Lý Thuyết Dòng điện Không đổi Hay, Chi Tiết Nhất | Vật Lí Lớp 11
Có thể bạn quan tâm
- Sổ tay toán lý hóa 12 chỉ từ 29k/cuốn
Lý thuyết Dòng điện không đổi
1. Dòng điện không đổi – Nguồn điện
+ Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) dịch chuyển có hướng. Chiều qui ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương (ngược chiều dịch chuyển của electron).
Quảng cáo+ Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng Δq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Δt và khoảng thời gian đó:
+ Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Cường độ của dòng điện không đổi được tính bằng công thức:
+ Các lực lạ bên trong nguồn điện có tác dụng làm cho hai cực của nguồn điện được tích điện khác nhau và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
+ Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện:
+ Điện trở của nguồn điện được gọi là điện trở trong của nó.
2. Điện năng. Công suất điện
Quảng cáo+ Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó: A = UIt.
+ Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó: P = UI.
+ Công suất tỏa nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn đó trong một đơn vị thời gian:
+ Công của nguồn điện bằng điện năng tiêu thụ trong toàn mạch:
+ Công suất của nguồn điện bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch:
3. Định luật Ôm đối với toàn mạch
Định luật Ôm đối với toàn mạch:
+ Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó:
+ Tích của cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch và điện trở của nó được gọi là độ giảm thế trên đoạn mạch đó. Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong: E = I.RN + I.r = U + I.r
+ Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nối hai cực của một nguồn điện chỉ bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ. Khi đoản mạch, dòng điện qua mạch có cường độ lớn và có hại.
+ Hiệu suất của nguồn điện:
Định luật ôm đối với các loại đoạn mạch:
+ Định luật Ôm chứa nguồn (máy phát):
Đối với nguồn điện (máy phát): dòng điện đi vào cực âm và đi ra từ cực dương.
UAB: tính theo chiều dòng điện đi từ A đến B qua mạch (UAB = -UBA).
+ Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa máy thu điện:
Đối với máy thu Et: dòng điện đi vào cực dương và đi ra từ cực âm.
UAB: tính theo chiều dòng điện đi từ A đến B qua mạch.
+ Hiệu suất của nguồn điện:
Quảng cáo4. Ghép các nguồn điện thành bộ
Đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện (nguồn phát), dòng điện có chiều đi ra từ cực dương và đi tới cực âm. Hiệu điện thế UAB giữa hai đầu A và B của đoạn mạch, trong đó đầu A nối với cực dương của nguồn điện: UAB = ξ – I(r + R).
Mắc nối tiếp:
Eb = E1 + E2 + ... + En
rb = r1 + r2 + ... + rn
Nếu có n bộ giống nhau (E, r)
Mắc xung đối:
Mắc song song:
Nếu có n bộ giống nhau:
Mắc hỗn hợp xung đối:
Với m là số nhánh, n là số nguồn trong mỗi nhánh
Quảng cáo5. Bài tập bổ sung
Câu 1: Nếu trong thời gian ∆t = 0,1s đầu có điện lượng 0,5 C và trong thời gian ∆t’ = 0,1s tiếp theo có điện lượng 0,1 C chuyển qua tiết diện của vật dẫn thì cường độ dòng điện trong cả hai khoảng thời gian đó là
A. 6 A
B. 3 A
C. 4 A
D. 2 A
Câu 2: Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là
A. 12 A
B. 112 A
C. 0,2 A
D. 48 A
Câu 3: Một dòng điện không đổi có cường độ 3 A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5 A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thằng là
A. 4 C
B. 8 C
C. 4,5 C
D. 6 C
Câu 4: Với loại Pin Camelion alkaline 6 V chính hãng của Đức. Công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 15 mC bên trong pin từ cực âm đến cực dương bằng:
A. 0,85 J
B. 0,05 J
C. 0,09 J
D. 0,95 J
Câu 5: Qua một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyển một điện lượng 10 C thì lực là phải sinh một công là 20 mJ. Để chuyển một điện lượng 15 C qua nguồn thì lực là phải sinh một công là
A. 10 mJ.
B. 15 mJ.
C. 20 mJ.
D. 30 mJ.
Câu 6: Lực lạ thực hiện một công là 840 mJ khi dịch chuyển một lượng điện tích 3,5.10-2 C giữa hai cực bên trong nguồn điện. Tính suất điện động của nguồn điện này?
