Lý Thuyết Địa Lý Lớp 7 Bài 24: Hoạt động Kinh Tế Của Con Người ở ...
Có thể bạn quan tâm
1. Hoạt động kinh tế cổ truyền
Hoạt động cổ truyền ở vùng núi là:
- Chăn nuôi và làm nghề thủ công, trồng trọt, khai thác và chế biến lâm sản
- Các hoạt động kinh tế này hết sức đa dạng và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nơi
- Nền kinh tế vùng núi đa phần là tự cung, tự cấp đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác
- Do tài nguyên môi trường, tập quán truyền thống sản xuất của địa phương và nguyên liệu tại chỗ.
2. Sự thay đổi kinh tế - xã hội
- Từ khi xuất hiện các tuyến đường ô tô, các tuyến đường sắt, đường hầm xuyên núi, đã giúp cho việc trao đổi hàng hóa dễ dàng, giảm bớt sự cách biệt giữa vùng núi với đồng bằng và vùng ven biển.
- Các công trình thủy điện được xây dựng đã thúc đẩy nhanh quá trinh khai thác tài nguyên khoáng sản, hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư mới.
- Giao thông và điện lực là hai điều kiện cần thiết phải làm trước để tạo cơ sở vật chất kĩ thuật đáp ứng nhu cầu về vận chuyển hàng hóa cho các ngành kinh tế, cho nên phải đi trước một bước để phát triển.
- Du lịch và nghĩ dưỡng cùng các loại hoạt động thể thao đã đem lại cho vùng núi nhiều nguồn lợi.
- Sự phát triển ở vùng núi đã tác động tiêu cực đến môi trường đến các bản sắc văn hóa ở vùng núi
B. Trắc nghiệm Địa lý bài 24
Câu 1: Để khai thác tốt nguồn nước vùng núi, người ta thường
A. Trồng rừng.
B. Dẫn nước vào ruộng.
C. Làm thủy điện.
D. Đắp đập ngăn dòng.
Để khai thác tốt nguồn nước vùng núi, người ta thường trồng rừng. Đặc biệt là các khu rừng đầu nguồn.
Chọn: A.
Câu 2: Hoạt động kinh tế ở vùng núi chủ yếu là
A. Lâm tặc phá rừng, săn bắt động vật.
B. Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến lâm sản.
C. Các hoạt động thương mại, tài chính.
D. Nuôi trồng thủy hải sản.
Hoạt động kinh tế ở vùng núi chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến lâm sản.
Chọn: B.
Câu 3: Để phát triển kinh tế miền núi không cần các điều kiện
A. Điện, lao động.
B. Đường giao thông.
C. Các nguồn tài nguyên (rừng, khoáng sản,…).
D. Đầy đủ lương thực, thực phẩm.
Để phát triển kinh tế miền núi không cần các điều kiện có mạng lưới điện, giao thông, lương thực – thực phẩm và nguồn lao động chất lượng.
Chọn: C.
Câu 4: Nền kinh tế vùng núi chủ yếu mang tính chất
A. Kinh tế hàng hóa.
B. Kinh tế nhà nước.
C. Tự cung tự cấp.
D. Kinh tế tư bản.
Nền kinh tế vùng núi chủ yếu mang tính chất tự cung, tự cấp.
Chọn: C.
Câu 5: Nguyên nhân chính khiến cho vùng núi ít người sinh sống là
A. Độ cao.
B. Độ dốc.
C. Đi lại khó khăn.
D. Khí hậu khắc nghiệt.
Nguyên nhân chính khiến cho vùng núi ít người sinh sống là đi lại hết sức khó khăn.
Chọn: C.
Câu 6: Ngoài khai khoáng, trồng trọt, người dân vùng núi còn
A. Làm nghề thủ công.
B. Chài lưới.
C. Nuôi cá.
D. Nuôi vịt.
Ngoài khai khoáng, trồng trọt, người dân vùng núi còn làm nghề thủ công (rèn, dệt vải, đan lưới,...).
Chọn: A.
