Lý Thuyết GDCD Lớp 8 Bài 3: Tôn Trọng Người Khác

GDCD 8 bài 3: Tôn trọng người khácLý thuyết lớp 8 môn Giáo dục công dânBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Lý thuyết GDCD 8 bài 3: Tôn trọng người khác

  • A. Giải bài tập GDCD 8 bài 3
  • B. Lý thuyết GDCD 8 bài 3
  • C. Trắc nghiệm GDCD 8 bài 3

Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 3: Tôn trọng người khác giúp các em hệ thống phần kiến thức quan trọng được học trong bài 3 Giáo dục công dân 8 về tôn trọng người khác. Ngoài phần lý thuyết chính, tài liệu còn có phần bài tập trắc nghiệm đi kèm, sẽ giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng và chính xác. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập GDCD 8 bài 3

  • Giải SGK GDCD 8 bài 3: Tôn trọng người khác
  • Giải SBT GDCD lớp 8 bài 3: Tôn trọng người khác

B. Lý thuyết GDCD 8 bài 3

1) Khái niệm:

Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người

2) Ý nghĩa:

Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh.

* BÀI TẬP:

1) Hành vì nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác? Vì sao?

a) Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện

b) Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết mọi người xung quanh

c) Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học

d) Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp đám tang

đ) Bật nhạc to khi đã quá khuya

e) Châm chọc, chế giễu người khuyết tật

g) Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh

h) Coi thường, miệt thị những người nghèo khó

i) Lắng nghe í kiến của mọi người

k) Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình

l) Bắt nạt người yếu hơn mình

m) Gây gổ, to tiếng với người xung quanh

n) Vứt rác ở nơi công cộng

o) Đổ lỗi cho người khác

Trả lời:

- Các hành vi: (a), (i) là thể hiện sự tôn trọng người khác

- Các hành vi: (b), (c), (d), (đ), (e), (g), (h), (k), (l), (m), (n), (o) đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác

2. Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến dưới đây? Vì sao?

a) Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình

b) Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác

c) Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình

Trả lời:

- Em không tán thành ý kiến (a) và đồng ý với ý kiến (b), (c). Bởi vì tôn trọng người khác là như sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá của người khác chứ không phải là hạ thấp mình. Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác với mình. Tôn trọng người khác thể hiện lối sông có văn hóa của mỗi người

3. Hãy dự kiến những tình huống mà em thường gặp trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý sau:

a) Ở trường (trong quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo)

b) Ở nhà (trong quan hệ với ông bà, bố mẹ, anh chị em..)

c) Ở ngoài đường, nơi công cộng.

Trả lời:

- Ở trường:

+ Đối với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng

+ Đối với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau

- Ở nhà:

+ Đối với ông bà, cha mẹ: kính trọng, vâng lời

+ Đối với anh chị em: nhường nhịn, yêu thương, quý mến

- Ở nơi công cộng:

+ Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở hay bực mình

4. Em hãy sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác?

Trả lời:

- Ca dao:

+ Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

+ Khó mà biết lẽ, biết lời

Biết ăn, biết ở, hơn người giàu sang

+ Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười

- Tục ngữ:

+ Kính già yêu trẻ

+ Áo rách cốt cách người thương

C. Trắc nghiệm GDCD 8 bài 3

Câu 1: Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì?

A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.

B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.

C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.

D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.

Đáp án: A

Câu 2: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Tôn trọng người khác.

Đáp án: D

Câu 3: Biểu hiện tôn trọng người khác là?

A. Lắng nghe ý kiến góp ý của các bạn trong lớp.

B. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.

C. Giúp đỡ người khuyết tật.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Biểu hiện không tôn trọng người khác là?

A. Vu khống cho người khác.

B. Bịa đặt, nói xấu người khác sau lưng.

C. Cười nói to trong đám ma.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 5: Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi?

A. Coi thường người khác.

B. Tôn trọng người khác.

C. Không tôn trọng người khác.

D. Sỉ nhục người khác.

Đáp án :C

Câu 6: Nhà bà D và bà G cãi nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Đứng xem hai bà cãi nhau.