A. 9 V
B. 12 V
C. 24 V
D. 6 V
Câu 7: Một acquy có suất điện động là 24 V. Tính công mà acquy này thực hiện khi dịch chuyển một electron bên trong acquy từ cực dương tới cực âm của nó.
A. 3,84.10-18 J
B. 1,92.10-18 J
C. 3,84.10-17 J
D. 1,92.10-17 J
Câu 8: Panasonic Alkaline Remote Smart kay là pin kiềm chất lượng cao bền an toàn sử dụng cho các thiết bị micro, đàn ghita điện, đồ chơi. Trên pin có ghi (12 V – 23 A). Công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,5 C bên trong pin là từ cực âm đến cực dương bằng
A. 6 J
B. 5 J
C. 2 J
D. 4 J
Câu 9: Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện 4 A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại. Tính cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp nếu nó được sử dụng liên tục trong 20 giờ thì phải nạp lại
A. 0,2 A
B. 0,4 A
C. 0,3 mA
D. 0,6 mA
Câu 10: Một pin sạc dự phòng có dung lượng 10000 mAh dùng để nạp cho điện thoại di động. Giả sử tổng thời gian của các lần nạp cho điện thoại là 8 h. Cường độ dòng điện trung bình mà pin có thể cung cấp là
A. 1,25 A
B. 1 A
C. 0,8 A
D. 0,125 A
Câu 11: Hiệu điện thế 12V được đặt vào hai đầu điện trở 10 Ω trong khoảng thời gian 10s. Lượng điện tích chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian đó là
A. 0,12 C
B. 12 C
C. 8,33 C
D. 1,2 C
Câu 12: Một tụ điện có điện dung 6 μC được tích điện bằng một hiệu điện thế 3 V. Sau đó nối hai cực của bản tụ lại với nhau, thời gian điện tích trung hòa là 10-4 s. Cường độ dòng điện trung bình chạy qua dây nối trong thời gian đó là
A. 1,8 A.
B. 180 mA.
C. 600 mA.
D. 1/2 A.
Xem thêm các phần Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Ôn thi THPT Quốc gia hay, chi tiết khác:
- 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (cơ bản - phần 1)
- 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (cơ bản - phần 2)
- 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (cơ bản - phần 3)
- 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (nâng cao - phần 1)
- 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (nâng cao - phần 2)
- 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (nâng cao - phần 3)
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Dòng điện Lý Lớp 11
-
Lý Thuyết. Dòng điện Không đổi. Nguồn điện | SGK Vật Lí Lớp 11
-
Vật Lý 11 Bài 7: Dòng điện Không đổi Và Nguồn điện
-
Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm Dòng Điện Không Đổi Vật Lý 11
-
Vật Lý 11.II Dòng điện Không đổi
-
Lý Thuyết Vật Lý 11: Bài 7. Dòng điện Không đổi. Nguồn điện
-
Dòng điện Không đổi, Nguồn điện - Vật Lí 11 - Thầy Giáo - YouTube
-
Giải Bài Tập Vật Lí 11 - Bài 7: Dòng điện Không đổi. Nguồn điện
-
Giải Bài 7 Vật Lí 11: Dòng điện Không đổi. Nguồn điện - Tech12h
-
Lý Thuyết Dòng điện Không đổi. Nguồn điện Trang 36 – 43 SGK Vật ...
-
Bài 7: Dòng điện Không đổi, Nguồn điện - ICAN
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Dòng điện Không đổi ( Chi Tiết, đầy đủ)
-
Giải Bài Tập Trang 85 SGK Vật Lý Lớp 11: Dòng điện Trong Chất điện ...
-
Hệ Thống Kiến Thức Vật Lý 11 Nâng Cao - Chương 2
-
Bài 7 Lí 11