Lý Thuyết Hình Bình Hành Và Các Dạng Bài Cơ Bản | Giải Toán 8
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống kiến thức lý thuyết tiết hình bình hành bao gồm tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành. Ngoài ra Đọc Tài Liệu còn sưu tầm và tổng hợp các dạng toán thường gặp cùng hướng dẫn chi tiết cách làm, qua đó giúp các em nắm được kiến thức từ khái quát đến chi tiết để học tốt phần kiến thức này.
Mời các em cùng tham khảo:
I. Lý thuyết hình bình hành
Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.Ví dụ: Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}AB{\rm{//}}CD\\AD{\rm{//}}BC\end{array} \right.\)
Tính chất:
Trong hình bình hành:
+ Các cạnh đối bằng nhau
+ Các góc đối bằng nhau
+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Dấu hiệu nhận biết:
+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành
+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
+ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
Chú ý: Hình bình hành là một hình thang đặc biệt (hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song)
Ví dụ:
+Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành nên \(\left\{ \begin{array}{l}AB = DC;\,AD = BC\\AB{\rm{//}}DC{\rm{;}}\,AD{\rm{//}}BC\\\widehat A = \widehat C;\,\widehat B = \widehat D\\OA = OC;\,OB = OD\end{array} \right.\)
II. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Vận dụng tính chất hình bình hành để chứng minh tính chất hình học và tính toán.
Phương pháp:
Sử dụng tính chất hình bình hành:
Trong hình bình hành:
+ Các cạnh đối bằng nhau
+ Các góc đối bằng nhau
+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Dạng 2: Vận dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
Phương pháp:
Dấu hiệu nhận biết:
+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành
+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
+ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
**********************
Hy vọng với hệ thống kiến thức lý thuyết hình bình hành trên đây, các em sẽ có thêm một tài liệu học tập hữu ích để học tốt hơn môn Toán 8. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
Từ khóa » Hình Bình Hành Là Gì Lớp 8
-
Lý Thuyết Hình Bình Hành | SGK Toán Lớp 8
-
Hình Bình Hành: Định Nghĩa, Tính Chất Và Bài Tập (có đáp án)
-
Lý Thuyết Hình Bình Hành Hay, Chi Tiết | Toán Lớp 8
-
Toán Lớp 8 - 5.7. Hình Bình Hành - Học Thật Tốt
-
Lý Thuyết Hình Bình Hành Toán 8
-
Các Dấu Hiệu Nhận Biết Hình Bình Hành Lớp 8 Kèm Cách Chứng ...
-
Hình Học 8 Bài 7: Hình Bình Hành - Hoc247
-
Hình Học Lớp 8 Bài 7 Hình Bình Hành Ngắn Gọn Và Chi Tiết
-
Định Nghĩa, Tính Chất Hình Bình Hành - Hình Học 8 - Toán Lớp 8
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Hình Bình Hành (có Lời Giải)
-
Cách Chứng Minh Hình Bình Hành - Lý Thuyết Và Bài Tập
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Hình Bình Hành
-
Lý Thuyết Hình Bình Hành. Cách Chứng Minh Tứ Giác Là Hình Bình ...