Lý Thuyết Mi-li-mét Toán 2

  1. Trang chủ
  2. Lý thuyết toán học
  3. Toán 2
  4. CHƯƠNG 6: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000
  5. Mi-li-mét
Mi-li-mét Trang trước Mục Lục Trang sau

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Đơn vị đo độ dài mi-li-mét, kí hiệu và độ lớn của mi-li-mét, mối quan hệ của mi-li-mét với các đơn vị xăng-ti-mét và mét.

- Các phép tính cộng, trừ với đơn vị mi-li-mét và toán đố liên quan.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Đổi các đơn vị đo

Em ghi nhớ cách quy đổi các đơn vị: \(1cm = 10mm;\,\,\,\,1m = 1000mm\)

Ví dụ: \(....cm = 10mm\)

Giải: Vì \(1cm = 10mm\) nên số cần điền vào chỗ chấm là \(1\).

Dạng 2: Thực hiện phép tính cộng, trừ với đơn vị độ dài mi-li-mét

Với các số cùng đơn vị đo, thực hiện phép cộng hoặc trừ các số và giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả.

Ví dụ: \(15mm + 4mm = .....\)

Giải: \(15mm + 4mm = 19mm\)

Cần điền vào chỗ chấm là \(19mm\).

Dạng 3: Tìm chu vi của hình tam giác

Muốn tìm chu vi của hình tam giác cần tính tổng độ dài các cạnh của tam giác đó. (Cùng một đơn vị đo)

Ví dụ: Tìm chu vi của tam giác có các cạnh lần lượt là \(24mm;15mm;36mm\).

Giải:

Chu vi của hình tam giác đó là:

\(24 + 15 + 36 = 75\left( {mm} \right)\)

Đáp số: \(75mm\).

Trang trước Mục Lục Trang sau

Có thể bạn quan tâm:

  • Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
  • Tỉ lệ bản đồ - Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
  • Hai đường thẳng vuông góc
  • Tích của một véc tơ với một số

Từ khóa » Thuyết Mi