Câu 7: Một giải pháp tốt để làm giao thông ở vùng núi là
A. Làm đường vòng.
B. Phá núi làm đường.
C. Làm đường hầm.
D. Cầu treo.
Một giải pháp tốt để làm giao thông ở vùng núi là làm các tuyến đường hâm xuyên núi nhưng tốn rất nhiều chi phí. Các nước đang phát triển và kém phát triển hầu như chưa thể làm được.
Chọn: C.
Câu 8: Bộ mặt kinh tế miền núi thay đổi nhanh chóng khi xuất hiện
A. Các ngành kinh tế trọng điểm.
B. Các tuyến đường sắt, ô tô, đường hầm xuyên núi.
C. Các ngành công nghiệp hiện đại.
D. Các chính sách phát triển miền núi.
Bộ mặt kinh tế miền núi thay đổi nhanh chóng khi xuất hiện các tuyến đường sắt, ô tô, đường hầm xuyên núi,… giúp cho việc trao đổi hàng hóa, giảm bớt sự cản trở giữa vùng núi với vùng đồng bằng và vùng biển.
Chọn: B.
Câu 9: Ở vùng núi phát triển loại hình du lịch
A. Nghỉ dưỡng, trượt tuyết, leo núi.
B. Nghỉ dưỡng, tắm sông, biển.
C. Trượt băng nghệ thuật, leo núi.
D. Leo núi, tham quan thiên nhiên và tắm biển.
Ở vùng núi phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, trượt tuyết, leo núi và các trò chơi mạo hiểm khác. Các hoạt động du lịch đem lại lợi nhuận lớn cho nhiều vùng núi.
Chọn: A.
Câu 10: Ở vùng núi nước ta có tuyết rơi hàng năm là
A. Mẫu Sơn, Ba Vì.
B. Tam Đảo, SaPa.
C. Mẫu Sơn, SaPa.
D. Tam Đảo, Mẫu Sơn
Ở nước ta hiện nay, tuyết rơi thường xuyên xuất hiện ở SaPa (Lào Cai) và Mẫu Sơn (Lạng Sơn). Hàng năm hai điểm du lịch này thu hút hàng trăm lượt khách du lịch đến đây ngắm tuyết rơi và nghỉ mát.
Chọn: C.
Với nội dung bài Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về các hoạt động kinh tế, sự thay đổi kinh tế - xã hội ở vùng núi...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Địa lý lớp 7, Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.
Từ khóa » địa Lớp 7 Bài 24
-
Giải Địa Lí 7 Bài 24: Hoạt động Kinh Tế Của Con Người ở Vùng Núi
-
Bài 24: Hoạt động Kinh Tế Của Con Người ở Vùng Núi | Địa Lí 7
-
Giải địa Lí 7 Bài 24: Hoạt động Kinh Tế Của Con Người ở Vùng Núi
-
Địa Lý Lớp 7 Bài 24 – Hoạt Động Kinh Tế Của Con Người Ở Vùng Núi
-
Soạn Địa 7 Bài 24 Ngắn Nhất: Hoạt động Kinh Tế Của Con Người ở ...
-
Địa Lí 7 Bài 24: Hoạt động Kinh Tế Của Con Người ở Vùng Núi
-
Bài 24. Hoạt động Kinh Tế Của Con Người ở Vùng Núi
-
Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập 1 2 Bài 24 Trang 78 Sgk Địa Lí 7
-
Bài 24. Hoạt động Kinh Tế Của Con Người ở Vùng Núi
-
Địa Lí 7 Bài 24 (Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm): Hoạt động Kinh Tế Của Con ...
-
Giáo án Lớp 7 Môn Địa Lí - Tiết 26 - Bài 24 : Hoạt động Kinh Tế Của ...
-
Bài 24: Hoạt động Kinh Tế Của Con Người ở Vùng Núi
-
Bài 24: Hoạt động Kinh Tế Của Con Người ở Vùng Núi
-
Địa Lí 7 Bài 24 (ngắn Nhất): Hoạt động Kinh Tế Của Con Người ở Vùng ...