Lý Thuyết Sinh 10: Bài 6. Axit Nuclêic (ngắn Nhất) - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 6 theo từng bộ sách:
Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 6 ngắn nhất Cánh diều
Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 6 ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Mục lục nội dung Lý thuyết Sinh 10 Bài 6. Axit nuclêicI. AXIT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC (ADN)II. AXIT RIBÔNUCLÊIC (ARN)Lý thuyết Sinh 10 Bài 6. Axit nuclêic
I. AXIT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC (ADN)
1. Cấu trúc hóa học của ADN
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit.
- Cấu tạo của một nuclêôtit: Đường đêôxiribôzơ (C5H10O4), Axit phôtphoric (H3PO4), một trong 4 loại bazơ nitơ (A, T, G, X).
- Các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định (3’ – 5’) tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit.
- 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô:
+ A – T bằng 2 liên kết hiđrô.
+ G – X bằng 3 liên kết hiđrô.
- Trên mỗi mạch có các liên kết hóa trị giữa đường và axit phôtphoric.
2. Cấu trúc không gian của ADN
- ADN có 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn kép song song quanh trục, tạo nên xoắn kép đều và giống 1 cái cầu thang xoắn.
- Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay thang là phân tử đường và axit phôtphoric.
- Khoảng cách giữa 2 cặp bazơ là 3,4 A0.
- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit,
- Đường kính vòng xoắn là 20A0.
3. Chức năng của ADN
- Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
- Làm khuôn để tổng hợp ARN.
ADN tự sao → ARN → Prôtêin → Tính trạng
II. AXIT RIBÔNUCLÊIC (ARN)
1. Cấu trúc hóa học của ARN
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các ribônuclêôtit.
- Cấu tạo của một ribônuclêôtit: Đường ribôzơ (C5H10O5), Axit phôtphoric (H3PO4), một trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X).
- Các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định (3’ – 5’) tạo thành chuỗi pôliribônuclêôtit.
- Chuỗi pôliribônuclêôtit có các liên kết hóa trị giữa đường và axit phôtphoric.
2. Cấu trúc không gian ARN
- Gồm một mạch pôliribônuclêôtit.
- ARN gồm có 3 loại: mARN, tARN, rARN.
3. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN
a) ARN thông tin (mARN)
- Dạng mạch thẳng gồm một chuỗi pôliribônuclêôtit.
- Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm.
b) ARN vận chuyển (tARN)
- Có cấu trúc với 3 thùy, 1 thùy mang bộ 3 đối mã, 1 đầu đối diện là vị trí gắn kết axit amin → giúp liên kết với mARN và ribôxôm.
- Vận chuyển axit amin đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.
c) ARN ribôxôm (rARN)
- Chỉ có một mạch, nhiều vùng các nu liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn cục bộ.
- Cùng prôtêin tạo nên ribôxôm. Là nơi tổng hợp prôtêin.
Xem toàn bộ Giải Sinh 10: Bài 6. Axit nuclêic
Từ khóa » Chức Năng Của Adn Sinh 10
-
Cấu Trúc Và Chức Năng Của ADN Sinh Học Lớp 10 - Hocmai
-
Sinh Học 10 Bài 6: Axit Nuclêic - HOC247
-
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ADN VÀ ARN - Flat World
-
Chức Năng Của ADN Là Gì? Ứng Dụng ADN Trong đời Sống - GENTIS
-
Axit đêôxiribônuclêic | SGK Sinh Lớp 10
-
Giải Thích Các Chức Năng Của ADN - Bài Tập Sinh Học Lớp 10
-
Chức Năng Của ADN Là Gì? - Sinh 10 - Đại Học Đông Đô Hà Nội
-
Cấu Trúc Và Chức Năng Của ADN - Quảng Văn Hải
-
Cấu Trúc, Chức Năng Của Axit Nuclêic - Sinh Học 10
-
Lý Thuyết Axit Nuclêic - Adn Sinh 10
-
Chức Năng Của ADN Là
-
Top #10 Chức Năng Của Adn Sinh Học 10 Xem Nhiều Nhất, Mới ...
-
Chức Năng Của ADN - Sinh Học - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Cấu Trúc Và Chức Năng Của Adn Sinh ...