D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.

Đáp án: A

Câu 7: Tôn trọng người khác thể hiện điều gì?

A. Thể hiện lối sống có văn hóa.

B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.

C. Thể hiện lối sống thực dụng.

D. Thể hiện lối sống vô cảm.

Đáp án: A

Câu 8: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?

A. Cử chỉ, hành động, lời nói.

B. Cử chỉ và lời nói.

C. Cử chỉ và hành động.

D. Lời nói và hành động.

Đáp án: A

Câu 9: Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.

B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.

C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

Đáp án: D

Câu 10: Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ.

B. Sang đánh nhà hàng xóm.

C. Sang chửi nhà hàng xóm.

D. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ.

Đáp án: D

Câu 11: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?

A. Cử chỉ, hành động, lời nói.

B. Cử chỉ và lời nói.

C. Cử chỉ và hành động.

D. Lời nói và hành động.

Đáp án: A

Câu 12: Những hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác?

  1. Biết lắng nghe những người xung quanh.
  2. Nói xấu người khác.
  3. Biết thừa nhận và học hỏi những điểm mạnh của người khác.
  4. Đọc trộm thư của người khác.
  5. Không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác.
  6. Tôn trọng những sở thích, thói quen không lành mạnh của người khác.
  7. Đọc nhật kí của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.
  8. Biết cư xử lễ phép, lịch sự với những người khác.

A. 1, 3, 5, 6, 8.

B. 1, 2, 5, 7, 8.

C. 1, 3, 5, 7, 8.

D. 1, 3, 4, 7, 8.

Đáp án: C

Câu 13: Biểu hiện không tôn trọng người khác là?

A. Vu khống cho người khác.

B. Bịa đặt, nói xấu người khác sau lưng.

C. Cười nói to trong đám ma.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 14: Các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác:

A. Đi nhẹ, nói khẽ đi vào bệnh viện

B. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp nhiều bất hạnh

C. Kính trọng và vâng lời ông bà, cha mẹ.

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 15: Những hành vi nào sau đây thể hiện không tôn trọng người khác:

A. Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện

B. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật.

C. Biết lắng nghe ý kiến của mọi người.

D. Tự nhận lỗi về mình

Đáp án: B

Câu 16: Tôn trọng người khác thể hiện điều gì?

A. Thể hiện lối sống có văn hóa.

B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.

C. Thể hiện lối sống thực dụng.

D. Thể hiện lối sống vô cảm.

Đáp án: A

Câu 17: Em đồng tình, ủng hộ với những hành vi nào sau đây?

  1. Cảm thông với những người khuyết tật.
  2. Cời cợt người khác khi thấy họ ăn mặc rách rưới.
  3. Coi thường bạn vì bạn nghèo hơn mình.
  4. Kính trọng và lễ phép với ông bà, cha mẹ.
  5. Chê cười bạn vì bạn bị điểm kém.
  6. Khi gặp thất bại thì đổ lỗi cho người khác.

A. 5, 6.

B. 1, 5.

C. 1, 4.

D. 2, 3.

Đáp án: C

Câu 18: Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi?

A. Coi thường người khác.

B. Tôn trọng người khác.

C. Không tôn trọng người khác.

D. Xỉ nhục người khác.

Đáp án: C

Câu 19: Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì?

A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.

B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.

C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.

D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.

Đáp án: A

Câu 20: Tôn trọng người khác cũng chính là

A. tôn trọng chính mình.

B. không tôn trọng bản thân mình.

C. nhường nhịn người khác.

D. kính trọng người khác.

Đáp án: A

..........................

Trên đây, VnDoc đã chia sẻ tới các em Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 3: Tôn trọng người khác. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức được học trong bài 3 môn GDCD lớp 8, từ đó học tốt Giáo dục công dân 8 hơn. Để tham khảo lý thuyết những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết GDCD 8 trên VnDoc nhé.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn Toán 8, Văn 8,... và các đề thi học kì 1 lớp 8 được cập nhật liên tục trên VnDoc. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài tiếp theo: Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 4

Từ khóa » Bt Giáo Dục Công Dân 8 Bài 3