Lý Thuyết Địa Lý Lớp 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

Địa lí 9 bài 31: Vùng Đông Nam BộLý thuyết lớp 9 môn Địa lýBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Lý thuyết Địa lí 9 bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

  • A. Giải bài tập Địa lí 9 bài 31
  • B. Lý thuyết Địa lý 9
    • 1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
    • 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
    • 3. Đặc điểm dân cư, xã hội
  • C. Trắc nghiệm Địa lý 9

Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 31: Vùng Đông Nam Bộ bao gồm lí thuyết cơ bản bài 31 Địa lý lớp 9. Tài liệu giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập Địa lí 9 bài 31

  • Giải SGK Địa lý lớp 9 bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
  • Giải SBT Địa lý 9 bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

B. Lý thuyết Địa lý 9

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Diện tích: 23 550 km2.

- Dân số: 10,9 triệu người (2002)

- Vị trí: phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Cam Puchia và phía đông nam giáp biển Đông.

=> Ý nghĩa: Vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á; tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ THẾ MẠNH KINH TẾ CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

* Thuận lợi:

- Địa hình thoải, khá bằng phẳng thuận lợi cho xây dựng các công trình, nhà cửa.

- Đất ba dan, đất xám

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm

=> Thích hợp phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía, đường, thuốc lá, hoa quả.

- Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.

- Biển biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế và phát triển đánh bắt, nuôi trồng hải sản, giao thông vận tải biển.

- Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí và phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.

* Khó khăn:

- Ít khoáng sản.

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

- Đặc điểm:

+ Là vùng đông dân (TP. Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước).

+ Mật độ dân số khá cao (434 người/km2).

+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.

- Thuận lợi:

+ Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.

+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.

- Khó khăn: lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

+ Vị trí của Đông Nam Bộ rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế với đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

+ Vùng có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất ba dan, tài nguyên biển (đặc điểm là dầu khí ở thềm lục địa).

+ Dân cư khá đông, nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động trong nền kinh tế thị trường.

C. Trắc nghiệm Địa lý 9

Câu 1: Đông Nam Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố. Đó là TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đáp án: B.

Câu 2: Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển ở Đông Nam Bộ

A. Bình Dương, Bình Phước.

B. TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

C. Tây Ninh, Đồng Nai.

D. Đồng Nai, Bình Dương.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển ở Đông Nam Bộ TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đáp án: B.

Câu 3: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Đât xám và đất phù sa

B. Đất bazan và đất feralit

C. Đất phù sa và đất feralit

D. Đất bazan và đất xám

Ba loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là đất bazan, đất xám.

Đáp án: D.

Câu 4: Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là

A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển.

B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường.

C. Ít khoáng sản, rừng và nguy cơ ô nhiễm môi trường.

D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái.

Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên ít và nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Đáp án: C.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ

A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao.

B. Thị trường tiêu nhỏ do đời sống nhân dân ở mức cao.

C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Đặc điểm của vùng Đông Nam Bộ là dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao đây là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn và Đông Nam Bộ cũng là vùng có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Đáp án: B.

Câu 6: Cho bảng số liệu sau:

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999

lý thuyết môn địa lý 9

Tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Nam Bộ đã vượt quá mức:

A. 50 %

B. 40 %

C. 30 %

D. 10 %

Tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Nam Bộ đã vượt quá mức 50%. Đông Nam Bộ có tỉ lệ thị dân là 55,5% năm 1999.

Đáp án: A.

Câu 7: Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là

A. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo.

B. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An.

D. Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An, Bến Cảng Nhà Rồng.

Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo,… những di tích này có ý nghĩa lớn cho phát triển du lịch.

Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An ở Quảng Nam. → Duyên hải Nam trung Bộ.

Đáp án: A.

Câu 8: Cho bảng số liệu:

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999

lý thuyết môn địa lý 9

Chỉ số phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ thấp hơn trung bình cả nước là

A. Tỉ lệ người lớn biết chữ

B. Tỉ lệ dân số thành thị

C. Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị

D. Tuổi thọ trung bình

Chỉ số phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ thấp hơn trung bình cả nước là tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị và tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn.

Đáp án: C.

Câu 9: Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Than

B. Dầu khí

C. Boxit

D. Đồng

Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là dầu khí. Dầu khí được mệnh danh là “vàng đen”.

Đáp án: B.

Câu 10: Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là

A. Biên Hòa

B. Thủ Dầu Một

C. TP. Hồ Chí Minh

D. Bà Rịa – Vũng Tàu

TP. Hồ Chí Minh không chỉ là thành phố có sức thu hút lao động khắp cả nước nhất mà còn thu hút lao động nước ngoài có trình độ cao ở Đông Nam Bộ.

Đáp án: C

Câu 11: Các dòng sông chính trong vùng là

A. Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Sài Gòn

B. Sông Biên Hòa, sông Sài Gòn, sông Đồng Nam

C. Sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn

D. Sông Đồng Nai, sông Bé, sông Biên Hòa

Đáp án: C

Câu 12: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ

A. Thành phố Hồ Chí Minh

B. Bình Dương

C. Long An

D. Tây Ninh

Đáp án: C

Câu 13: Các hồ nước nhân tạo quan trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là

A. Hồ Ba Bể và hồ Lắk

B. Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An

C. Hộ Thác Bà và hồ Đa Nhim

D. Hồ Yaly và hồ Dầu Tiếng

Đáp án: B

Câu 14 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết di tích lịch sử nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Bến cảng Nhà Rồng.

B. Địa đảo Củ Chi.

C. Địa đảo Vĩnh Mốc.

D. Nhà tù Côn Đảo.

Đáp án: C

Câu 15. Năm 2002, dân số của vùng Đông Nam Bộ là 10,9 triệu người, diện tích là 23 550km2. Cho biết mật độ dân số trung bình của vùng Đông Nam Bộ là bao nhiêu người/km2?

A. 462,8 người/km2

B. 2 160,5 người/km2

C. 46,28 người/km2

D. 216 người/km2

Đáp án: A

Câu 16. Tỉnh nào của vùng Đông Nam Bộ giáp biển?

A. Bình Phước.

B. Tây Ninh.

C. Bình Dương.

D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đáp án: D

Câu 17. Tỉnh nào của vùng Đông Nam Bộ giáp Cam-pu-chia?

A. Đồng Nai.

B. Tây Ninh.

C. Bình Dương.

D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đáp án: B

Câu 18. Con sông nào không nằm trong vùng Đông Nam Bộ?

A. Sông Sài Gòn.

B. Sông Đồng Nai.

C. Sông Bé.

D. Sông Tiền.

Đáp án: D

Câu 19. Hồ Dầu Tiếng nằm trên sông nào?

A. Sông Sài Gòn.

B. Sông Đồng Nai.

C. Sông Bé.

D. Sông Tiền.

Đáp án: A

Câu 20. Hồ Trị An nằm trên sông nào?

A. Sông Sài Gòn.

B. Sông Đồng Nai.

C. Sông Bé.

D. Sông Tiền.

Đáp án: B

.........................

Ngoài Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 31: Vùng Đông Nam Bộ, mời các bạn tham khảo thêm Địa lý lớp 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy địa Lý 9 Bài 31