Lý Thuyết Địa 9: Bài 14. Giao Thông Vận Tải Và Bưu Chính Viễn Thông

Mục lục nội dung Lý thuyết Địa 9: Bài 14. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Lý thuyết Địa 9: Bài 14. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

1. Giao thông vận tải.

a) Ý nghĩa.

- Có ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước.

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế các vùng miền núi khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân.

2. Các loại hình giao thông vận tải.

a) Đường bộ.

- Là phương tiện vân tải chủ yếu: chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất.

- Phần lớn các tuyến đường giao thông phát triển theo hai hướng chính: Bắc - Nam và Đông –Tây.

+ Hai tuyến đường Bắc - Nam quan trọng nhất là: Quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau và đường Hồ Chí Minh.

+ Các tuyến đường Đông  - Tây: quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 22..

- Các tuyến đường giao thông đang được nâng cấp và mở rộng.

b) Đường sắt.

- Quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất nối liền hai miền Nam – Bắc với tổng chiều dài 2632 km.

  Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh) cùng với quốc lộ 1A làm thành trục xương sống của giao thông nước ta.

- Các tuyến đường còn lại: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn), Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội – Thái Nguyên.

c) Đường sông.

- Mới được khai thác ở mức độ thấp.

- Tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long (4500 km) và lưu vực vận tải sông Hồng (2500 km).

d) Đường biển.

- Gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế.

- Vận tải biển quốc tế phát triển mạnh nhờ mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Ba cảng biển lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

e) Đường hàng không.

- Được hiện đại hoá, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa.

- Ba đầu mối chính là: Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất).

- Mạng lưới quốc tế mở rộng, kết nối với các khu vực: châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a.

Lý thuyết Địa 9: Bài 14. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông | Giải Địa 9 - TopLoigiai

f) Đường ống.

    Đang ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.

2. Bưu chính viễn thông.

- Vai trò: góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.

- Bưu chính:

+ Mạng bưu cục được mở rộng và nâng cấp.

+ Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời: chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa…

- Viễn thông: 

+ Tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 thế giới.

+ Năng lực viễn thông quốc tế và liên tỉnh được mở rộng: nước ta có 6 trạm vệ tinh, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế, hòa mạng Internet vào cuối năm 1997.

Lý thuyết Địa 9: Bài 14. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông | Giải Địa 9 - TopLoigiai

Xem thêm: Giải Địa 9 Bài 14. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy địa Lý 9 Bài 14