Lý Thuyết Nguyên Lý Kế Toán Trong đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Nguyên lý kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ giúp người học khái quát hoá, hệ thống hoá, những nội dung cơ bản của chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, quan trọng là nội dung của chế độ kế toán hiện hành. Cùng theo dõi lý thuyết nguyên lý kế toán qua bài viết dưới đây của kế toán Việt Hưng nhé.
- 1. Nhiệm vụ của kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp | Nguyên lý Kế toán
- Nhiệm vụ của kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp
- 2. Tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp | Nguyên lý Kế toán
1. Nhiệm vụ của kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp | Nguyên lý Kế toán
Nhiệm vụ của kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp là lý thuyết nguyên lý kế toán đầu tiên và quan trọng nhất mà kế toán viên cần phải nắm được. Các bạn cần biết công việc cụ thể của mình như thế nào để chuẩn bị hành trang và nghiệp vụ tốt nhất.
Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp
Đơn vị hành chính sự nghiệp là các đơn vị, cơ quan hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí khác như hội phí, học phí, viện phí, kinh phí được tài trợ, thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ,… Đó là các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc các Bộ, Tổng cục, các cơ quan Đoàn thể, các tổ chức xã hội do trung ương và địa phương quản lý và các đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang.
Hoạt động tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp
Không như các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, đơn vị HCSN hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước. Ngoài ra, tùy theo từng loại hình và đặc thù của từng đơn vị mà ở các đơn vị này có tổ chức thêm các hoạt đồng khác nhằm tạo nguồn thu cho đơn vị. Có thể thấy hoạt động tài chính của đơn vị HCSN gồm hai mặt sau:
– Theo dõi, quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ được giao.
– Tự huy động vốn và tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động sẵn có của đơn vị để tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Đặc điểm của kế toán hành chính sự nghiệp
– Các khoản chi tiêu cho đơn vị HCSN chủ yếu là chi cho tiêu dùng, vì vậy kế toán phải đảm bảo chấp hành chế độ quản lý tài chính thật nghiêm ngặt. Kế toán phải căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức để thực hiện các khoản chi tiêu nói chung và chi tiêu tiền mặt nói riêng.
– Thông qua công tác kế toán để kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu và tiến hành phân tích các khoản chi sao cho đảm bảo nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.
– Đề xuất những ý kiến, kiến nghị để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cấp và nguồn kinh phí khác, tăng cường khai thác nguồn kinh phí khác để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị.
Nhiệm vụ của kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp
– Thu nhập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng kinh phí, sử dụng các khoản thu phát sinh ở đơn vị.
– Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình thu, chi, sử dụng các loại vật tư, tài sản
công ở đơn vị, tình hình thu nộp ngân sách,…
– Lập và nộp báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
2. Tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp | Nguyên lý Kế toán
Tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN cần đáp ứng nhu cầu sau:
– Phù hợp với chế độ kế toán hiện hành
– Phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị
– Phù hợp với khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có.
– Đảm bảo thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ và yêu cầu của công tác kế toán và tiết kiệm được chi phí hạch toán.
Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung
+ Ưu điểm: tập trung được thông tin phục vụ cho lãnh đạo nghiệp vụ, thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hóa công tác kế toán, thuận tiện cho việc cơ giới hóa công tác kế toán, giảm nhẹ biên chế bộ máy kế toán của đơn vị.
+ Nhược điểm: hạn chế việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với mọi hoạt động của đơn vị; không cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho lãnh đạo và quản lý ở từng đơn vị, bộ phận phụ thuộc.
Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán
+ Ưu điểm: tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với hoạt động sản xuất sự nghiệp, kinh doanh dịch vụ,.. ở từng đơn vị, bộ phận phụ thuộc, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho lãnh đạo và quản lý ở từng đơn vị, bộ phận phù hợp với việc mở rộng phân cấp quản lý cho từng đơn vị,
+ Nhược điểm: không cung cấp thông tin kinh tế kịp thời cho lãnh đạo nghiệp vụ, biên chế bộ máy kế toán chung toàn đơn vị nhiều hơn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung.
Hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán
Hình thức tổ chức sổ kế toán
Tùy đặc điểm, tính chất hoạt động của đơn vị mà chọn một trong ba hình thức kế toán sau:
– Hình thức nhật ký chung
– Hình thức nhật ký sổ cái
– Hình thức chứng từ ghi sổ
– Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Hình thức nhật ký chung
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:
– Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ để ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi Sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh phải được ghi vào các Sổ kế toán chi tiết liên quan.
– Cuối tháng, cuối quý, cuối năm công số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
– Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) dùng để lập các Báo cáo tài chính.
– Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Sổ Nhật ký chung cùng kỳ
Hình thức nhật ký sổ cái
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái.
– Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – sổ cái. Mỗi chứng từ hoặc bảng tổng hợp chứng từ được ghi một dòng đồng thời ở cả hai phần Nhật ký và Sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ được lập cho những chứng từ cùng loại, phát sinh nhiều lần trong một ngày (như phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập vật liệu,…).
– Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ sau khi được dùng để ghi Nhật ký – sổ cái phải được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
– Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ Nhật ký và các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng Nhật ký- sổ cái ở cột phát sinh của phần Nhật ký và cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần sổ cái để ghi vào dòng cột phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này để tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng, tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản.
