Lý Thuyết Protein Sinh 9 - CungHocVui
Có thể bạn quan tâm
Ở bài viết này Cunghocvui sẽ gửi đến các bạn những kiến thức về protein sinh 9 chuẩn nhất như khái niệm protein, chỉ ra protein có chức năng gì, bài tập protein sinh 9,... Cùng tìm hiểu ngay nhé!
A. Lý thuyết
I. Potein
1. Khái niệm Protein
Hợp chất hữu cơ gồm bốn nguyên tố chính: C, H, O, N và có thể gồm một số nguyên tố khác được gọi là protein.
2. Cấu trúc protein
- Protein là đại phân tử, có kích thước lớn và khối lượng lớn.
- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin có hơn 20 loại axit amin.
- Tính đa dạng và đặc thù của protein được tạo ra bởi thành phần, số lượng và sự sắp xếp của các axit amin đã tạo nên vô số các phân tử protein khác nhau, mỗi phân tử lại đảm nhiệm các chức năng khác nhau.
- Ngoài ra, cấu trúc không gian của protein cũng thể hiện tính đa dạng và đặc thù:
- Trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin là cấu trúc bậc 1, thể hiện tính đặc thù của protein
- Chuỗi axit amin tạo thành vòng xoắn lò xò đều đặn là cấu trúc bậc 2
- Hình dạng không gian ba chiều của protein do cấu trúc bậc hai cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng là cấu trúc bậc 3, thể hiện chức năng sinh học của protein.
- Cấu trúc bậc 4 thể hiện chức năng sinh học bởi vì bên trong cấu trúc của một số loại protein gồm có hai hay nhiều chuỗi axit amin cùng loại, khác nhau kết hợp với nhau.
II. Protein có chức năng gì?
Protein có ba chức năng chủ yếu:
1. Chức năng cấu trúc
- Để cấu tạo nên chất nguyên sinh cũng có sự tham gia của protein như một thành phần.
- Là hợp phần quan trọng trong xây dựng các bào quan và màng sinh chất để hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
2. Chức năng xúc tác các quá trình
- Bản chất của enzim là protein, một số còn lại thì là ARN.
- Phản ứng trao đổi chất trong cơ thể cũng có sự tham gia enzim tham gia vào xúc tác.
3. Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất
- Thành phần của các hoocmôn điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể là protein.
- Ngoài ra có một số hoocmon như insulin có hoạt tính sinh học cao giúp điều hòa hàm lượng đường trong máu.
B. Bài tập về Protein sinh 9
Câu 1: Cấu tạo nên protein có sự tham gia của các nguyên tố hóa học nào?
A. C, H, O, N và có thể gồm một số nguyên tố khác.
B. C, H, O và có thể gồm một số nguyên tố khác.
C. H, O, N và có thể gồm một số nguyên tố khác.
D. C, H, O và có thể gồm một số nguyên tố khác.
=> Đáp án đúng: A
Câu 2: Các yếu tố như thành phần, số lượng và trật tự của các axit amin sẽ tạo nên tính gì của protein?
A. Tính đa dạng
B. Tính đặc thù
C. Tính tự nhân đôi
D. A và B đúng
=> Đáp án đúng: D
Câu 3: Cho biết đặc điểm sau: đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Hỏi rằng các đặc điểm vừa rồi là đặc điểm chung về cấu tạo của?
A. ADN và ARN
B. ADN, ARN và Protein
C. ARN và Protein
D. ADN, ARN và Ti thể
=> Đáp án đúng: D
Câu 4: Tại ribôxôm của tế bào chất xảy ra quá trình...?
A. Tổng hợp ADN
B. Tổng hợp ARN
C. Tổng hợp tế bào
D. Tổng hợp protein
=> Đáp án đúng: D
Câu 5: Protein có bao nhiêu chức năng?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
=> Đáp án đúng: B
Câu 6: Hãy chọn chất hoặc cấu trúc trong thành phần cấu tạo có protein?
A. Enzim
B. Hoocmôn
C. Ti thể
D. Kháng thể
=> Đáp án đúng: A
Câu 7: Đâu là ví dụ thể hiện có chức năng cấu trúc của protein?
A. Collagen và elastin là protein chủ yếu của da và mô liên kết.
B. Enzim ARN - polimeraza tham gia trong quá trình tổng hợp ARN.
C. Hoocmôn insulin điều hòa hàm lượng đường trong máu
D. A, B và C đều đúng
=> Đáp án đúng: A
Câu 8: Đâu là đáp án đúng khi nêu chức năng của protein?
A. Protein có chức năng bảo vệ cơ thể
B. Mang thông tin di truyền như: số lượng, thành phần, trình tự các nucleotit trên ADN
C. Giúp cơ thể vận động, dự trữ năng lượng cho cơ thể khi thiếu hụt gluxit và lipit.
D. A và C đúng.
=> Đáp án đúng: D
Câu 9: Khối lượng mỗi phân tử protein được tính bằng đơn vị cacbon là?
A. Hàng chục
B. Hàng trăm
C. Hàng nghìn
D. Hàng triệu
=> Đáp án đúng: D
Câu 10: Đâu là ví dụ thể hiện có chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất của protein?
