Lý Thuyết Phát Triển Cộng đồng - Kết Cấu Của đề Tài Nghiên Cứu
Có thể bạn quan tâm
9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.1.2.3. Lý thuyết phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng là một phương pháp của công tác xã hội được xây dựng trên những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội khác như: Tâm lý xã hội, xã hội học, chính trị học, nhân chủng học…, được áp dụng ở nhiều nước và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhóm cộng đồng nghèo, các nhóm yếu thế trong thời gian qua. Đó là phương pháp giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng đồng.
Theo Ngân hàng Thế giới, Phát triển cộng đồng dựa vào cộng đồng là sự phát triển lấy cộng đồng làm định hướng, trao quyền kiểm soát việc quyết định và nguồn lực cho các nhóm cộng đồng. Những nhóm này thường hợp tác dưới hình thức đối tác với các tổ chức cung cấp hỗ trợ căn cứ theo yêu cầu và các bên cung cấp dịch vụ trong đó gồm chính quyền địa phương, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhà nước cấp trung ương.
40
Phát triển dựa vào cộng đồng là sự phát triển cho cộng đồng và của cộng đồng, do cộng đồng lựa chọn, hoạch định và triển khai. Phải dựa trên lợi ích, sự tham gia của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng chính là cơ sở cho phát triển bền vững.
Hiện nay việc áp dụng lý thuyết cộng đồng vào thực tế còn rất hạn chế [25].
Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển nông thôn và phát triển cộng đồng đã được thực hiện ở nhiều nơi bằng nhiều nguồn lực từ bên ngoài (Nhà nước, các tổ chức quốc tế v.v...), lý thuyết phát triển cộng đồng đã dần được áp dụng trong các chương trình phát triển. Nhiều chuyên gai đã áp dụng rất triệt để lý thuyết phát triển cộng đồng trong việc triển khai các dự án, nổi bật nhất là họ luôn khuyến khích lấy ý kiến từ người dân, lập kế hoạch từ dưới lên, coi sự tham gia của người dân là một việc không thể thiếu trong các dự án.
Trên thực tế ở nước ta, cơ cấu tổ chức ở địa bàn cơ sở là một thuận lợi cho việc vận động người dân tham gia. Hệ thống tổ dân phố, thôn/ấp là đơn vị tập hợp, liên lạc thông tin rất thuận lợi. các tổ chức chịnh trị xã hội như: phụ nữ, đoàn thanh niên, nông dân, cựu chiến binh, chữ thập đỏ v.v...có mạng lưới rộng khắp và chân rết tại cơ sở. Đây là cơ chế tổ chức tốt để chuyển tải các chính sách, chủ trương từ trên xuống cũng như phẩn ánh tâm tư và nguyện vọng của người dân từ dưới lên. Các đoàn thể này đã đa dạng hóa các hoạt động để hướng về phúc lợi xã hội, kinh tế gia đình, chăm sóc sức khỏe, tín dụng, tiết kiệm, xúc tiến việc làm, xóa đói giảm nghèo và chúng rất gần gũi với phát triển cộng đồng. Nếu như áp dụng đúng phương pháp phát triển cộng đồng, các hoạt động xã hội tại cộng đồng sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Hiện nay đối tượng của các chương trình lớn thường là những người nghèo, thất học cần phải vận dụng lý thuyết phát triển cộng đồng trong việc phát triển, không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn phải giúp người dân về năng lực, khả năng phân tích tình hình, làm họ hiểu về hoàn cảnh của chính mình, giúp họ nắm vững các kĩ năng để tự quản vươn lên bằng chính sức của họ.
Là một phương pháp tiếp cận phù hợp và hiệu quả cho các chương trình phát triển kinh tế, xã hội. Nhìn chung, đây là phương pháp vận động, giáo dục và tổ chức
41
quần chúng nên triết lý và phương pháp phát triển cộng đồng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như: khuyến nông, khuyến lâm, y tế cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình v.v...Để phát triển cộng đồng thực sự trở thành một nghề ghiệp, cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực được đào tạo với kiến thức, kỹ năng tổng hợp, đặc biệt không thể thiếu khoa học về nhân văn và quản lý xã hội v.v...
a. Nguyên lý phát triển cộng đồng
Nguyên lý PTCĐ dựa trên nguyên lý phát triển xã hội, còn nguyên lý phát triển xã hội dựa vào nguyên lý phát triển phổ quát, thực chất đó là các nguyên lý biện chứng. Phép biện chứng là cơ sở chung của lý thuyết phát triển. Biện chứng của sự phát triển.
