Lý Thuyết Địa Lí 12 Bài 7. Đất Nước Nhiều đồi Núi (Tiếp Theo)

Mục lục nội dung Lý thuyết Địa lí 12 Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi (Tiếp theo)

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi (Tiếp theo)

b) Khu vực đồng bằng

Đồng bằng chia làm hai loại:

- Đồng bằng châu thổ sông: gồm Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Cả 2 đều là đồng bằng châu thổ hạ lưu của các sông lớn, có bờ biển phẳng, vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. Đất đai màu mỡ, phì nhiêu.

+ Đồng bằng sông Hồng: Do sông Hồng và sông Thái bình bồi tụ. Diện tích 15.000 km2. Có hệ thống đê ngăn lũ. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm. Ít chịu tác động của thủy triều.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: Do sông Tiền và sông Hậu bồi tụ. Diện tích 40.000 km2. Có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Được bồi đắp phù sa hằng năm. Chịu tác động mạnh mẽ của thủy triều.

- Đồng bằng ven biển:

+ Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nhiều cát, ít phù sa.

+ Diện tích 15000 km2. Hẹp chiều ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

+ Các đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Mã, sông Chu, đồng bằng sông Cả, sông Thu Bồn...

3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế -  xã hội

a) Khu vực đồi núi

- Thế mạnh:

+ Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp.

+ Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

+ Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

+ Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà…).

+ Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì…

- Hạn chế:

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ quét, xói mòn, trượt đất, tại các đứt gãy còn phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương mù, rét hại…

b) Khu vực đồng bằng

- Thế mạnh:

+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là gạo.

+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thủy sản và lâm sản.

+ Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại…

- Hạn chế: thường xuyên chịu nhiều thiên tai như bão, lụt, hạn hán...

Xem thêm Giải Địa 12: Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi (Tiếp theo)

Từ khóa » Trắc Nghiệm Môn địa Lớp 12 Bài 7