Lý Thuyết Sinh 11- Bài 2: Vận Chuyển Các Chất Trong Cây

Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

 

Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:

* Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.

* Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả …

I. DÒNG MẠCH GỖ:

  1. Cấu tạo của mạch gỗ:

- Tế bào mạch gỗ (xi lem ) gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào mạch ống.

*) Hình thái cấu tạo:

-) Quản bào là các tế bào dài hình con chỉ suốt, xếp thành hàng thẳng đứng và gối đầu lên nhau

 -) Tế bào mạch ống: chỉ có ở thực vật hạt kín và một số hạt trần, là các tế bào ngắn, có vách 2 đầu đục lỗ

*) Đặc điểm cấu tạo

-Tế bào không có màng và bào quan tạo nên các tế bào rỗng → làm cho lực cản dòng chất thấp.

-Vách thứ cấp được linhin hóa bền vững chắc → giúp chịu được áp suất nước

-Vách sơ cấp mỏng và thủng lỗ → giúp dòng chất được vậ chuyển qua các tế bào

-Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.

*) Cách sắp xếp của quản bào và mạch ống:

=> Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách đầu của tế bào này gắn vào đầu của tế bào kia tạo thành những ống dài từ rễ lên lá Các tế bào khác loại nối với nhau theo cách: lỗ bên của tế bào này ghép sít vào lỗ bên của tế bào khác tạo nên các cặp lỗ là con đường vận chuyển ngang

  2. Thành phần dịch mạch gỗ:

- Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (a. amin, amit, vitamin, hoocmon như xitokinin, ancaloit …)

  3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ:

Là sự phối hợp của 3 lực:

* Lực đẩy (áp suất rễ). : áp lực sinh ra do hoạt động trao đổi chất ở rễ đẩy nước lên cao

Ví dụ : hiện tượng ứ giọt ở cây thân thảo ,…

* Lực hút do thoát hơi nước ở lá : tê bào khí khổng thoát hơi nước vào không khí dẫn tới các tế bào bị mất nước, do đó nó sẽ hút nước của các tế bào lân cận để bù đắp vào, dần dần xuất hiện lực hút từ lá đến tận rễ

* Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: hai lực này thắng được trọng lực của cột nước giữ cho cột nước liên tục và không bị tụt xuống, do giữa các phân tử nước tồn tại một lực liên kết hidro yếu tạo thành 1 chuỗi liên tục các phân tử nước kéo nhau đi lên

III- BÀI TẬP VẬN DỤNG :

Câu 1:  Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá (đặc biệt, thường thấy ở lá của cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt . Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt.

Lời giải :

Ban đêm cây hút nhiều nước, nước được vận chuyển theo mạch gỗ lên trên lá và thoát ra ngoài nhưng qua những đêm ẩm ướt, độ ẩm của không khí tương đối cao làm bão hòa hơi nước → không thể hình thành hơi nước để thoát vào không khí như ban ngày được. Do đó có hiện tượng nước ứ đọng ở tận đầu cuối của lá, nơi có khí khổng. Hơn nữa, các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt → Hình thành nên các giọt nước treo ở đầu tận cùng của lá.

 

Câu 2.   Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ đến lá.

Lời giải :

Mạch gỗ gồm các quản bào và mạch ống đều là những tế bào chết. Khi chúng thực hiện chức năng mạch dẫn, chúng trở thành các ống rỗng, không có màng, không có các bào quan. Các đầu cuối và thành bên đục thủng lỗ. Thành được linhin hóa bền chắc, chịu được áp lực của dòng nước bên trong.

Chúng nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên đến tận các tế bào nhu mô lá, tạo thuận lợi cho dòng vận chuyển nước và các ion khoáng di chuyển bên trong. Các ống cùng loại hoặc khác loại sẽ xếp kề nhau hoặc chồng lên nhau và thông với nhau nhờ hệ thống các lỗ bên, nhờ đó đảm bảo cho dòng vận chuyển bên trong được liên tục (kể cả trường hợp một số ống nào đó bị tắc hay hư hỏng) cũng nhờ các lỗ bên nên con đường này còn có các dòng vận chuyển ngang.

 

Câu 3.   Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển từ rễ lên lá?

Lời giải :

Lực đẩy (động lực đầu dưới), lực hút do sự thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên) và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ

Câu 4.   Cho biết nguyên nhân của hiện tượng rỉ nhựa ở các thân cây bị cắt ngang.