- Thể hiện tính tương đối: Nghĩa là không nên tuyệt đối hóa một sự vật, hiện tượng xã hội theo một quan niệm nào cả. Với nguyên lý này thì phát triển chỉ là tương đối, bởi vì có thể về mặt này thì kém phát triển nhưng về mặt khác nó lại được xem như phát triển.
- Tính đa dạng: cộng đồng được biểu hiện đa dạng, phong phú nên phát triển cộng đồng cũng mang tính đa dạng và phong phú.
- Tính bền vững: Cộng đồng luôn có tính bền vững, mặc dù có thể bị biến đổi tính chất nhưng khi cộng đồng cũ bị giải thể đi chăng nữa thì cộng đồng mới lại hình thành và qua đó nó sẽ được thay đổi về trình độ phát triển mà không hề bị biến mất.
Lý thuyết phát triển cộng đồng cũng đề cập đến mối quan hệ giữa các thể chế xã hội, chủ yếu là ba thể chế xã hội cơ bản tham gia vào sự phát triển cộng đồng. Đó là sự tự quản cộng đồng, sự quản lý của Nhà nước và sự tác động của cơ chế thị trường. Ba thể chế này là riêng biệt và hợp tác với nhau cùng tác động vào sự phát triển. Tuy nhiên, cũng có khi các thể chế này cản trở nhau, chẳng hạn có tời kì nhà nước đã xâm nhập vào sự tự quản của cộng đồng và cản trở không cho thị trường xâm nhập vào cộng đồng.
Trong các xã hội nông nghiệp sơ khai thì sự phát triển cộng đồng có rất ít sự can thiệp của Nhà nước, nhưng ở xã hội nông nghiệp phát triển cao thì Nhà nước đã
42
can thiệp sâu vào các hoạt động của cộng đồng và biến các cộng đồng trở thành một mắt xích trong hệ thống chính quyền, khi đó Nhà nước có vai trò tổ chức và hỗ trỡ.
Để phát triển cộng đồng thì có bốn lực lượng chủ chốt tham dự vào, đó là bản thân cộng đồng, nhà nước, thị trường và các nhân tố xã hội khác.
* Các quan điểm, định hướng trong phát triển cộng đồng.
- Phát triển cộng đồng được xây dựng dựa trên phương pháp luận từ dưới lên, tức là phải xuất phát từ nhu cầu của chính người dân. Muốn tự phát triển thì chính bản thân người dân cũng phải tự ý thức cũng như tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình.
- Phát triển cộng đồng phải đồng bộ dựa trên mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội v.v...., chúng phải cùng được nâng lên, vì nếu chỉ chú ý vào một khía cạnh thì không thể nào phá vỡ được sự đói nghèo, dốt nát và bệnh tật. Phát triển cộng đồng chỉ đạt được hiệu quả khi nằm trong chiến lược phát triển của quốc gia.
- Sự tham gia của quần chúng là yếu tố cơ bản của đường lối phát triển cộng đồng, trong đó, vai trò tổ chức là then chốt, các tổ chức chính quyền địa phương có vai trò tổ chức hỗ trợ để huy động và củng cố các tổ chức chính quyền phải được coi như một nhân tố bên trong mà không phải lực lượng bên ngoài – là một thành phần quan trọng của cộng đồng.
- Phát triển cộng đồng phải chú ý về tạo sự chuyển biến, đó là sự thay đổi nhận thức, hành vi của người dân nhằm mục đích phát triển; tạo được sự chuyển biến trong cơ cấu tổ chức và các mối tương quan lực lượng trong chính cộng đồng đó.
- Phát triển cộng đồng cần tập trung vào phát triển năng lực trên cơ sở không “làm thay”, “làm cho” người dân. Người dân không thể hành động nếu thiếu năng lực. Họ cũng không thể hành động đơn phương, riêng lẻ mà phải kết hợp với các cá nhân, tổ chức cùng chí hướng và quyền lợi để tạo thành quyền lực chung. Muốn cho người dân tự làm thì việc tổ chức thông qua huấn luyện là then chốt.
b. Mục tiêu của phát triển cộng đồng
Trọng tâm của phát triển cộng đồng là con người – các thành viên của cộng đồng. Việc phát triển cũng phải tập trung vào con người và phát triển con người.