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
– Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra để lập Chứng từ ghi sổ hoặc để lập Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, sau đó mới căn cứ vào số liệu của chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng chứng từ kế toán để lập Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ đã được lập chuyển cho phụ trách kế toán ký duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ chỉ sau khi đã ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (lấy số và ngày) mới được sử dụng để ghi vào Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sau khi phản ánh tất cả các Chứng từ ghi sổ đã được lập trong tháng vào Sổ cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu kiểm tra, số liệu trên Sổ cái được sử dụng để lập “Bảng cân đối tài khoản” và các báo cáo tài chính khác.
– Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì Chứng từ kế toán, Bảng tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo Chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng, tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên Sổ cái của tài khoản đó. Các Bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán trên máy vi tính
Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp
Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp được xây dựng theo nguyên tắc dựa vào bản chất và nội dung hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp có vận dụng nguyên tắc phân loại và mã hóa của hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp và hệ thống tài khoản kế toán nhà nước, nhằm:
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ ngân sách nhà nước, vốn, quỹ công, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của từng lĩnh vực, từng đơn vị hành chính sự nghiệp.
+ Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh của đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc mọi loại hình. Mọi lĩnh vực, phù hợp với mô hình tổ chức và tính chất hoạt động.
+ Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính toán thủ công (hoặc bằng máy vi tính,..) và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của đơn vị và của cơ quan quản lý Nhà nước.
Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp gồm các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản và các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.
Các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo các đối tượng kế toán gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản và quá trình sử dụng tài sản tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Nguyên tắc ghi sổ các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản được thực hiện theo phương pháp “ghi kép” nghĩa là khi ghi vào bên Nợ của một tài khoản thì đồng thời phải ghi vào bên Có của một hoặc nhiều tài khoản khác hoặc ngược lại.
Các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản phản ánh những tài sản hiện có ở đơn vị nhưng không thuộc quyền sở hữu của đơn vị (như tài sản thuê ngoài, nhận giữ hộ, nhận gia công, tạm giữ…), những chỉ tiêu kinh tế đã phản ánh ở các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản nhưng cần theo dõi để phục vụ cho yêu cầu quản lý, như: Giá trị công cụ, dụng cụ lâu bền đang sử dụng, nguyên tệ các loại, dự toán chi hoạt động được giao….
Phân loại hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp do Bộ Tài chính quy định gồm 7 loại, từ Loại 1 đến Loại 6 là các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản và Loại 0 là các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.
– Tài khoản cấp 1 gồm 3 chữ số thập phân;
– Tài khoản cấp 2 gồm 4 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện Tài khoản cấp 1, chữ số thứ 4 thể hiện Tài khoản cấp 2);
– Tài khoản cấp 3 gồm 5 chữ số thập phân(3 chữ số đầu thể hiện Tài khoản cấp 1, chữ số thứ 4 thể hiện Tài khoản cấp 2, chữ số thứ 5 thể hiện Tài khoản cấp 3);
– Tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản được đánh số từ 001 đến 009.
Chứng từ kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN gồm:
– Chứng từ kế toán chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, gồm 4 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương
+ Chỉ tiêu vật tư.
+ Chỉ tiêu tiền tệ.
+ Chỉ tiêu TSCĐ.
– Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác (Các mẫu và hướng dẫn phương pháp lập từng chứng từ được áp dụng theo quy định các văn bản pháp luật khác).
THAM KHẢO: Các Khoá học Nguyên lý Kế toán tại Việt Hưng
Trên đây là cơ bản về lý thuyết nguyên lý kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc hãy liên hệ với kế toán Việt Hưng để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Chúc các bạn thành công!
BÀI LIÊN QUAN:Quy định các trường hợp chia, tách, hợp nhất đơn vị kế toánKế toán quản trị là gì và vai trò của kế toán quản trịThủ tục hồ sơ giải trình thu nhập 2 nơi của người lao độngTờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN theo TT 92Ca sĩ nước ngoài biểu diễn tại VN đóng thuế ra sao?Từ khóa » Hệ Thống Chứng Từ Kế Toán Trong đơn Vị Hcsn Có đặc điểm
-
Hệ Thống Chứng Từ Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp
-
Hệ Thống Chứng Từ Kế Toán Cho đơn Vị HCSN
-
Chứng Từ Trong đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp - Kế Toán Việt Hưng
-
Hệ Thống Chứng Từ Kế Toán Bắt Buộc Trong đơn Vị Hành Chính, Sự ...
-
Chế độ Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp được Quy định Ra Sao?
-
Khái Quát Về Tổ Chức Kế Toán Tại đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp?
-
[PDF] BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ KẾ ...
-
Chứng Từ Kế Toán Và Phân Loại Chứng Từ Kế Toán Theo Các Khoản Mục
-
Sự Khác Nhau Giữa Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp Và Kế Toán Doanh ...
-
Số: 999/TC-QĐ-CĐKT - Bộ Tài Chính
-
Chứng Từ Kế Toán Là Gì? Nội Dung Của Chứng Từ Kế Toán
-
Vai Trò Của Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp Trong Quản Lý Ngân Sách
-
Những điều Cần Biết Về Kế Toán Tổng Hợp Hành Chính Sự Nghiệp
-
Tổng Quan Những điểm Mới, Khác Của Chế độ Kế Toán Hành Chính ...