Lời giải :

Hiện tượng rỉ nhựa là hiện tượng mặt cắt của các thân cây tiết ra chất dịch ẩm ướt.

Khi thân cây bị cắt ngang làm gián đoạn hệ thống mạch gỗ và mạch rây, lực đẩy do áp suất rễ vẫn tiếp tục đẩy dòng mạch gỗ đi lên trên tạo ra hiện tượng rỉ nhựa ở bề mặt cắt.

 

Câu 5.   Hiện tượng ứ giọt là gì? Trình bày nguyên nhân của hiện tượng?

Lời giải :

Hiện tượng những cây bụi, thân thảo thường có những giọt nước đọng ở mép lá vào buổi sáng sớm.

Nguyên nhân là do nước bị đẩy theo mạch gỗ từ rễ lên lá, không thoát ra thành hơi vì độ ẩm không khí thấp và đọng lại thành các giọt ở mép lá.

 

Câu 6.   Các điều kiện môi trường ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi nước?

Lời giải :

Nước: nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết sự đóng mở của khí khổng.

Ánh sáng: khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng,…: cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi của các phân tử nước.

 

 

IV- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1. Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và

A. tế bào nội bì.     B. tế bào lông hút.

C. mạch ống.     D. tế bào biểu bì.

Câu 2. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

B. từ mạch gỗ sang mạch rây

C. từ mạch rây sang mạch gỗ

D. qua mạch gỗ

Câu 3. Trong các đặc điểm sau :

(1) Các tế bào nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.

(2) Gồm những tế bào chết.

(3) Thành tế bào được linhin hóa.

(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

(5) Gồm những tế bào sống.

Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã nói ở trên?

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 5.

Câu 4. Hình ảnh bên là mạch gỗ của thực vật có hoa.

Một học sinh đã chú thích cho các số 1,2, 3 và 4 trên hình như sau:

1 - Lỗ bên ; 2 - Mạch gỗ.

3 - Lỗ bên ; 4 - Mạch ống.

Học sinh đó đã chú thích theo phương án nào dưới đây?

A. 1 - Đ ; 2 - S ; 3 - Đ ; 4 - S.

B. 1 - Đ ; 2 - S ; 3 - S ; 4 - Đ.

C. 1 - Đ ; 2 - Đ ; 3 - S ; 4 - Đ.

D. 1 - Đ ; 2 - S ; 3 - Đ ; 4 - Đ.

Câu 5. Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa:

A. Lá và rễ                B. Giữa cành và lá                 C. Giữa rễ và thân             D. Giữa thân và lá

Câu 6. Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá

A. Lực đẩy (áp suất rễ)

B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

C. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.

D. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.

Câu 7 Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:

A. Nước và các ion khoáng               B. Amit và hooc môn

C. Axitamin và vitamin                      D. Xitôkinin và ancaloit

Câu 8: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:

  1.  Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
  2.  Từ mạch gỗ sang mạch rây.
  3.  Từ mạch rây sang mạch gỗ.
  4.  Qua mạch gỗ

Câu 9: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

  1.  Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).
  2.  Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).
  3.  Lực liên kết giữa các phân tử nước.
  4.  Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

 

Câu 10: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?

  1.  Miền lông hút hút nước và muối kháng cho cây.
  2. Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.
  3. Chóp rễ che chở cho rễ.
  4. Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ.

 

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

D

B

D

A

D

A

D

B

A

 

Bài viết gợi ý:

1. Lý thuyết Sinh 11-loga.vn: Bài 1: SỰ HẤP THU NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

2. LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 - Loga.vn: BÀI 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (TIẾP THEO)

3. LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 - Loga.vn: BÀI 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

4. LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 - Loga.vn: BÀI 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

5. Lý thuyết Sinh11 - Loga.vn: Bài 47: Điều Khiển Sinh Sản Ở Động Vật Và Sinh Đẻ Có Kế Hoạch Ở Người

6. Lý thuyết Sinh11 - Loga.vn: Bài 46: Cơ Chế Điều Hòa Sinh Sản

7. Lý thuyết Sinh11 - Loga.vn: Bài 45: Sinh Sản Hữu Tính Ở Động Vật

Từ khóa » Nguyên Nhân Hiện Tượng Rỉ Nhựa