Lý Thuyết Phương Trình Trạng Thái Của Khí Lí Tưởng | SGK Vật Lí Lớp 10

I. KHÍ THỰC VÀ KHÍ LÍ TƯỞNG

- Khí lí tưởng tuân theo đúng các định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt và Sác-lơ, còn khí thực chỉ tuân theo gần đúng các định luật này.

- Khi không yêu cầu độ chính xác cao, ta có thể áp dụng các định luật về chất khí lí tưởng để tính áp suất, thể tích và nhiệt độ của khí thực.

II. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG (HAY PHƯƠNG TRÌNH CLA-PE-RÔN)

\(pV = nRT = \frac{m}{M}RT\)

Trong đó:

     + \(p\): áp suất chất khí \(\left( {Pa} \right)\)

     + \(V\): thể tích chất khí \(\left( {{m^3}} \right)\)

     + \(R\): hằng số của các khí \(\left( {R = 8,31{\rm{ }}J/mol.K} \right)\)

     + \(m\): khối lượng chất \(\left( g \right)\)

     + \(M\): khối lượng mol phân tử chất khí \(\left( {g/mol} \right)\)

     + \(T\): nhiệt độ tuyệt đối \(\left( K \right)\)

III - ĐỊNH LUẬT GAY LUY - XÁC

1. Quá trình đẳng áp

Quá trình đẳng áp là quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi

2. Định luật Gay Luy-xác

Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

\(V \sim T \to \frac{V}{T} = h/s\)

IV - ĐƯỜNG ĐẲNG ÁP

Đường đẳng áp là đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi.

Trong hệ tọa độ (V, T) đường đẳng áp là đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.

Video mô phỏng đồ thị p-V-T của phương trình trạng thái khí lí tưởng

V. ĐỘ KHÔNG TUYỆT ĐỐI

- Từ hình vẽ trên, ta thấy khi nhiệt độ dưới 0 K thì thể tích có giá trị âm, đây là điều không thể thực hiện được.

- Ken-vin đã đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0 K và 0 K gọi là độ không tuyệt đối.

Sơ đồ tư duy về phương trình trạng thái của khí lí tưởng

Từ khóa » Các định Luật Của Khí Lý Tưởng