43
Nói cách khác, thước đo của sự phát triển là tiềm năng và khả năng cong người làm chủ môi trường của mình. Các mục tiêu cụ thể của phát triển cộng đồng là:
- Hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng với sự cân bằng cả về vật chất và tinh thần, qua đó tạo sự chuyển biến xã hội trong cộng đồng.
- Củng cố các thiết chế để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến xã hội và sự tăng trưởng.
- Tạo sự bình đẳng tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng. Chú ý nhiều tới nhóm thiệt thòi để họ có quyền nêu lên nguyện vọng của mình và được tham gia vào các hoạt động phát triển, qua đó đẩy mạnh công bằng xã hội.phát triển. - Phát triển con người ngoài việc nâng cao sinh thể (trước hết là sức khỏe, thể chất) còn phát triển về năng lực tinh thần (trước hết là trí thức).
Như vậy, khi con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, được coi là sự phát triển, được coi là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển thì sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển các nguồn lao động, cũng như sự phát triển các lĩnh vực xã hội dù có ý nghĩa đến mấy cũng mới chỉ là phương tiện của sự phát triển. Nói cách khác, sẽ khiếm khuyết nếu trình độ phát triển của một xã hội chỉ được đánh giá bằng thu nhập quốc dân, bằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, bằng số lượng của đội ngũ lao động, hay bằng các chỉ tiêu nào đó về mặt tiện nghi vật chất của đời sống. Phát triển xã hội suy cho cùng là phát triển con người. Ý nghĩa của phát triển cộng đồng, trên thực tế, chính là sự phát triển con người [35].
1.1.2.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội
Mạng lưới xã hội dùng để chỉ phức thể các mối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của họ với tư cách là thành viên của xã hội.
Các đặc điểm và tính chất của mạng lưới xã hội được nghiên cứu từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Lý thuyết tương tác xã hội của Georg Simmel tập trung vào phân tích các kiểu, hình thức của mạng lưới gồm các mối liên hệ của các cá nhân đang tác động lẫn nhau. Theo thuyết cấu trúc - chức năng, Emile Durkheim phân biệt hai kiểu đoàn kết xã hội hữu cơ và máy móc trên cơ sở hai hình thức phân
44
công lao động phức tạp và đơn giản tạo nên những kiểu quan hệ và liên hệ tương ứng giữa các cá nhân và nhóm người. Mạng lưới quan hệ chức năng đặc trưng cho kiểu đoàn kết máy móc của xã hội truyền thống. Theo lý thuyết hệ thống xã hội, một số tác giả tập trung vào giải quyết một nhiệm vụ trung tâm là nghiên cứu cốt lõi bên trong của xã hội. Với tư cách là kiểu mối liên hệ và quan hệ giữa các thành tố xã hội, mạng lưới xã hội là biểu hiện cụ thể, trực tiếp và rõ rệt nhất của cấu trúc xã hội. Phân tích mạng lưới xã hội trở thành một phương pháp tiếp cận cấu trúc xã hội.
Trên cấp độ xã hội học vi mô rất gần với tâm lý học xã hội, Jacob Moreno phát triển phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm xã hội để đo lường từng mối quan hệ của cá nhân nhằm xây dựng các đồ thức xã hội chỉ rõ cá nhân nào quan hệ như thế nào với ai, cá nhân nào chiếm vị trí nào trong mạng lưới quan hệ đó. Alex Bavelas và Harold Leavitt chỉ ra các mạng lưới giao tiếp trong đó quan trọng nhất là kiểu mạng dây, mạng vòng, mạng tháp và mạng hình sao. Fritz Heider, Theodore Newcomb và những người khác tập trung vào nghiên cứu động thái và sự cân bằng động của mạng lưới xã hội trong đó bất kì một thay đổi nào trong mối quan hệ với bộ phân nào đều kéo theo những biến đổi ở bộ phận khác và toàn bộ mạng lưới, kết quả là tái lập trạng thái cân bằng, ổn định tương đối của cả mạng.
