Lý Thuyết Mặt Cầu | SGK Toán Lớp 12
Có thể bạn quan tâm
1. Định nghĩa:
Tập hợp các điểm trong không gian cách điểm \(O\) cố định một khoảng không đổi \(r (r>0)\) được gọi là một mặt cầu tâm \(O\) bán kính \(r\).
Kí hiệu: \(S\left( {O;R} \right) = \left\{ {\left. M \right|OM = R} \right\}\)
* Cho mặt cầu \(S(O;r)\) và điểm \(A\) trong không gian.
- Nếu \(OA = r\) thì điểm \(A\) nằm trên mặt cầu
- Nếu \(OA < r\) thì điểm \(A\) nằm trong mặt cầu.
- Nếu \(OA > r\) thì điểm \(A\) nằm ngoài mặt cầu.
2. Tính chất:
Nếu điểm \(A\) ngoài mặt cầu \(S(O; r)\) thì:
- Qua \(A\) có vô số tiếp tuyến với mặt cầu.
- Độ dài các đoạn thẳng nối \(A\) với các tiếp điểm đều bằng nhau.
- Tập hợp các tiếp điểm là một đường tròn nằm trên mặt cầu.
3. Giao của mặt cầu với mặt phẳng
Cho mặt cầu \(\left( S \right)\) tâm \(O\), bán kính \(R\) và mặt phẳng \(\left( P \right)\), gọi \(H\) là hình chiếu của \(O\) trên \(\left( P \right)\).
+ Nếu \(OH < R\) thì \(\left( S \right)\) cắt \(\left( P \right)\) theo đường tròn tâm \(H\) và bán kình \(r = \sqrt {{R^2} - O{H^2}} \).
+ Nếu \(OH = R\) thì \(\left( S \right)\) tiếp xúc \(\left( P \right)\) tại tiếp điểm \(H\).
+ Nếu \(OH > R\) thì \(\left( S \right)\) và \(\left( P \right)\) không có điểm chung.
Đặc biệt: Nếu \(OH = 0\left( {O \equiv H} \right)\) thì đường tròn giao tuyến của \(\left( P \right)\) và \(\left( S \right)\) được gọi là đường tròn lớn, \(\left( P \right)\) được gọi là mặt phẳng kính.
4. Giao của mặt cầu với đường thẳng.
Cho mặt cầu \(\left( S \right)\) tâm \(O\), bán kính \(R\) và đường thẳng \(d\), gọi \(H\) là hình chiếu của \(O\) trên \(d\).
+ Nếu \(OH < R\) thì \(\left( S \right)\) cắt \(d\) tại \(2\) điểm phân biệt.
+ Nếu \(OH = R\) thì \(\left( S \right)\) cắt \(d\) tại một điểm duy nhất \(H\). (\(d\) là tiếp tuyến với mặt cầu, \(H\) là tiếp điểm)
+ Nếu \(OH > R\) thì \(\left( S \right)\) và \(d\) không có điểm chung.
5. Tiếp tuyến với mặt cầu (Đọc thêm)
- Qua một điểm nằm trong mặt cầu không vẽ được tiếp tuyến nào với mặt cầu.
- Qua một điểm nằm trên mặt cầu vẽ được vô số tiếp tuyến với mặt cầu tại điểm đó. Tập hợp các tiếp tuyến chính là mặt phẳng tiếp diện của mặt cầu.
- Qua một điểm nằm ngoài mặt cầu vẽ được vô số tiếp tuyến với mặt cầu. Tập hợp các tiếp điểm với mặt cầu là đường tròn nằm trên mặt cầu.
6. Công thức diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu
Mặt cầu bán kính \(r\) có diện tích là \(S = 4\pi {r^2}\). Khối cầu bán kính \(r\) có thể tích là \(V = \dfrac{4}{3}\pi {r^3}\)Từ khóa » Diện Tích Hình Cầu 12
-
Công Thức Tính Diện Tích Mặt Cầu, Thể Tích Khối Cầu
-
Mặt Cầu Là Gì ? Công Thức Diện Tích Mặt Cầu, Thể Tích Khối Cầu - MathVN
-
Công Thức Tính Diện Tích Mặt Cầu, Ví Dụ Và Lời Giải Chi Tiết - Thủ Thuật
-
Công Thức Tính Thể Tích Khối Cầu (hình Cầu) Đầy Đủ & Chính Xác Nhất
-
Diện Tích Xung Quanh Hình Cầu, Diện Tích Toàn Phần, Thể Tích Khối đa ...
-
Công Thức, Cách Tính Diện Tích Mặt Cầu Và Thể Tích Khối Cầu, Bài Tập ...
-
Cách Tính Diện Tích Mặt Cầu, Thể Tích Khối Cầu Cực Hay - Toán Lớp 12
-
[2] Công Thức Tính Thể Tích Khối Cầu, Diện Tích Mặt Cầu
-
Hình Cầu, Diện Tích Mặt Cầu Và Thể Tích Hình Cầu
-
Công Thức Tính Diện Tích, Thể Tích Khối Cầu (hình Cầu) 2022
-
Công Thức Tính Diện Tích Mặt Cầu đầy đủ - Toploigiai
-
Khối Cầu Là Gì? Công Thức Giải Nhanh, Thể Tích, Vị Trí Tương đối
-
Định Nghĩa, Công Thức Tính Diện Tích Thể Tích Mặt Cầu, Khối Cầu
-
Công Thức Tính Thể Tích Khối Cầu Nhanh Và Chính Xác Nhất