Lý Thuyết Hai Vật Chuyển động Ngược Chiều Toán 5
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Lý thuyết toán học
- Toán 5
- CHƯƠNG 4: SỐ ĐO THỜI GIAN. TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU
- Hai vật chuyển động ngược chiều
1. Chuyển động ngược chiều
Bài toán:
Cùng một lúc, ô tô đi từ A đến B với vận tốc là \({v_1}\) và xe máy đi từ B đến A với vận tốc là \({v_2}\).
Biết độ dài quãng đường AB là \(s\). Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau bao lâu hai xe đó gặp nhau?
Phương pháp giải:
Giả sử hai xe gặp nhau tại C. Ta có sơ đồ chuyển động của hai xe như sau:
Ta có công thức tính thời gian đi để gặp nhau khi hai vật xuất phát cùng lúc:
Hay \({t_{gn}} = s:({v_1} + {v_2})\)
Lưu ý: Quãng đường chính là khoảng cách ban đầu giữa hai xe.
Ví dụ: Cùng một lúc, ô tô đi từ A đến B với vận tốc là \(50\) km/giờ và xe máy đi từ B đến A với vận tốc là \(36\) km/giờ. Biết độ dài quãng đường AB là \(215km\). Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ hai xe đó gặp nhau?
Giải:
Tổng vận tốc của hai xe là:
\(50 + 36 = 86\) (km/giờ)
Thời gian đi để hai xe gặp nhau là:
\(215:86 = 2,5\) (giờ)
Đáp số: \(2,5\) giờ.
Chú ý: Nếu hai vật xuất phát không cùng lúc, ta phải xác định thời điểm hai vật xuất phát cùng lúc sau đó, tìm độ dài quãng đường khi hai xe cùng chuyển động mới áp dụng công thức trên để tính thời gian đi để hai xe gặp nhau.
2. Một số dạng bài tập
Dạng 1: Tìm thời gian đi để hai xe gặp nhau
Phương pháp: Áp dụng công thức khi hai vật xuất phát cùng lúc:
Thời gian đi để gặp nhau = quãng đường : tổng hai vận tốc
Dạng 2: Tìm độ dài quãng đường
Phương pháp: Từ công thức tính thời gian đi để hai xe gặp nhau ta suy ra:
Quãng đường = tổng hai vận tốc × thời gian đi để gặp nhau
Dạng 3: Tìm tổng hai vận tốc
Phương pháp: Từ công thức tính thời gian đi để hai xe gặp nhau ta suy ra:
Tổng hai vận tốc = Quãng đường : thời gian đi để gặp nhau
Chú ý: Đề bài thường cho tỉ số giữa hai vận tốc hoặc hiệu hai vận tốc, từ đó ta áp dụng bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số hoặc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số để tìm vận tốc của mỗi xe.
Dạng 4: Xác định đia điểm gặp nhau cách A (hoặc cách B) bao nhiêu
Phương pháp: Vẽ sơ đồ chuyển động của hai xe, sau đó tìm thời gian đi để hai xe gặp nhau, từ đó xác định khoảng cách giữa điểm gặp nhau và A chính là quãng đường xe đi từ A đã đi từ lúc xuất phát đến lúc gặp nhau (hoặc khoảng cách giữa điểm gặp nhau và B chính là quãng đường xe đi từ B đã đi từ lúc xuất phát đến lúc gặp nhau).
Trang trước Mục Lục Trang sauCó thể bạn quan tâm:
- Chuyển động trên dòng nước
- Vận tốc
- Hai vật chuyển động cùng chiều
- Mười một, mười hai
- Ứng dụng tích phân để tính thể tích vật thể
Tài liệu
Sử dụng hai ẩn phụ đưa về hệ phương trình đối xứng (ẩn căn bậc ba) – Lương Tuấn Đức
Sử dụng hai ẩn phụ đưa về hệ phương trình đối xứng (ẩn căn bậc hai) – Lương Tuấn Đức
Sử dụng hai ẩn phụ đồng bậc giải phương trình chứa căn (ẩn phụ 4)- Lương Tuấn Đức
Toán 11: Bài tập trắc nghiệm hai mặt phẳng vuông góc có đáp án và lời giải
Toán 11: Bài tập trắc nghiệm hai đường thẳng vuông góc có đáp án và lời giải
Từ khóa » Cách Tính Vận Tốc Của 2 Xe đi Ngược Chiều
-
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG NGƯỢC CHIỀU
-
Công Thức Tính Vận Tốc Ngược Chiều Toán Lớp 5 Có Ví Dụ Và ...
-
Chuyển động Ngược Chiều Và Gặp Nhau - Toán Lớp 5
-
Cách Giải Bài Toán Chuyển động Ngược Chiều Và Gặp Nhau Lớp 5
-
Dạng Toán Chuyển động Ngược Chiều Và Gặp Nhau
-
Kiến Thức Bài Toán Hai Xe đi Ngược Chiều Lớp 8 | Banmaynuocnong
-
Phương Pháp Giải Bài Toán Chuyển động Ngược Chiều Và Gặp Nhau ...
-
Chuyên đề Toán Chuyển động Ngược Chiều: Phương Pháp Làm Dễ ...
-
Công Thức Cần Nhớ Của Bài Toán Hai Vật Chuyển động Ngược Chiều ...
-
Cách Tính Thời Gian 2 Xe Gặp Nhau Ngược Chiều Toán 5, Chuyên ...
-
Tính Vận Tốc Của 2 Xe Chuyển động Thẳng đều Trong Trường Hợp ...
-
Phương Pháp Giải Bài Toán Chuyển động Ngược Chiều Lớp 5
-
Tính Vận Tốc Của 2 Xe Ngược Chiều (bài 2). Bài Toán Rất Hay! - YouTube
-
Cách Giải Bài Toán Hai Vật Chuyển động Ngược Chiều Cực Hay