Các nghiên cứu mạng lưới xã hội trong nhóm nhỏ bằng phương pháp trắc nghiệm xã hội, ví dụ nghiên cứu của Jacob Moreno, đã thúc đẩy hướng nghiên cứu xã hội học định lượng về các kiểu mạh lưới xã hội và vai trò của chúng đối với sự thống nhất, hội nhập xã hội. Từ những nghiên cứu về các quá trình nhóm đã phát hiện ra loại cấu trúc chính thức dựa vào các mối quan hệ chức năng được thiết lập và vận hành theo những quy chế nhất định và cấu trúc phi chính thức dựa vào mối tương tác giữa các cá nhân.
Cần chú ý là các nhà tâm lý học chủ yếu nghiên cứu mặt nhu cầu, động cơ, tình cảm của mạng lưới xã hội. Các nhà xxax hội học tập trung nghiên cứu hình thù, khuôn mẫu, kiểu, laoij, quy mô, đặc điểm và tính chất của sự hình thành, vận động và biến đổi mạng lưới xã hội. Hai hướng tiếp cận xã hội học chủ yếu ở đây là: (1) nghiên cứu định lượng, ví dụ tần suất tiếp xúc, cường độ giao tiếp, mật độ quan hệ,
45
độ bền vững về mặt thời gian và quy mô, phạm vi phân bố trong không gian của mạng lưới và (2) nghiên cứu định tính, ví dụ như chiều, hướng, vị trí, kiểu, dạng, tính chất và độ tin cậy của các mối liên hệ tạo thành mạng lưới xã hội.
Khi nghiên cứu các kiểu mạng lưới xã hội, Mark Granovetter cho biết mật độ và cường độ của các mối liên hệ xã hội có tác dụng khác nhau đối với giao tiếp và sự hội nhập xã hội. Trái với quan niệm thông thường, ông cho rằng những người có mạng lưới xã hội dày đặc khép kín trong đó mọi người đều quen biết và thân thiết nhau có thể sẽ tạo ra sự hạn chế trong việc trao đổi thông tin và cản trở sự liên hệ với thế giới bên ngoài. Ngược lại, một mạng lưới xã hội gồm các mối liên hệ yếu ớt, lỏng lẻo, thưa thớt, luôn luôn mở lại tỏ ra có lợi cho sự trao đổi thông tin và tạo ra sự hội nhập với xã hội cũng như tạo cơ hội cho cá nhân theo đuổi mục đích của họ. Granovetter gọi đó là “hiệu ứng mạnh của các mối liên hệ yếu ớt”.
Vai trò quan trọng của mạng lưới xã hội được nhấn mạnh trên nhiều phương diện, chẳng hạn mạng lưới di cư trong nước và quốc tế. Nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đã cụ thể hóa khái niệm mạng lưới xã hội thành khái niệm “mạng an toàn”, “Mạng sức khỏe” để chỉ hệ thống các dịch vụ và các môi liên hệ nhằm hỗ trợ và đáp ứng những nhu cầu, lợi ích của những nhóm nhất định. Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay đang mở ra những mạng toàn cầu và “thời đại mạng”. Nhưng ngay cả khi internet hóa, mạng hóa thì cốt lõi của thời đại mạng vẫn là mạng lưới xã hội, bởi không phải máy móc mà chính là con người liên hệ với nhau, kết lại với nhau thành mạng lưới thông qua các phương tiện công nghệ hiện đại.
Vận dung lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội ta có thể tìm
Từ khóa » Nguyên Lý Phát Triển Cộng đồng
-
Phát Triển Cộng đồng – Phương Pháp Quan Trọng Của Công Tác Xã Hội ...
-
[PDF] PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG - JICA
-
[PDF] PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG - Khám Phá Trường đại Học Đà Lạt
-
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC - ABAVINA
-
Phát Trien Cong Dong - SlideShare
-
Phát Triển Cộng đồng ở Việt Nam: Thực Trạng Và định Hướng Các Tiếp ...
-
[PDF] Phát Triển Cộng đồng - LIN Center For Community Development
-
Phát Triển Cộng đồng Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Sổ Tay Hướng Dẫn Phát Triển Cộng đồng
-
Phát Triển Cộng đồng | Xemtailieu
-
[PDF] PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG - VNUF
-
Phát Triển Cộng đồng - VIETNAM DEVELOPMENT LIBRARY
-
[PDF] Phát Triển Cộng đồng - ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
-
Phát Triển Cộng đồng (Community Development) Là Gì? Nguyên Tắc