Lý Thuyết Địa Lí 10: Bài 9. Tác động Của Ngoại Lực đến địa Hình Bề ...

Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 9 theo từng bộ sách:

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 9 ngắn nhất (Kết nối tri thức)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 9 ngắn nhất (Chân trời sáng tạo)

Mục lục nội dung Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (Tiếp theo)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (Tiếp theo)

2. Quá trình bóc mòn

- Khái niệm: Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, gió, băng hà) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu.

- Tác nhân và kết quả:

+ Nước chảy: Khe rãnh nông, khe rãnh xói mòn, thung lũng sông suối…

+ Gió: Hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, các bề mặt đá mài nhẵn, ngọn đá sót hình nấm…

+ Sóng biển: Vách biển tạm thời, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ…

+ Băng hà: Vịnh biển (Phi-o), cao nguyên băng hà, đá trán cừu…

3. Quá trình vận chuyển

- Vận chuyển: là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

- Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc:

+ Động năng quá trình ngoại lực.

+ Trọng lượng và kích thước vật liệu.

+ Đặc điểm tự nhiên của mặt đệm.

- Hình thức:

+ Vật liệu nhỏ, nhẹ được cuốn đi nhờ động năng của ngoại lực.

+ Vật liệu lớn, nặng lăn trên mặt đất dốc do chịu thêm tác động của trọng lực.

4. Quá trình bồi tụ

- Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy.

- Quá trình bồi tụ phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực.

- Có hai hình thức bồi tụ:

+ Vật liệu tích tụ dần trên đường đi theo thứ tự giảm dần kích thước và trọng lực.

+ Vật liệu tích tụ và phân lớp theo trọng lượng.

Xem toàn bộ Giải Địa 10: Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (Tiếp theo)

Từ khóa » địa Lí 10 Bài 9 Lý Thuyết