Lý Thuyết Ròng Rọc, Đối Với Ròng Rọc Cố định Lực Ta Cần Phải Tác Dụng ...

1. Cấu tạo và cách sử dụng ròng rọc

Ròng rọc là một bánh xe có rãnh có thê quay quanh một trục. Căn cứ vào cách sử dụng ròng rọc mà người ta có thể phân ròng rọc làm hai loại (ròng rọc cố định và ròng rọc động).

Khi nâng những vật nặng lên cao người ta có thể treo ròng rọc lên cao vắt dây qua rãnh của ròng rọc, buộc vật vào một đầu dây, muốn kéo vật lên thì phải kéo đầu dây kia xuống làm bánh xe quay tại chỗ. Ròng rọc được sử dụns theo cách này được gọi là ròng rọc cố định (Hình 16.1).

Khi nâng những vật nặng lên cao người ta có thể buộc cố định một đầu dây lên cao, luồn dây qua rãnh của ròng rọc, móc vật vào ròng rọc. Muốn kéo vật lên, thì phải kéo đầu dây kia lên làm bánh xe vừa quay, vừa chuyển động lên cùng vật. Ròng rọc được sử dụng theo cách này được gọi là ròng rọc động (Hình 16.2).

Advertisements (Quảng cáo)

2. Tác dụng của ròng rọc

-     Đối với ròng rọc cố định : Lực ta cần phải tác dụng vào đầu dây để kéo vật lên có hướng thay đổi so với hướng của lực tác dụng vào vật để kéo vật lên theo phương thẳng đứng, có độ lớn không nhỏ hơn trọng lượng của vật.

-     Đối với ròng rọc động : Lực ta cần phải tác dụng vào đầu dây để kéo vật lên có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật (dùng một ròng rọc động để đưa một vật lên cao ta được lợi hai lần về lực (lực kéo vật lên F =1/2 trọng lượng p của vật)), có hướng không đổi so với hướng của lực tác dụng vào vật để kéo vật lên theo phương thẳng đứng.

Lưu ý: Hệ thống thiết bị gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động mắc kết hợp với nhau được gọi là palăng. Dùng palăng vừa có thể đổi hướng của lực kéo cho thuận tiện, vừa có thể được lợi vể lực. Một palăng có n ròng rọc

đông thì đươc lơi 2n lần về lưc, tức là lưc kéo vât lên F = 1/2n trọng lượng p của vật.

Từ khóa » đầu Ròng Rọc