A. Collagen và elastin là protein chủ yếu của da và mô liên kết.
B. Enzim ARN - polimeraza tham gia trong quá trình tổng hợp ARN.
C. Hoocmôn insulin điều hòa hàm lượng đường trong máu
D. A, B và C đều đúng
=> Đáp án đúng: C
Câu 11: Cấu trúc bậc 3 và cấu trúc bậc 4 của protein đều thể hiện...?
A. Thể hiện tính đặc thù của protein
B. Thể hiện tính đa dạng của protein
C. Thể hiện chức năng sinh học của protein
D. A, B, C đều đúng.
=> Đáp án đúng: C
Câu 12: Cấu trúc mỗi chuỗi axit amin xoắn cuộn lại thuộc loại protein bậc mấy?
A. Cấu trúc bậc 4
B. Cấu trúc bậc 3
C. Cấu trúc bậc 2
D. Cấu trúc bậc 1
=> Đáp án đúng: B
Câu 13: Đâu là ví dụ thể hiện có chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất của protein?
A. Collagen và elastin là protein chủ yếu của da và mô liên kết.
B. Enzim ARN - polimeraza tham gia trong quá trình tổng hợp ARN.
C. Hoocmôn insulin điều hòa hàm lượng đường trong máu
D. A, B và C đều đúng
=> Đáp án đúng: B
Câu 14: Cấu trúc bậc 1 của protein đều thể hiện...?
A. Thể hiện tính đặc thù của protein
B. Thể hiện tính đa dạng của protein
C. Thể hiện chức năng sinh học của protein
D. A, B, C đều đúng.
=> Đáp án đúng: A
Câu 15: Trong bốn bậc cấu trúc, protein thực hiện chức năng chủ yếu ở cấp bậc cấu trúc nào dưới đây?
A. Cấu trúc bậc 4
B. Cấu trúc bậc 3
C. Cấu trúc bậc 1
D. A và B đúng
=> Đáp án đúng: D
Câu 16: Protein có những chức năng gì?
A. Có chức năng tham gia vào cấu tạo nên cấu trúc
B. Có chức năng làm chất xúc tác trong các các quá trình
C. Có chức năng điều hòa trong các quá trình trao đổi chất
D. Tất cả đều đúng
=> Đáp án đúng: D
Câu 17: Trong môi trường nội bào, đâu là nguyên liệu được sử dụng trong quá trình tổng hợp protein?
A. Axit Amin
B. Axit Nucleic
C. Ribô Nucleotit
D. Chất khác
=> Đáp án đúng: A
Câu 18: Cấu trúc của protein được cấu tạo theo?
A. Nguyên tắc đơn phân
B. Nguyên tắc giảm phân và Nguyên tắc đa phân
C. Nguyên tắc đơn phân và Nguyên tắc đa phân
D. Nguyên tắc giảm phân
=> Đáp án đúng: C
Câu 19: Đâu là phát biểu chính xác nhất khi nói về khái niệm protein?
A. Protein là đại phân tử, có kích thước lớn nhưng khối lượng rất nhỏ.
B. Protein là đại phân tử, có kích thước lớn và khối lượng lớn.
C. Protein là tiểu phân tử, có kích thước nhỏ nhưng khối lượng lớn.
D. Protein là tiểu phân tử, có kích thước lớn và khối lượng lớn.
Câu 20: Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin có hơn 20 loại axit amin là cấu tạo của chất hay tế bào gì?
A. ADN
B. ARN
C. Protein
D. Nucleotit
=> Đáp án đúng: C
Xem thêm >>> Giải bài tập protein sinh học 9 - SGK
Trên đây là toàn bộ những kiến thức lý thuyết về protein sinh 9 mà Cunghocvui muốn gửi đến các bạn học, mong rằng sau bài viết này các bạn có thể nắm được khái niệm protein sinh 9, ba chức năng chủ yếu của protein,... Chúc các bạn học tập tốt <3
Tags protein sinh 9 khái niệm protein nêu chức năng của protein protein có chức năng gì bài tập về protein giải bài tập protein sinh học 9Từ khóa » Cấu Tạo Protein Lớp 9
-
Lý Thuyết Sinh 9: Bài 18. Prôtêin - Toploigiai
-
Giải Bài 18 Sinh 9: Protein - Tech12h
-
Sinh Học 9 Bài 18: Prôtêin
-
Protein Là Gì ? Cấu Trúc, Chức Năng, Quá Trình Tổng Hợp Protein
-
Bốn Cấu Trúc Của Prôtêin | SGK Sinh Lớp 9
-
Soạn Sinh 9 Bài 18: Prôtêin - Mobitool
-
Lý Thuyết Prôtêin Sinh 9
-
Soạn Sinh Học 9 Bài 18: Protein | Học Cùng
-
Soạn Sinh 9 Bài 18: Prôtêin Giải Bài Tập Sinh 9 Trang 56
-
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA PROTEIN - Flat World
-
Sinh Học 9 Bài 18: Prôtêin - MarvelVietnam
-
Bốn Cấu Trúc Của Prôtêin | SGK Sinh Lớp 9 - SoanVan.NET
-
Sinh Học 9 Bài 18: Prôtêin - Dạy Học Mới