xạ tốt nhất và có kỹ thuật trao gậy tốt nhất trong đội.

- Người chạy thứ 2: Phải là người có sức bền, sự phối hợp ăn ý.

- Người chạy thứ 3: Là VĐV có tốc độ vượt bậc và kỹ thuật nhận gậy chuẩn xác.

- Người chạy ở vị trí cuối cùng: Là VĐV có tâm lý bình tĩnh tự tin và có khả năng chạy nước rút tốt nhất trong đội.

3. Kỹ thuật chạy tiếp sức chính xác nhất

Quá trình chạy tiếp sức trải qua các giai đoạn theo lộ trình thời gian. Nếu thi đấu thì cần chạy đúng luật và nhanh nhất để giành chiến thắng.

a. Kỹ thuật xuất phát

Trong quá trình chạy, người chạy đầu tiên trong 4 thành viên của đội chạy tiếp sức thực hiện tư thế xuất phát thấp:

Bàn đạp ở tư thế ngón tay cái và ngón trỏ chống trên đường chạy, sau vạch xuất phát.

Các ngón còn lại nắm cây gậy (tay phải là tay cầm gậy).

Lần lượt đặt chân thuận vào bàn đạp trước, chân không thuận vào bàn đạp sau.

Khi nghe thấy hiệu lệnh thì chuyển trạng thái người hướng về phía trước, đồng thời nâng mông lên cao hơn vai.

Sau đó chạy lao về phía trước.

b. Chạy tiếp sức cho người tiếp theo

Người chạy thứ 2, 3, 4 là những người sẽ nhận gậy từ người liền kề sau đó, xuất phát ở tư thế 3 điểm chống (2 chân và 1 tay tiếp xúc với đường chạy) và quay mặt về phía sau quan sát động đội.

c. Chạy tăng tốc

Việc chạy càng nhanh trong quá trình chạy tiếp sức sẽ giúp rút ngắn thời gian, giúp đội có cơ hội chiến thắng nhiều hơn.

Người thứ nhất khi nghe thấy khẩu lệnh chạy hoặc tiếng súng nổ thì phải nhanh chóng đạp mạnh hai chân và lao người về phía trước, tay đánh so lo với chân, thực hiện bước chạy dài và lao về phía trước nhanh nhất có thể, sau đó chuyển sang giai đoạn chạy giữa quãng.

Người chạy thứ 2, 3, 4 của đội thì sau khi nhận gậy từ người thứ nhất hay liền kề trước đó phải chạy thật nhanh, đạt tốc độ tối đa.

d. Chạy giữa quãng

Giai đoạn chạy giữa quãng tất cả thành viên cần phải duy trì tốc độ của bản thân ở mức ổn định và cần chú ý đến nhịp đánh tay đều, thoải mái.

e. Chạy về đích

Quãng chạy về đích thường có chiều dài từ 15 đến 20m chạy cuối cùng. Người chạy cần liên tục tăng tốc để cán đích sớm nhất.

Vận động viên cần chú ý tư thế thân người ngả về phía trước nhiều hơn so với chạy giữa quãng, các bước chân và tần suất bước nhiều và nhanh hơn, đồng thời kết hợp đánh tay mạnh, theo nhịp bước chân.

g. Kỹ thuật chạy đường vòng

Đối với chạy tiếp sức 4x100m thì ở những đoạn đường cong các VĐV cần phải áp dụng kỹ thuật chạy đường vòng như sau:

Chạy sát mép ô trong đường chạy của mình, bàn chân hơi xoay và cần nghiêng người về bên trái.

Tốc độ của VĐV sẽ ảnh hưởng đến độ ngả. Độ nghiêng người trong đường vòng từ từ tăng dần và từ từ giảm dần khi chạy ra đường thẳng.

Khi chạy đường vòng tay phải nên hướng vào trong nhiều hơn, còn tay trái sẽ chếch ra phía ngoài. Và tay phải phải đánh thật nhanh, biên độ bắt buộc phải lớn hơn tay trái.

4. Kỹ thuật trao - nhận gậy trong chạy tiếp sức 4x100m

Trong nội dung thi đấu chạy tiếp sức 4x100m các VĐV có thể áp dụng 2 cách trao và nhận gậy là trao từ dưới lên trên hoặc trao từ trên xuống dưới.

- Trao từ dưới lên trên: Người nhận gậy giang tay ra sau, lòng bàn tay úp, các đầu ngón tay chĩa xuống dưới. Người trao gậy sẽ có nhiệm vụ trao gậy từ dưới lên trên vào giữa ngón trỏ và ngón cái.

- Trao từ trên xuống dưới: Đây là cách trao gậy thường được áp dụng nhiều hơn. Người nhận gậy phải ngửa tay lên trời, người trao gậy sẽ để chiếc gậy theo hướng trượt từ cổ tay xuống dưới bàn tay.

Quá trình trao gậy thường sẽ diễn ra khi người trao phát ra tín hiệu bằng miệng và người nhận khi nghe thấy tín hiệu này sẽ đưa tay ra sau để nhận gậy. Sau đó người trao sẽ xác định vị trí thuận lợi nhất thường là lúc khoảng cách giữa 2 người từ 1m - 1,3m, cánh tay người nhận đưa ra sau và tay người trao đưa ra trước hết cỡ. Nơi trao - nhận gậy ở đoạn 2 - 3m cuối trong khu vực quy định.

5. Những lưu ý quan trọng khi tập luyện môn chạy tiếp sức hiệu quả, an toàn

Một vài chú ý quan trọng bạn cần biết để chạy tiếp sức được hiệu quả, tránh những chấn thương có thể gặp phải.

- Khởi động kỹ càng: Bạn cần thực hiện khởi động từ 7 - 10 phút cho cơ thể ấm dần lên, quen với những chuyển động và tránh việc bị chuột rút hay chấn thương khi chạy.

- Chuẩn bị trang phục, giày chạy: Bạn cần có trang phục và đôi giày chạy vừa với kích thước cơ thể bạn. Việc chọn loại trang phục co giãn, thấm hút mồ hôi và “nhẹ” sẽ giúp chạy nhanh hơn. Trong khi đó, giày chạy cần có đế êm, dây thắt kỹ càng.

- Không dừng ngay sau khi về đích: Sau khi về đích VĐV không nên ngồi xuống ngay mà nên giảm tốc độ chạy xuống và chuyển dần sang đi bộ nhẹ để cơ thể trở lại trang thái bình thường rồi mới dừng hẳn.

- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Để có một thể lực tốt, sức chạy bền bạn cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nước đủ từ 2 đến 2,5 lít mỗi ngày; hạn chế việc ăn nhiều đồ dầu mỡ, uống nước ngọt...

Từ khóa » đóng Bàn đạp Chạy Tiếp Sức