Lý Thuyết ôn Tập Chương 7: Tam Giác đồng Dạng Toán 8

  1. Trang chủ
  2. Lý thuyết toán học
  3. Toán 8
  4. CHƯƠNG 7: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
  5. Ôn tập chương 7: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
Ôn tập chương 7: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG Trang trước Mục Lục

1.Tỉ số của hai đoạn thẳng

- Tỉ số của hai đoạn thẳng là tỉ số độ dài của chúng theo cùng một đơn vị đo.

- Tỉ số của hai đoạn thẳng không phụ thuộc vào cách chọn đơn vị đo.

2. Đoạn thẳng tỉ lệ

Hai đoạn thẳng \(AB\) và $CD$ tỉ lệ với hai đoạn thẳng $A'B'$ và $C'D'$ nếu có tỉ lệ thức:

\(\dfrac{{AB}}{{C{\rm{D}}}} = \dfrac{{A'B'}}{{C'D'}}\)hay \(\dfrac{{AB}}{{A'B'}} = \dfrac{{C{\rm{D}}}}{{C'D'}}\)

3. Định lí Ta-lét trong tam giác

a) Định lí Ta-lét trong tam giác

b) Định lí Ta-lét đảo

c) Hệ quả định lý Ta-lét

Chú ý: Hệ quả trên vẫn đúng cho trường hợp đường thẳng song song với một cạnh và cắt phần kéo dài của hai cạnh còn lại.

4. Tính chất đường phân giác trong tam giác

Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề hai đoạn ấy.

$AD,{\rm{ }}AE$ là các phân giác trong và ngoài của góc , suy ra: \(\dfrac{{DB}}{{DC}} = \dfrac{{AB}}{{AC}} = \dfrac{{EB}}{{EC}}\)

5. Nhắc lại một số tính chất của tỉ lệ thức

\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a{\rm{d}} = bc\\\dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d}\\\dfrac{{a \pm b}}{b} = \dfrac{{c \pm d}}{d}\\\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{{a + c}}{{b + d}} = \dfrac{{a - c}}{{b - d}}\end{array} \right.\)

6. Khái niệm hai tam giác đồng dạng

a. Định nghĩa:

Hai tam giác gọi là đồng dạng với nhau nếu chúng có ba cặp góc bằng nhau từng đôi một và ba cặp cạnh tương ứng tỉ lệ.

\( \Delta ABC \backsim \Delta A'B'C'\) \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\widehat A = \widehat {A'},\,\widehat B = \widehat {B'},\widehat C = \widehat {C'}\\\dfrac{{AB}}{{A'B'}} = \dfrac{{BC}}{{B'C'}} = \dfrac{{CA}}{{C'A'}}\end{array} \right.\)

* Tỉ số các cạnh tương ứng \(\dfrac{{AB}}{{A'B'}} = \dfrac{{BC}}{{B'C'}} = \dfrac{{CA}}{{C'A'}} = k\) được gọi là tỉ số đồng dạng của hai tam giác.

b. Định lí: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và song song với hai cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới đồng dạng với tam giác đã cho.

Chú ý: Định lí trên cũng đúng trong trường hợp đường thẳng a cắt phần kéo dài hai cạnh của tam giác và song song với cạnh còn lại.

6. Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác

7. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông

8. Tính chất của hai tam giác đồng dạng

Nếu hai tam giác đồng dạng với nhau thì:

+ Tỉ số hai đường cao tương ứng bằng tỉ số đồng dạng.

+ Tỉ số hai đường phân giác tương ứng bằng tỉ số đồng dạng.

+ Tỉ số hai đường trung tuyến tương ứng bằng tỉ số đồng dạng.

+ Tỉ số các chu vi bằng tỉ số đồng dạng.

- Tỉ số các diện tích bằng bình phương tỉ số đồng dạng.

Trang trước Mục Lục

Có thể bạn quan tâm:

  • Ôn tập chương phép biến hình
  • Ôn tập chương 7
  • Ôn tập chương 7: Góc với đường tròn
  • Ôn tập chương 5: Tứ giác
  • Ôn tập chương 5: Góc

Tài liệu

Đề cương ôn tập cung và góc lượng giác, công thức lượng giác – Phùng Hoàng Em

Đề cương ôn tập cung và góc lượng giác, công thức lượng giác – Phùng Hoàng Em

Toán 6: Đề cương ôn tập HK1

Toán 6: Đề cương ôn tập HK1

Toán 12 - Bài tập ôn chương phương pháp tọa độ trong không gian - Võ Thành Lâm

Toán 12 - Bài tập ôn chương phương pháp tọa độ trong không gian - Võ Thành Lâm

Toán 12: 16 Đề ôn tập kiểm tra Chương 3 Môn Toán (Hình học) trong không gian Oxyz

Toán 12: 16 Đề ôn tập kiểm tra Chương 3 Môn Toán (Hình học) trong không gian Oxyz

Toán 9: Chủ đề 2 - RÚT GỌN BIỂU THỨC CHỨA CĂN - ÔN THI VÀO 10

Toán 9: Chủ đề 2 - RÚT GỌN BIỂU THỨC CHỨA CĂN - ÔN THI VÀO 10

Từ khóa » định Lý Tỉ Lệ Trong Tam Giác